Câu chuyện về sự “trưởng thành” của chồng tôi

31/10/2021 - 06:00 AM
307 lượt xem
Cỡ chữ
Mỗi lần chồng tôi đi dự liên hoan, tiệc tùng ở đâu đi chăng nữa, tôi ở nhà cũng rất yên tâm. Tôi biết, anh ấy đã làm chủ được tửu lượng của mình, đặc biệt là ý thức được việc kìm hãm “cái tôi” lại để đảm bảo sức khỏe cho chính mình. Và đây là câu chuyện về sự “trưởng thành” của chồng tôi.

Vợ chồng tôi lấy nhau đã được 2 năm, từ đó đến nay, anh chưa bị say xỉn lần nào. Hỏi chồng, sao anh không uống như bạn bè thì chồng tôi mỉm cười rồi thở dài nói: “Anh cũng uống được hơn thôi, nhưng anh chỉ uống đến mức đủ vì đã nhận nhiều bài học do lạm dụng rượu, bia rồi”. Thì ra, thời thanh niên, chồng tôi cũng là một “cái chén vàng của làng uống rượu”, và sau mấy lần “quá chén” đã dạy cho anh ấy ba bài học nhớ đời để trưởng thành hơn.
 
alt
Hai vợ chồng tôi.

Bài học đầu tiên mà chồng tôi học được là phải kìm chế tính ghen ghét, ức chế mà lấy rượu ra giải sầu. Năm 18 tuổi, chồng tôi thi rớt đại học, đang trong lúc buồn chán, suy sụp nhất thì cậu bạn thân mời nhóm bạn 5 người xuống nhà ăn khao vì cậu ấy trúng tuyển tham gia nghĩa vụ công an nhân dân. Hôm đó, cậu bạn còn ra mắt cả người yêu trước bạn bè. Ở cái tuổi “nhấp nhểnh” như vậy, thấy bạn bè vừa được công danh, vừa có người yêu, còn mình thì tay trắng làm cho chồng tôi như thêm xát muối vào vết thương lòng. Cậu bạn chủ nhà lại thêm chút tính khoe khoang, tự mãn khi mời bạn bè xuống nhà và gần như chỉ tập trung nói chuyện với bạn gái, bỏ mặc nhóm bạn nối khố tự cụng ly, nói chuyện với nhau, cho dù họ xuống đây là từ lời mời của cậu ta.

Trong lúc buồn bực, nhìn thấy cậu bạn âu yếm người yêu, chồng tôi bèn mượn bia giải sầu, tâm trạng lúc ấy giống như câu hát trong phim Bao Thanh Thiên: “Rút dao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh/Nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm”. Anh ấy uống liên tiếp đến 9 cốc bia hơi trước sự ngỡ ngàng của nhóm bạn, uống đến nỗi ói luôn ra cả bàn tiệc. Chân tay anh ấy mềm nhũn và nhóm bạn phải cõng về tận nhà, đặt lên giường, mang chậu nôn để bên cạnh...

Nhiều người bảo say bia còn thê thảm hơn say rượu. Thật vậy, chồng tôi bảo rằng lúc đó đầu óc mê man, tứ chi bủn rủn, toàn thân đau nhức cho dù đã nôn ra rất nhiều nhưng lượng cồn trong người vẫn quá cao. Cả một đêm dài chồng tôi chỉ có nôn và uống nước lọc để kéo được tí bia nào ra khỏi cơ thể tốt tí ấy. Mãi cho đến khoảng 4 giờ sáng, chồng tôi mới chợp mắt được một lúc và phải đến hơn tuần sau sức khỏe mới dần hồi phục như bình thường...
 
alt
Chồng tôi thường xuyên đi đá bóng nhưng chưa lần nào uống rượu, bia say về nhà.
Bài học thứ hai về rượu mà chồng tôi học được là phải kiềm chế được tính sĩ diện hão, sự thiếu hiểu biết, rượu không chứng tỏ bạn trưởng thành. Đó là câu chuyện khi năm chồng tôi 19 tuổi, trong một lần đi ăn cỗ đám cưới trong làng, chồng tôi đã là nạn nhân thê thảm của rượu ngâm táo mèo.

Chồng tôi ngồi cùng bàn với một số chú giỏi uống rượu trong làng, dĩ nhiên là phong tục ở quê bao giờ cũng phải có chén rượu, chồng tôi cũng vui vẻ nâng ly. Ngay cạnh bàn cỗ có một bình rượu ngâm táo mèo trông rất bắt mắt, mấy chú bèn bỏ ra uống thay rượu trắng. Chồng tôi trước chỉ uống rượu trắng, thấy rượu ngâm có phần rón rén không dám uống, mấy chú liền bảo “năm nay cháu 19 tuổi à, sao trông tướng tá bé tí thế hay dậy thì chưa hết?”. Chồng tôi tái mặt, ngượng ngùng, so với đám bạn đồng trang lứa hồi ấy thì quả đúng chồng tôi trông bé nhỏ hơn thật, thậm chí là dậy thì chưa hết, vì chồng tôi nói ngày ấy anh vẫn còn cao thêm được 2cm nữa.

Vừa bị chê là chưa trưởng thành về mặt sinh lý, lại còn bị nhắc khéo là “thanh niên gì mà kém thế, mấy ly rượu mà đã kêu choáng thì làm sao mà lớn được”. Cơn sĩ diện hão bỗng rực lên trong chồng tôi, khiến chồng tôi một lần “làm người lớn” xem sao, biết đâu uống thứ rượu ngâm táo mèo mà các chú quảng cáo là tinh túy của đất trời này vào lại cao lớn như vâm, rồi lại được người lớn tán dương là trưởng thành về cả sinh lý lẫn tâm lý. Thế là chồng tôi “zô, zô” không ngớt, rót hết chén này đến chén khác cũng vào chừng 15 – 17 chén, rượu uống đến đâu nóng rát đến đó lại càng làm cho chồng tôi có cảm giác mình đang được “thoát xác” và hóa thân thành người “nhớn” như sự khích bác từ những người đã uống rượu cỗ bàn chuyên nghiệp.

Chồng tôi gục xuống nhanh chóng, nhũn như con chi chi và gần như mất khả năng nhận thức. Mấy người bạn thấy thế vội dìu chồng tôi về nhà gấp, con đường về nhà chưa bao giờ xa thế, bởi lẽ chồng tôi chỉ lê lết được, còn hai người bạn thì cố sức xốc nách đưa anh ấy về.

Về đến nhà, chồng tôi nôn thốc nôn tháo, mọi đồ ăn cũng tuồn ra hết. Thậm chí, anh ấy ngồi ở bờ kênh trước nhà đến 10 phút chỉ để móc họng và nôn thứ rượu táo mèo tinh túy ra bên ngoài. Thứ rượu đó kết hợp với cơn ảo tưởng, sĩ diện hão chẳng thể làm một con người trưởng thành hơn về sinh lý, tâm lý mà chỉ làm họ trưởng thành hơn trong nhận thức về tác hại của rượu, của những lời mời xã giao, hay là khích bác chỉ mong tìm kiếm những câu chuyện cười, chuyện chế nhạo.

Còn bài học thứ ba về rượu của chồng tôi chính là đã uống rượu bia thì không lái xe. Đó là một ngày chúng tôi gần cưới nhau, trong lần giỗ bà ngoại tôi, chồng tôi khi ấy là người yêu của tôi tiện thể về ra mắt các bác, anh chị trong họ. Thấy chồng tôi mới về ra mắt, ai cũng hào hứng đến mời rượu. Sau hai bài học nhớ đời về say rượu và bia, lần này chồng tôi rất kiềm chế uống, mỗi chén thường chỉ uống một nửa để không mất lòng các bác, các anh. Tuy vậy, anh ấy cũng phải uống đến 7 - 8 chén rượu, ít nhiều cũng bị choáng váng đầu óc. Biết mình hơi say và lát còn phải lái xe máy về nhà cách đó vài km, chồng tôi đã xin kiếu sớm và uống một cốc nước chanh để giải rượu.

Tàn cuộc vui là lúc 21 giờ. Trước khi lấy xe về, các bác đều hỏi chồng tôi là còn say không, nếu say thì để các anh đưa về nhà. Lần đầu tiên ra mắt, muốn có một chút khoe mẽ “bản tính đàn ông”, chồng tôi kiên quyết bảo đã hết say và hoàn toàn tỉnh táo, có thể lái xe về nhà an toàn. Mọi người nhanh chóng tin là thật, bởi lẽ sự an toàn hiểu đúng nghĩa khi chúng ta chưa có chút men nào trong người, còn khi đã có men rồi thì sự an toàn đó chỉ mang tính tương đối, lời nói của người say đâu có thể chính xác 100%.

Vậy là chồng tôi vẫn quyết đi xe về nhà. Trước tay lái, đầu óc anh loạng choạng, đèn đường trước mặt như đang bị làm mờ đi, nhưng anh vẫn cố và nghĩ rằng “sắp về đến nhà rồi, cố lên”. Quả thật, chỉ cách nhà chừng 300 mét thì chồng tôi lao vào bên vệ đường, rất may là lúc đó anh đi với tốc độ chậm, vệ đường là bụi cỏ rậm, ngay cạnh đó là nhà dân, họ đã đến ngay lập tức dựng anh và xe dậy, rồi đưa về nhà. Rất may, chỉ có thương tích ngoài da, không bị chấn thương về xương, còn phần đầu may mắn có chiếc mũ bảo hiểm tốt bảo vệ nên chỉ khiến anh bị choáng một lúc.

Sau lần đó, chồng tôi đã tự lập một lời thề rằng, sẽ không bao giờ lái xe khi đã uống rượu, bia, cho dù chỉ một giọt, bởi khi đã uống thì sẽ không còn là chính mình, không kiểm soát được mình. Còn ba bài học về rượu, bia luôn được chồng tôi khắc cốt ghi tâm và thường kể với tôi để răn chính bản thân mình.

Bài dự thi cuộc thi viết "Văn hóa uống - Uống có trách nhiệm"
Tác giả: Trần Thị Thúy Vân
(Thường Tín, TP Hà Nội)

Các bài viết khác

Kỳ 1 (Béo phì là do đâu): Thừa dinh dưỡng và thiếu vận động là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

​​​​​​​Theo kết quả khảo sát ở Hà Nội, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ở nội thành cao hơn ngoại thành nguyên nhân do thừa dinh dưỡng và thiếu vận động. Làm gì để học sinh có thể trạng tốt, hạn chế thừa cân béo phì là những nội dung được nhiều báo đài cũng như công chúng quan tâm.

“Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”và phổ biến các quy định mới về an toàn thực phẩm

Sáng 20/4, tại Hải Dương, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hải Dương với sự hỗ trợ tích cực của Công ty Cổ phần Phát triển Dinh dưỡng Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo

Hiệp hội VATAP tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam

Với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, sáng 19/4, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trang trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4) và trao Bằng khen, chứng nhận và biểu trưng cho các doanh nghiệp tiêu biểu.

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024: Quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch 

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn – 2024 được diễn ra từ ngày 09/4 đến hết ngày 18/4 (tức từ mùng 01/3 đến hết mùng 10/3) tại thành phố Việt Trì, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ.

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 – Tôn vinh các sản phẩm đạt Thương hiệu Việt

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 và ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 triển khai từ ngày 15/4 - 21/4/2024 trên phạm vi cả nước với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Thúc đẩy xu hướng phát triển du lịch có trách nhiệm

Với chủ đề “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 vừa chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE - Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội đã quy tụ trên 700 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Suntory Pepsico Việt Nam khởi công xây dựng Nhà máy thứ 6 tại Long An

Ngày 8/4/2024, tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (Suntory PepsiCo Việt Nam) tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà máy thứ 6 tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024

Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới về điều kiện xét tặng Giải thưởng, tiền lương, lĩnh vực y tế, thi tốt nghiệp THPT, vui chơi giải trí, phòng cháy và chữa cháy, thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng kiểm… sẽ có hiệu lực.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.