Những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe

29/07/2022 - 05:00 PM
319 lượt xem
Cỡ chữ
Việt Nam có tỉ lệ thừa cân béo phì (TCBP) chung toàn quốc khá thấp so với thế giới và khu vực. Tuy nhiên, đáng lo ngại là gánh nặng về mất cân bằng , một bên là suy dinh dưỡng (SDD) ở khu vực nông thôn và một bên là thừa cân béo phì ở khu vực thành thị. Nhằm thực hiện dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình hình dinh dưỡng phù hợp cho từng địa phương, đối tượng, vùng miền, giảm thiểu gánh nặng đồng thời nâng cao tầm vóc và trí tuệ cho người Việt Nam, vấn đề dinh dưỡng cần được nhìn nhận một cách khách quan, xây dựng các biện pháp can thiệp hiệu quả nhất.  

Để có những biện pháp can thiệp hiệu quả cần hiểu đúng về các yếu tố nguy cơ dẫn tới TCBP, SDD ở Việt Nam. Từ thực tế này, ngày 07/7/2022 tại Hà Nội, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) phối hợp tổ chức Tọa đàm “Dinh dưỡng và những biện pháp can thiệp hiệu quả".

Tọa đàm tập trung phân tích nguyên nhân nghịch lý vừa TCBP vừa SDD tại Việt Nam, và đề xuất một số biện pháp can thiệp hiệu quả. Tham dự Tọa đàm có đại diện các cơ quan hữu quan, các chuyên gia dinh dưỡng, các chuyên gia kinh tế, pháp luật, các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ uống không cồn, và các cơ quan truyền thông, báo chí.
 
alt
Cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

Các yếu tố nguy cơ dẫn tới TCBP

Vậy như thế nào là TCBP? Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng "nên có" so với chiều cao. Béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

TCBP là căn bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chính là chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể chất; khẩu phần dư thừa chất bột tinh chế, quen sử dụng thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường, nhiều chất béo, muối, sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều, và một số các nguyên nhân khác như di truyền, rối loạn nội tiết và chuyển hóa… Trong khi đó, SDD thường là hậu quả của bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng.

Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em TCBP ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Tỷ lệ béo phì ở trẻ em nội thành tại TP. Hồ Chí Minh đã vượt 50%, tại Hà Nội vượt 41%.

Trong điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ các bệnh không lây nhiễm (STEPS) của Tổ chức Y tế thế giới phối hợp với Bộ Y tế, trong đó thừa cân béo phì được coi là yếu tố nguy cơ. Tỷ lệ TCBP của người trưởng thành từ 18 đến 69 tuổi giai đoạn 2015-2021 tăng lên. Tỷ lệ TCBP ở nam giới từ 14,9% (2015) tăng lên 19,3% (2021) và nữ giới là 16,9% (2015) lên 19,7% (2021).

Hiện nay vẫn còn ý kiến sai lệch cho rằng sử dụng các sản phẩm có đường, nước ngọt là nguyên nhân gây ra tình trạng TCBP. GS.TS Phan Thị Kim - Chủ tịch Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng, Chủ tịch danh dự VINAFOSA chia sẻ kết quả khảo sát 459 học sinh cấp 2 các trường nội thành thành phố Hồ Chí Minh có 2 yếu tố có nguy cơ gây thừa cân béo phì là thời gian xem vô tuyến và chơi game trên 3h/ngày và khó tiếp cận các trung tâm tập luyện thể thao.

Mối liên quan giữa đường, nước ngọt và thừa cân, béo phì ở trên thế giới có tranh luận trái chiều. Theo Tổ chức Y tế thế giới, không có một loại thực phẩm nào gây nên tình trạng thừa cân, béo phì mà là tổng hợp của nhiều thực phẩm. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu của Saiko Shikanail, Vũ Thị Hiền và Shigeru Yamamoto về tiêu thụ đường của trẻ em Việt Nam, Campuchia và Nhật Bản: Tổng lượng đường tiêu thụ của trẻ em Việt Nam là 27g/ngày/trẻ chủ yếu là từ sữa, Campuchia là 26g/ngày/trẻ chủ yếu từ bánh kẹo, Nhật Bản là 27g/ngày/trẻ là các thực phẩm khác. Các tác giả không tìm được mối liên quan giữa đường tiêu thụ và béo phì ở trẻ em ở cả 3 vùng nêu trên.

GS.TS Phan Thị Kim - Chủ tịch Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng, Chủ tịch danh dự VINAFOSA cho biết: “TCBP do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do mất cân bằng dinh dưỡng và lười vận động. Tiêu thụ thực phẩm có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng. Nếu dinh dưỡng nạp vào có năng lượng đủ với năng lượng tiêu hao thì giữ được cân nặng phù hợp. TCBP có nhiều yếu tố nguy cơ nhưng chủ yếu tập trung vào yếu tố năng lượng nạp vào nhiều hơn năng lượng tiêu hao, hoạt động thể lực ít hơn thời gian ngồi một chỗ. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên quan thừa cân béo phì với đồ uống có đường”.

Chia sẻ tại tọa đàm, PGS.TS Phạm Ngọc Khái, chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ em tại Việt Nam giảm từ 17,5% năm 2010 xuống còn 11,5% năm 2020. Nhưng tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì lại tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Thiếu dinh dưỡng và TCBP là hai bờ vực thẳm của gánh nặng kép dinh dưỡng. Hai gánh nặng kép hiện nay ngày càng trẻ hóa. Biểu hiện là những em bé thấp còi, thừa cân ngay trong bụng mẹ kèm theo những bà mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ, thừa cân thai kỳ dẫn tới em bé sơ sinh thừa cân, suy dinh dưỡng. Thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng trong gánh nặng kép là một bệnh lý được trẻ hóa, là tín hiệu cần được cảnh báo, cảnh giác.

Theo TS.BS Hoàng Thị Đức Ngàn; Khoa Dinh dưỡng Cộng đồng, Viện Dinh Dưỡng, yếu tố nguy cơ TCBP ở người trưởng thành gồm yếu tố không thể thay đổi được và yếu tố có thể thay đổi được. Yếu tố không thể thay đổi được như giới tính và tuổi. Nữ giới tỷ lệ này thường cao hơn nam giới do liên quan đến quá trình sinh nở, hoocmon. Tuổi càng tăng thì nguy cơ béo phì càng tăng tuy nhiên tốc độ trẻ hóa đang gia tăng và bắt đầu từ lứa tuổi tiểu học. Nguy cơ từ gen, từ các bệnh nội tiết và các tác dụng phụ của thuốc là những yếu tố không thể thay đổi được. Các yếu tố có thể thay đổi được bao gồm: Mất cân bằng năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao; Thói quen nuôi dưỡng, ăn uống; Ngủ ít; Yếu tố gia đình; Suy dinh dưỡng thấp còi; Yếu tố kinh kế, xã hội.

Nghiên cứu của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, có ít nhất 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực. Theo Quỹ dân số Liên hợp quốc - UNFPA, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia lười vận động nhất thế giới. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, người dân hạn chế vận động và bị mất cân bằng dinh dưỡng. Người dân cần xây dựng thói quen vận động cũng như có kiến thức về dinh dưỡng, cân bằng.

Các biện pháp can thiệp

Nhằm thực hiện dinh dưỡng hợp lý, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc và trí tuệ của người Việt Nam, ngày 05/01/2022 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 02/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới TCBP, do đó cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp để cân bằng các thực phẩm trong chế độ ăn, có lối sống lành mạnh kết hợp tập luyện thể thao.

Các chuyên gia đều cho rằng, tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng là một trong những nguy cơ cao dẫn tới TCBP. Theo GS.TS. Phan Thị Kim, về dinh dưỡng, cần tập trung vào các giải pháp cung cấp chế độ ăn hợp lý, cân đối giữa các nhóm thực phẩm; Về lối sống, cần tăng cường hoạt động thể chất, vận động; Về phía các nhà sản xuất, cần cung cấp thông tin trên nhãn hàng hóa, thực phẩm; Các cơ quan hữu quan cần nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, triển khai các chiến dịch/ chương trình tuyên truyền giáo dục hiệu quả.
 
alt
Tăng cường vận động thể lực nhằm giảm TCBP
Cùng quan điểm về cân đối trong khẩu phần ăn, TS.BS Hoàng Thị Đức Ngàn cho rằng: Trong dinh dưỡng không có một loại thực phẩm nào hoàn toàn tốt và không có loại thực phẩm nào hoàn toàn xấu mà quan trọng là sự cân bằng dinh dưỡng hợp lý, cân đối giữa năng lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao.

“Nguyên tắc ăn uống trong phòng chống thừa cân béo phì cần ăn đa dạng, phối hợp các nguồn thực phẩm, chú ý ăn nhiều rau, quả, hạt các loại, các chế phẩm từ sữa dạng không béo hoặc ít béo. Cần đa dạng các nguồn protein như hải sản, thịt nạc và gia cầm, trứng, các loại đậu đỗ và các loại hạt. Hạn chế các chất béo no, trans fat, cholesterol, muối (natri) và đường tự do và đảm bảo nhu cầu năng lượng khuyến nghị”, bà Hoàng Thị Đức Ngàn nhấn mạnh.

Nhấn mạnh về vai trò của việc sử dụng dinh dưỡng hiệu quả, NGND. PGS.TS. Phạm Ngọc Khái, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết: “Đối với một đất nước đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam phải đối phó với gánh nặng kép về dinh dưỡng, đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 21. Để cải thiện vấn đề này cần có những nỗ lực liên ngành từ trung ương đến địa phương, cần tăng cường quản lý quan trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn, cần nâng cao nhận thức và thực hành cho cả cộng đồng bao gồm cả lãnh đạo quản lý, người sản xuất, người chế biến, người kinh doanh và người tiêu dùng; Tất cả vì mục tiêu sức khỏe cho mọi người, hạn chế những hệ lụy bệnh tật”.

Khuyến nghị những biện pháp can thiệp hiệu quả, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng cho rằng: Cần định hướng các chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở vùng nông thôn và phòng chống TCBP cho trẻ em, đặc biệt ở khu vực thành thị. Tăng cường truyền thông giáo dục tại nhà trường về dinh dưỡng cân đối, hợp lý phòng chống thừa cân béo phì trong đó giảm tiêu thụ đường tinh chế, sử dụng hợp lý nguồn thực phẩm giàu chất đạm, kiểm soát cân nặng, tăng cường hoạt động thể lực, giảm thời gian hoạt động tĩnh tại cho trẻ em cả ở trường và ở nhà. Chế độ ăn cần tăng cường sử dụng rau quả, chất xơ, sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng bữa ăn.

Ánh Dương

Các bài viết khác

KỲ 1: Nhà hàng, hộ kinh doanh bia khốn đốn - cần chính sách hài hòa các mục tiêu vì sự phát triển bền vững  

​​​​​​​Trong mấy năm gần đây, nhất là từ dịp Tết Nguyên đán 2024 đến nay, các đại lý, cửa hàng, quán bia rơi vào cảnh khốn đốn, kinh doanh ảm đạm, nhà hàng vắng khách, cắt giảm nhân viên, kéo theo đó là các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng bị ảnh hưởng.

'Uống cốc bia hôm trước, sáng nay vẫn bị phạt nồng độ cồn thì vô lý'

Đại biểu Quốc hội ủng hộ nguyên tắc đã uống rượu, bia thì không lái xe, nhưng 'uống ngày trước đến sáng nay vẫn còn nồng độ cồn, nếu bị CSGT phạt thì vô lý'.

Xem xét bổ sung, sửa đổi quy định về an toàn thực phẩm theo hướng thúc đẩy an toàn kinh doanh

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm - từng được coi là ví dụ điển hình về cải cách của môi trường kinh doanh - đã đến lúc cần được nghiên cứu, hoàn thiện để có thể áp dụng vào thực tế các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thực phẩm.

2 phương án về nồng độ cồn - cần căn cứ vào thực tế và ý kiến dư luận

​​​​​​​Trong những ngày trung tuần tháng 3 vừa qua, nhiều báo, tạp chí đã phản ánh về 2 phương án về nồng độ cồn. Theo đó, sáng 15/3, tiếp tục Phiên họp 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có quy định về nồng độ cồn khi lái xe. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm phản ánh trong những ngày qua.

Kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành đồ uống

​​​​​​​Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành Đồ uống đang đối mặt khiến doanh thu sụt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2023 và dự báo còn tiếp tục kéo dài, những ngày qua, các cơ quan báo chí đã đồng loạt phản ánh và truyền đi thông điệp là những kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm giúp ngành đồ uống phục hồi kinh tế và tiếp tục đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

VBA kiến nghị đóng góp cho Dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) sau khi nghiên cứu, tổng hợp ý kiến từ các doanh nghiệp hội viên VBA đã kiến nghị ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) lên Bộ Tài Chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương.

Hơn 27 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham gia Triển lãm Thực phẩm và Đồ uống Food & Hotel Vietnam 2024

Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 03 năm 2024 – Informa Markets Việt Nam sẽ tổ chức Triển lãm Quốc tế lần thứ 12 về thực phẩm, đồ uống, thiết bị làm bánh, nhà hàng, khách sạn và cung ứng dịch vụ – Food & Hotel Vietnam 2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) (799 đường Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, quận 7, TP. HCM).

Hành trình phát triển sản phẩm của tập đoàn nước giải khát Việt Nam gây ấn tượng với doanh nghiệp Nhật

Lịch sử thành lập hơn 100 năm và gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2004 nhưng khi hợp tác với Tân Hiệp Phát, tập đoàn quốc tế Takasago không khỏi ngạc nhiên trước sự sáng tạo trong quá trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp nước giải khát Việt Nam.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.