Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học

14/08/2022 - 11:00 AM
216 lượt xem
Cỡ chữ
Ngày 13-8-2022, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học (Viện Nghiên cứu Việt Nam học – thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA) đã chính thức ra mắt và công bố các chức danh chủ chốt của Trung tâm.

Tới dự buổi lễ có GS TS Đinh Văn Đức - Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học, Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Lãnh đạo Khoa  Ngôn ngữ học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Lãnh đạo Công ty Giáo dục Trạng Nguyên, đông đủ các nhà khoa học, sử gia, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tiếng Việt, các nhà văn, nhà thơ, đại diện một số cơ quan báo, tạp chí...
 
alt
 
Viện Nghiên cứu Việt Nam học (Institute for Vietnammese Studies - VNSI) là một viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – VUSTA. Viện có trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh. Viện trưởng Viện Việt Nam học hiện nay là PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học (Institute for Vietnammese Studies) là cơ quan đại diện cho VNSI tại Hà Nội. PGS TS Phạm Văn Tình là Phó Viện trưởng kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học.

Việt Nam học là một lĩnh vực khá mới mẻ. Đây là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam, qua những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học... để làm rõ những đặc trưng riêng, làm nên hồn cốt của con người Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Những giá trị này cần được giữ gìn, bảo lưu và phát triển thêm đa dạng, tiên tiến và đậm đà bản sắc.
 
alt
 
Ngành Việt Nam học xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm 2001-2002 (được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tuy là một chuyên ngành mới mẻ nhưng Việt Nam học đang đi những bước cơ bản, vững chắc, thu hút được nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực tham gia. Cho đến nay (2022), ngành Việt Nam học đã có mặt tại 80 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc.
 
alt
 
Ngành Việt Nam học có sứ mạng cao cả trong việc truyền bá văn hoá Việt Nam ra thế giới, làm cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và thế giới. Ngành sẽ góp phần quan trọng trong quá trình hội nhập và hoà nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Trên tinh thần đó, Việt Nam học đang ngày càng được nhiều người quan tâm và có một tương lai đầy hứa hẹn.
 
alt
 
Tại buổi lễ, được sự ủy quyền của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, PGS TS Nguyễn Xuân Hoà, đã lần lượt đọc các quyết định:

1) QĐ thành lập Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học.
2) QĐ bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Việt Nam học kiêm Giám đốc Trung tâm Việt Nam học (cho PGS. TS Phạm Văn Tình).
3) QĐ bổ nhiệm Cố vấn Cao cấp (cho GS TS Đinh Văn Đức).
4) QĐ thành lập Hội đồng KH của Trung tâm Việt Nam học, gồm 19 vị sau đây:
1. GS.TS Đinh Văn Đức, Cố vấn cao cấp, Ngôn ngữ học và Việt Nam học, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
 2. Phó Chủ tịch:  PGS TS Phạm Văn Tình, Ngôn ngữ học và Báo chí học, Nguyên Cán bộ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.

CÁC UỶ VIÊN:

3. TS Bùi Thị Ngọc Anh, Ngôn ngữ học, Phó Viện trưởng Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.
4. PGS TS Lê Thị Lan Anh, Ngôn ngữ học Ứng dụng, Phụ trách khoa Tiếng Việt, Trường Ngoại ngữ Du lịch, thuộc ĐH Công nghiệp Hà Nội.
5. ThS Ngô Hoài Chung, Sử học, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.
6. PGS TS Nguyễn Hồng Cổn, Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG HN.
7. PGS TS Nguyễn Xuân Hòa, Văn hóa học, Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, Thư kí KH.
8. PGS TS Ngô Hữu Hoàng, Việt Nam học, Trường Đại học Thăng Long Hà Nội.
9. ThS Đào Văn Hùng, Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học XH & NV – ĐHQG HN, Thư kí hành chính.
10. PGS TS Nguyễn Văn Huy, Dân tộc học, Trung tâm Di sản các nhà KH.
11. Nhà báo Trịnh Thị Hương, Văn học, Tổng Giám đốc Tổng Công ti Đầu tư Giáo dục Trạng Nguyên.
12. TS Nghiêm Thị Thu Hương, Hàn Quốc học, Trường ĐH Hà Nội.
13. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Văn học, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
14. PGS TS Nguyễn Thế Kỷ, Ngôn ngữ học và Lí luận văn học, Chủ tịch Hội đồng Lí luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương.
15. PGS TS Nguyễn Thiện Nam, Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học XH & NV – ĐHQG HN.
16. TS Nguyễn Thị Hồng Nga, Ngôn ngữ học, Phó Giám đốc kiêm Tổng biên tập NXB Đại học Quốc gia HN.
17. ThS Nguyễn Thị Thu Phương, Đông phương học + Tài chính đầu tư, Tổng Giám đốc Tổng Công ti Jacaranda – Làng Trong Thung.
18. PGS TS Phạm Hùng Việt, Ngôn ngữ - Văn hoá học, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển.
19. Sử gia Nguyễn Xuân Vượng, Sử học, TP Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Đinh Văn Đức, Cố vấn Cao cấp, Chủ tịch Hội đồng khoa học của Trung tâm cho biết: Trung tâm cần tập trung nghiên cứu những vấn đề thực tiễn đời sống không nặng về lí luận, sao cho đúng chất Việt Nam học;
-  Nên tổ chức các sinh hoạt chuyên đề bằng việc mời các chuyên gia ở các lĩnh vực tới tọa đàm, trao đổi (có thể thực hiện ngay từ tháng 11-2022);
-  Giao lưu rộng rãi với các cơ quan, tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) để tận dụng năng lực, chất xám của cộng đồng nói chung;
-  Phải có các ấn phẩm kịp thời, có giá trị (trên cơ sở huy động nguồn lực theo hướng xã hội hoá).
 
alt
 
Buổi lễ còn có ý kiến phát biểu của Nhà thơ Trần Đăng Khoa, PGS TS Nguyễn Văn Huy, PGS TS Bùi Xuân Đính, PGS TS Nguyễn Thiện Nam, Sử gia Nguyễn Xuân Vượng, TS - Nhà thơ Phạm Đình Ân, ThS Nguyễn Thị Thu Phương, CN Trần Thị Thanh Hương…

Trung tâm Việt Nam học có Văn phòng làm việc tại tầng 5, nhà số 7, ngõ 68 Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Nhân Văn

Các bài viết khác

Hiệp hội VATAP tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam

Với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, sáng 19/4, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trang trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4) và trao Bằng khen, chứng nhận và biểu trưng cho các doanh nghiệp tiêu biểu.

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024: Quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch 

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn – 2024 được diễn ra từ ngày 09/4 đến hết ngày 18/4 (tức từ mùng 01/3 đến hết mùng 10/3) tại thành phố Việt Trì, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ.

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 – Tôn vinh các sản phẩm đạt Thương hiệu Việt

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 và ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 triển khai từ ngày 15/4 - 21/4/2024 trên phạm vi cả nước với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Thúc đẩy xu hướng phát triển du lịch có trách nhiệm

Với chủ đề “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 vừa chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE - Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội đã quy tụ trên 700 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Suntory Pepsico Việt Nam khởi công xây dựng Nhà máy thứ 6 tại Long An

Ngày 8/4/2024, tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (Suntory PepsiCo Việt Nam) tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà máy thứ 6 tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024

Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới về điều kiện xét tặng Giải thưởng, tiền lương, lĩnh vực y tế, thi tốt nghiệp THPT, vui chơi giải trí, phòng cháy và chữa cháy, thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng kiểm… sẽ có hiệu lực.

Kỳ 2: Uống bia và nỗi lo phấp phỏng nồng độ cồn

Câu hỏi “Mất bao lâu để nồng độ cồn về 0, để có thể tham gia giao thông?” có lẽ là câu hỏi được tra cứu trên google của không phải ít người trong thời gian vừa qua.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.