Thờ cúng tổ tiên – Nét văn hóa ngày Tết

27/01/2022 - 03:00 PM
101 lượt xem
Cỡ chữ
Từ khi xa quê hương, mỗi khi Tết đến, tôi luôn mang tâm trạng mong ngóng trở về sum họp dưới mái ấm gia đình – nơi đã được sinh ra và lớn lên với những kỷ niệm đẹp thời niên thiếu , để được thành khấn trước bàn thờ tổ tiên hay đi thăm viếng mộ người thân với biết bao tâm niệm thiêng liêng.

Từ lâu, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục, là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Người dân Việt Nam trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.
 
alt
Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp truyền thống trong dịp Tết nguyên đán
Bố tôi vẫn thường nói với chị em chúng tôi rằng, việc thờ cúng tổ tiên nhằm nhắc nhở, giáo dục con cháu nhớ ơn tới ông bà, tổ tiên, biết về nguồn cội của mình. Không gian thờ tự là không gian linh thiêng, chính vì thế mà việc giữ gìn cho bàn thờ luôn sạch sẽ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với tổ tiên. Những ngày bình thường, bố tôi cũng thường xuyên lau dọn bàn thờ, trong dịp Tết thì việc này càng được thực hiện chu toàn hơn.

Mỗi năm, từ ngày 27, 28 tháng Chạp, bố tôi đã chuẩn bị để lau dọn, bày biện bàn thờ thật chu đáo. Khi lau dọn bàn thờ, hay chuẩn bị đồ thờ cúng, bố tôi luôn bảo chúng tôi tham gia cùng, lúc thì chuẩn bị đồ để lau bàn thờ, khi đi mua dầu thắp đèn, bó hương… Bố tôi muốn tất cả chúng tôi đều hiểu và biết về các lễ nghi để lớn lên có thể tự làm. Một số đồ cần thiết cho việc thờ cúng trong dịp Tết được bố tôi chuẩn bị từ trước đó như: nhang que, nhang vòng, dầu thắp đèn, giấy tiền vàng mã, đèn trang trí, trầu cau, rượu, bia, hoa đào, bánh kẹo,… Bởi lẽ theo quan niệm dân gian, trong 3 ngày Tết mỗi khi thắp hương đều phải thay mới các loại trầu cau, nước và phải kiêng kị mua bán ngày đầu năm nên mọi thứ đều phải chuẩn bị đầy đủ. Trước Tết, mẹ tôi đi chợ từ rất sớm để có thể chọn được quả bưởi, nải chuối ưng ý nhất đặt lên bàn thờ gia tiên. Ở quê tôi mỗi gia đình có cách bày mâm quả ngày Tết khác nhau nhưng chuối xanh, quất và bưởi thì không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết.
 
alt
Mâm cỗ cúng ngày Tết với những món ăn truyền thống
 
Lau dọn bàn thờ xong, bố tôi bày biện mâm ngũ quả lên vị trí chính giữa bàn thờ. Các loại bánh kẹo, mứt, rượu, bia, nước ngọt… được xếp ngăn nắp. Bố tôi vẫn bảo, các loại bia, nước ngọt dịp Tết màu sắc rực rỡ nên mua nhiều loại, phải bày lên bàn thờ mỗi thứ một loại từ Bia Saigon, Bia Hà Nội, Coca-Cola, Trà Thanh nhiệt Dr Thanh, Trà Xanh Không Độ… để trang trí bàn thờ rực rỡ sắc màu mang không khí rộn ràng ngày Tết.

Chiều cuối năm, tôi theo bố tôi đi tảo mộ. Ông dẫn tôi đi từng ngôi mộ giới thiệu tên, thứ bậc họ hàng của những người nằm dưới mộ cho tôi biết, sau đó cắt cỏ, lau dọn, sửa sang mộ cho các bậc tiền nhân được mồ yên mả đẹp và thắp hương mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.

Ngoài mâm ngũ quả, mâm cỗ cúng ngày Tết cũng được nấu nướng, chuẩn bị công phu, thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà, tổ tiên. Trong mâm cỗ cúng ngày Tết của người miền Bắc không thể thiếu: bánh chưng, gà luộc, thịt đông, giò lụa, dưa hành, canh măng. Sáng mùng 1 Tết, chúng tôi dậy sớm để cùng mẹ chuẩn bị nấu mâm cỗ cúng dâng lên bàn thờ tổ tiên trong ngày đầu tiên của năm mới. Nhang hết, bố tôi vái tạ rồi mang mâm cỗ cúng gia tiên xuống, cả nhà quây quần thưởng thức các món ăn đặc trưng của ngày Tết.

Phong tục thờ cúng trong ngày Tết Nguyên đán là phong tục và nét văn hoá tốt đẹp của người Việt vẫn được giữ gìn qua bao thế hệ hàng nghìn năm nay. Đó là một trong những nhân tố góp phần quan trọng để bảo tồn và duy trì văn hóa truyền thống và là nét đẹp không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về. Chúng tôi, những thế hệ tương lai sẽ tiếp tục giữ gìn và phát triển nét đẹp văn hóa đó của dân tộc Việt Nam.

Ánh Dương

Các bài viết khác

Hiệp hội VATAP tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam

Với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, sáng 19/4, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trang trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4) và trao Bằng khen, chứng nhận và biểu trưng cho các doanh nghiệp tiêu biểu.

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024: Quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch 

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn – 2024 được diễn ra từ ngày 09/4 đến hết ngày 18/4 (tức từ mùng 01/3 đến hết mùng 10/3) tại thành phố Việt Trì, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ.

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 – Tôn vinh các sản phẩm đạt Thương hiệu Việt

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 và ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 triển khai từ ngày 15/4 - 21/4/2024 trên phạm vi cả nước với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Thúc đẩy xu hướng phát triển du lịch có trách nhiệm

Với chủ đề “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 vừa chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE - Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội đã quy tụ trên 700 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Suntory Pepsico Việt Nam khởi công xây dựng Nhà máy thứ 6 tại Long An

Ngày 8/4/2024, tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (Suntory PepsiCo Việt Nam) tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà máy thứ 6 tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024

Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới về điều kiện xét tặng Giải thưởng, tiền lương, lĩnh vực y tế, thi tốt nghiệp THPT, vui chơi giải trí, phòng cháy và chữa cháy, thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng kiểm… sẽ có hiệu lực.

Kỳ 2: Uống bia và nỗi lo phấp phỏng nồng độ cồn

Câu hỏi “Mất bao lâu để nồng độ cồn về 0, để có thể tham gia giao thông?” có lẽ là câu hỏi được tra cứu trên google của không phải ít người trong thời gian vừa qua.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.