2 phương án về nồng độ cồn - cần căn cứ vào thực tế và ý kiến dư luận

21/03/2024 - 01:08 PM
258 lượt xem
Cỡ chữ

Trong những ngày trung tuần tháng 3 vừa qua, nhiều báo, tạp chí đã phản ánh về 2 phương án về nồng độ cồn. Theo đó, sáng 15/3, tiếp tục Phiên họp 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có quy định về nồng độ cồn khi lái xe. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm phản ánh trong những ngày qua.

 

 

Ngay trong ngày 15/3, trên báo Lao động có bài “2 phương án quy định về nồng độ cồn khi lái xe (https://nld.com.vn/2-phuong-an-quy-dinh-ve-nong-do-con-khi-lai-xe-19624031510525351.htm). Bài viết cho biết, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội đề xuất 2 phương án quy định về điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Cụ thể, căn cứ ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh tổng hợp và đề xuất 2 phương án: Phương án 1 là cấm tuyệt đối nồng độ cồn. Phương án 2 là chỉ cấm tuyệt đối với ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng; với mô tô, xe gắn máy sẽ có ngưỡng 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1 l khí thở; đồng thời sửa luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019. Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh “tha thiết đề nghị UBTVQH lựa chọn Phương án 1 để báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục kế thừa quy định hiện hành để bảo vệ được nhiều tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân, bảo vệ nguồn lực cho xã hội, bảo vệ tuổi thọ của giống nòi” (trích từ bài viết).

Cũng trong ngày 15/3, nhiều cơ quan thông tấn, báo chí đã thông tin về cuộc họp trên cũng cũng như 2 phương án được đưa ra thảo luận. Báo Thanh niên đăng bài “2 phương án về nồng độ cồn: Cấm tuyệt đối hay cần có ngưỡng?(https://thanhnien.vn/2-phuong-an-ve-nong-do-con-cam-tuyet-doi-hay-can-co-nguong-185240315094331754.htm). Theo bài viết này,  Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho hay, 2 loại ý kiến (cấm tuyệt đối và cần có ngưỡng) đều có ưu và nhược điểm và đề xuất 2 phương án như đã nêu. Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã có văn bản đề nghị Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện, đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả và phù hợp trong quá trình thực hiện; chỉ đạo nghiên cứu tác động của cồn đối với khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người lái xe ở những mức độ khác nhau và trường hợp cồn nội sinh để có cơ sở quy định cho phù hợp.

Đề xuất 2 phương án về quy định cấm lái xe khi có nồng độ cồn” là tiêu đề bài viết đăng trên trang điện tử VTV online (https://vtv.vn/chinh-tri/de-xuat-2-phuong-an-ve-quy-dinh-cam-lai-xe-khi-co-nong-do-con-20240315104749017.htm) cũng đề cập đến phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận, cho ý kiến về Một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB).  Theo bài viết, dự thảo Luật là cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đến nay đã đi vào cuộc sống, được đông đảo người dân đồng tình thực hiện và đang từng bước hình thành văn hóa "đã uống rượu, bia không lái xe". Điểm hạn chế là việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn là nghiêm khắc và tác động nhiều mặt đến đời sống - xã hội, đặc biệt là làm ảnh hưởng nhất định các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, cung ứng, tiêu thụ rượu, bia của nước ta...

Cũng trong ngày 15/3, trên Báo Sài Gòn giải phóng đăng bài “Vẫn cân nhắc 2 phương án về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông(https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/giu-quan-diem-cam-tuyet-doi-lai-xe-khi-co-nong-do-con-post341430.htm).  Bài biết thông tin: Dự thảo Luật TTATGTĐB trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tại phiên họp sáng 15-3 vẫn thiết kế 2 phương án về cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Bài viết trích dẫn ý kiếnd của ông Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm UBQPAN của Quốc hội: “Thường trực UBQPAN nhất trí với đề xuất của Chính phủ và tha thiết đề nghị UBTVQH lựa chọn phương án 1 để báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục kế thừa quy định hiện hành về việc cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn...”.

Ngày 16/03, trên báo Đại Đoàn kết đăng bài “Nhất trí phương án cấm lái xe có nồng độ cồn(https://daidoanket.vn/nhat-tri-phuong-an-cam-lai-xe-co-nong-do-con-10275346.html). Bài viết cũng cho biết,  việc kiểm soát nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đang có 2 loại ý kiến: Một loại ý kiến nhất trí cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (GTĐB) mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; ý kiến thứ hai đề nghị cân nhắc quy định trên và cần có báo cáo đánh giá, tổng kết, cơ sở khoa học để đưa ra mức giới hạn thấp nhất.Bài viết cũng trích dẫn ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội, trong đó có ý kiến của ông Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, trong thời gian tới Bộ sẽ cùng với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoàn chỉnh dự án Luật để đảm bảo chất lượng, trình Quốc hội tại kỳ họp tới.  

Cũng vẫn nội dung trên, gàn đây nhất, ngày 19/3 trên Báo Đầu tư Chứng khoán đăng bài “Giữ quan điểm cấm tuyệt đối lái xe khi có nồng độ cồn(https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/giu-quan-diem-cam-tuyet-doi-lai-xe-khi-co-nong-do-con-post341430.html). Cùng với việc thông tin về 2 phương án về việc kiểm soát nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông, bài viết cho biết thêm: Sau khi nghe báo cáo, 100% ý kiến tham gia thảo luận của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe. Bài viết cũng thông tin thêm, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra, soạn thảo tiếp tục làm rõ các ưu điểm, hạn chế của các phương án quy định nồng độ cồn để báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ bảy.

Thiết nghĩ, việc kiểm soát nồng độ cồn cần căn cứ vào tình hình thực tế an toàn giao thông, vấn đề kinh tế - xã hội và dư luận xã hội để đưa ra những chính sách, quy định phù hợp với thực tiễn, đảm bảo an toàn giao thông và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững.

Nga Nguyễn

Các bài viết khác

Xem thêm

Giải pháp chính sách phù hợp phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá

Ngày 16/10, báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm "Phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá: Giải pháp chính sách phù hợp" nhằm tăng cường tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống buôn lậu thuốc lá, xây dựng hành lang pháp lý trong quản lý thuốc lá mới.

VBA góp ý Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Ngày 15/10, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) có Công văn số 145/CV-VBA gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố về việc góp ý Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi).

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công; 15 lĩnh vực Thông tin và Truyền thông người có chức vụ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024.

Cân nhắc lộ trình tăng, mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp, hài hòa

Ngày 20/9, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đã gửi Công văn số 140/CV-VBA tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc góp ý Dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi).

VBA góp ý Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Ngày 19/9, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 139/CV-VBA gửi Bộ Y tế, đồng gửi Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về việc góp ý Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Nên lắng nghe tất cả các ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp và có đánh giá tác động toàn diện

Rất khó có phương án để tất cả cùng hài lòng nhưng cộng đồng doanh nghiệp hy vọng cơ quan soạn thảo dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi sẽ có thêm những thông tin đa chiều để cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định phù hợp nhất

Nếu chưa rõ tác động và chưa có định lượng cụ thể thì cần xác định một mức “thuế suất tạm thời”

Khi chưa có đánh giá đầy đủ, thì nên giữ ở mức thận trọng hài hòa giữa các bên, đề xuất chỉ tăng 1 lần vào năm 2026, và giãn ra 2 năm đến năm 2028 sau đó cùng ngồi lại để trao đổi xem xét đánh giá tác động cụ thể của tất cả các sắc thuế, nếu tất cả đồng thuận thì chúng ta áp dụng, ngược lại chúng ta có thể áp dụng thêm một vài phương pháp khác cho phù hợp.

Cách tính thuế ở mỗi nước khác nhau, không thể căn cứ theo khuyến nghị của WHO cho nhiều nước có điều kiện khác nhau mà áp dụng cho Việt Nam

Không đưa đồ uống có đường vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với 2 lý do chính: Theo kinh nghiệm quốc tế thì ở nước Đức tỷ lệ sự dụng đồ uống có đường cao nhất Châu Âu, hay ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia sử dụng đồ uống có đường nước cao nhất Châu Á thì đều là những quốc gia không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt mà họ điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng để cải thiện sức khỏe thông qua các chính sách giáo dục và dinh dưỡng cũng như hướng dẫn về dinh dưỡng và thể thao

Thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường, phương án 10% sẽ tác động đến 24 ngành trong nền kinh tế

 Theo tính toán, nếu áp dụng 10% đối với nước giải khát có đường thì hệ số co giãn của người lao động và vốn đối với ngành nước giải khát có đường giảm 1,03%. Điều đó có nghĩa là quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nước giải khát có đường thu hẹp đi đáng kể nếu như áp dụng thuế suất này.

Quảng cáo và mua tạp chí