Các chuyên gia nói về nguyên nhân thừa cân béo phì và giải pháp áp thuế đối với nước ngọt sẽ lợi bất cập hại

01/07/2024 - 07:22 AM
220 lượt xem
Cỡ chữ

Đó là khẳng định từ các chuyên gia dịnh dưỡng trước thực trạng các bệnh không lây nhiễm (NCDs), trong đó có bệnh thừa cân béo phì (TCBP) đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam thời gian gần đây. Cũng vì thế, việc đanh thuế chưa hẳn đã là công cụ tham gia phòng, chống các bệnh không lây nhiễm hiệu quả.

 

Duy trì cho trẻ lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp hạn chế bệnh thừa cân béo phì

 

Thừa cân béo phì do đâu?

Theo Báo cáo An ninh lương thực và dinh Dưỡng ASEAN năm 2021, trong tổng năng lượng nạp vào cơ thể người Việt hàng ngày từ đồ ăn và thức uống thì ngũ cốc và thịt chiếm nhiều nhất (51,4% và 15,5%); các thực phẩm khác là (22,6%); rau và hoa quả (6,9%); đường chỉ chiếm chưa tới 3,6%.

PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh NCDs, bao gồm cả TCBP. Về mối liên quan của TCBP và tiêu thụ thực phẩm, từ nhiều kết quả khảo sát đã cho thấy thực tế: Nhóm học sinh thành thị có tỷ lệ TCBP cao hơn nhóm học sinh nông thôn (41,9% với 17,8%) nhưng lại có tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt thường xuyên (≥3 lần/tuần) thấp hơn (lần lượt là 16,1,% và 21,6%)... Theo đó, bà Lâm nhận định: “Chưa có nghiên cứu tìm thấy mối liên quan duy nhất của TCBP với đường/ thực phẩm chứa đường. Vào trong cơ thể, các chất protein, glucid đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Vì vậy không nên coi ăn nhiều chất béo hay đường mới gây thừa cân béo phì”.

Cũng theo bà Lâm, việc ít vận động thể lực và thời gian tĩnh tại nhiều lại có đóng góp đáng kể vào tình trạng gia tăng thừa cân, béo phì ở lứa tuổi học đường. Tại Việt Nam, có khoảng 86,3% thanh thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi từ 11 - 17 thiếu hoạt động thể chất. Vì thế, “Không có đủ bằng chứng khoa học thuyết phục để kết luận đồ uống có đường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thừa cân, béo phì tại Việt Nam”, bà Lâm nhấn mạnh.

Theo PGS. TS Nguyễn Quang Dũng - Phó trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm (Đại học Y Hà Nội), chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý có liên quan đến việc gia tăng các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh tim mạch và ung thư. Người dân Việt Nam đang có xu hướng gia tăng tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và chất béo (các loại thực phẩm chế biến đóng gói sẵn, thức ăn nhanh...). Vì thế, phải khẳng định, TCBP là do sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao. Chưa kể, lối sống ít vận động, thời gian tĩnh tại nhiều làm ít tiêu hao năng lượ̣ng, cùng các bệnh rối loạ̣n chuyển hóa trong cơ thể.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để kéo giảm các bệnh NCDs và TCBP, cần tăng cường các thức ăn có lợi cho sức khỏe như rau xanh, hoa quả, giảm bớt thức ăn nhiều dầu mỡ như gà rán, các loại thức ăn nhanh... Bên cạnh đó, cần tích cực vận động cơ thể, tập thể dục thể thao, bởi khi ít vận động, ngồi tại chỗ nhiều sẽ khiến tiêu hao năng lượng ít hơn năng lượng ăn vào. Năng lượng dư thừa quá nhiều khi tích tụ lại trong cơ thể dưới dạng mỡ gây ra thừa cân béo phì. Đặc biệt, rất cần có các nghiên cứu chuẩn về tác động của thực phẩm với tăng cân, TCBP thông qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu theo chiều dọc.

Quản lý các sản phẩm dinh dưỡng

Một trong những vấn đề đáng chú ý, nhận được nhiều sự quan tâm thời gian gần đây là đề xuất thu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường. Trước đây, Bộ Tài chính từng đề xuất bổ sung mặt hàng nước ngọt có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB, trừ các sản phẩm sữa. Tuy nhiên, do còn nhiều ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp nên đến nay, chính sách này vẫn chưa ban hành. Hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến để sửa đổi luật Thuế TTĐB (sửa đổi) và điều này một lần nữa được đề cập tới.

Nhìn nhận câu chuyện đề xuất áp thuế TTĐB với đồ uống có đường từ góc độ nhằm hạn chế các loại bệnh như thừa cân, béo phì, PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm phân tích: “Có quá nhiều các loại thực phẩm có chứa đường trên thị trường và mức tiêu thụ của các loại thực phẩm này còn nhiều hơn nhiều so với nước ngọt. Bên cạnh đó, có nhiều loại nước uống đường phố có chứa đường. Nếu đánh thuế đối với nước ngọt sẽ chỉ làm giảm tiêu thụ các loại nước uống được sản xuất và lưu thông hợp pháp trên thị trường, trong khi đó người tiêu dùng vẫn tiếp tục và có thể chuyển sang các loại nước uống đường phố vốn không bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế”.

Còn ông Nguyễn Văn Phụng, Chuyên gia cao cấp Thuế & Quản trị doanh nghiệp đã đưa ra nhiều luận cứ để trả lời câu hỏi: “Liệu thuế có trở thành công cụ tham gia phòng, chống các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam?”.  Ông Phụng cho rằng, thực tế chứng minh, so với nước ngọt, thì những thực phẩm được trẻ em tiêu thụ nhiều hơn là ngũ cốc, chất đạm, chất béo, sữa và sản phẩm từ sữa. Lượng protein được học sinh các cấp tiêu thụ cũng đều vượt mức khuyến nghị. Do đó, việc áp thuế đối với nước ngọt mà không áp dụng đối với các mặt hàng cùng tác động bất lợi cho sức khỏe chưa thực sự thuyết phục.

“Cần xem xét toàn diện và xác đáng các mặt hàng có liên quan, là nguyên nhân gây nên các bệnh NCD, trong đó có TCBP. Ngoài ra, cần tính đến khả năng nếu áp thuế đối với nước ngọt khiến các mặt hàng này phải tăng giá bán, thì người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm thay thế là các sản phẩm không được kiểm soát về chất lượng”, ông Nguyễn Văn Phụng khẳng định.

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, bệnh không lây nhiễm bao gồm cả thừa cân béo phì do nhiều nguyên nhân gây ra nên việc đề xuất các giải pháp cần dựa trên các bằng chứng khách quan, khoa học  toàn diện. Hiện nay, các  quan nhà nước đang  đề xuất giải pháp áp thuế lên nước giải khát có đường với mục tiêu giảm các bệnh không lây nhiễm như TCBP, trong khi tại Việt Nam, các loại đồ uống có đường chế biến tại chỗ hay còn gọi là đồ uống đường phố khó kiểm soát về chất lượng và không thu được thuế lại rất phổ biến.

 “Nếu người tiêu dùng vẫn tiếp tục tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa đường và hàm lượng calories cao khác, đồng thời thiếu vận động thể lực thì công cụ thuế không thể giải quyết được vấn đề TCBP mà chỉ có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nước giải khát cũng như các ngành phụ trợ có liên quan”, ông Việt chia sẻ.

Ninh Ninh

Các bài viết khác

Xem thêm

Giải pháp chính sách phù hợp phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá

Ngày 16/10, báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm "Phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá: Giải pháp chính sách phù hợp" nhằm tăng cường tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống buôn lậu thuốc lá, xây dựng hành lang pháp lý trong quản lý thuốc lá mới.

VBA góp ý Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Ngày 15/10, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) có Công văn số 145/CV-VBA gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố về việc góp ý Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi).

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công; 15 lĩnh vực Thông tin và Truyền thông người có chức vụ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024.

Cân nhắc lộ trình tăng, mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp, hài hòa

Ngày 20/9, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đã gửi Công văn số 140/CV-VBA tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc góp ý Dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi).

VBA góp ý Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Ngày 19/9, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 139/CV-VBA gửi Bộ Y tế, đồng gửi Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về việc góp ý Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Nên lắng nghe tất cả các ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp và có đánh giá tác động toàn diện

Rất khó có phương án để tất cả cùng hài lòng nhưng cộng đồng doanh nghiệp hy vọng cơ quan soạn thảo dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi sẽ có thêm những thông tin đa chiều để cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định phù hợp nhất

Nếu chưa rõ tác động và chưa có định lượng cụ thể thì cần xác định một mức “thuế suất tạm thời”

Khi chưa có đánh giá đầy đủ, thì nên giữ ở mức thận trọng hài hòa giữa các bên, đề xuất chỉ tăng 1 lần vào năm 2026, và giãn ra 2 năm đến năm 2028 sau đó cùng ngồi lại để trao đổi xem xét đánh giá tác động cụ thể của tất cả các sắc thuế, nếu tất cả đồng thuận thì chúng ta áp dụng, ngược lại chúng ta có thể áp dụng thêm một vài phương pháp khác cho phù hợp.

Cách tính thuế ở mỗi nước khác nhau, không thể căn cứ theo khuyến nghị của WHO cho nhiều nước có điều kiện khác nhau mà áp dụng cho Việt Nam

Không đưa đồ uống có đường vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với 2 lý do chính: Theo kinh nghiệm quốc tế thì ở nước Đức tỷ lệ sự dụng đồ uống có đường cao nhất Châu Âu, hay ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia sử dụng đồ uống có đường nước cao nhất Châu Á thì đều là những quốc gia không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt mà họ điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng để cải thiện sức khỏe thông qua các chính sách giáo dục và dinh dưỡng cũng như hướng dẫn về dinh dưỡng và thể thao

Thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường, phương án 10% sẽ tác động đến 24 ngành trong nền kinh tế

 Theo tính toán, nếu áp dụng 10% đối với nước giải khát có đường thì hệ số co giãn của người lao động và vốn đối với ngành nước giải khát có đường giảm 1,03%. Điều đó có nghĩa là quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nước giải khát có đường thu hẹp đi đáng kể nếu như áp dụng thuế suất này.

Quảng cáo và mua tạp chí