Cần xác định đúng đâu là nguyên nhân chính thì mới giảm được tai nạn giao thông

19/02/2024 - 10:48 AM
165 lượt xem
Cỡ chữ

An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, ai cũng mong ước được bình an, không để xảy ra tai nạn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán cũng như các ngày, các tháng trong năm. Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra (TNGT) cần có giải pháp đồng bộ, không chỉ tập trung vào vấn đề nồng độ cồn mà còn phải đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông của người dân, đảm bảo chất lượng cơ sở hạ tầng, cầu đường, kiểm định các phương tiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, kiểm tra tình trạng lái xe sử dụng ma túy, trình độ lái xe của người tham gia giao thông... Căn cứ vào tình hình thực tế để có những chính sách, quy định phù hợp đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất, được nhân dân đồng thuận và chấp hành.

Theo Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ 8/2 đến 14/2/2024), cả nước đã xảy ra 541 vụ tai nạn giao thông, làm chết 214 người, bị thương 504 người; lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 71.409 trường hợp vi phạm; phạt tiền 182,4 tỉ đồng. So với cùng thời gian Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, xử phạt vi phạm tăng 48.752 trường hợp (tăng 223,4%), tiền phạt tăng gần 131,7 tỉ đồng (tăng 265,4%); trong đó xử lý vi phạm nồng độ cồn 29.099 trường hợp. So với 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, số người chết do tai nạn giao thông năm nay giảm 24,38%.

Về nhân nhân xảy ra tai nạn, theo Cục Cảnh sát giao thông, nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn do người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát; đi không đúng phần đường, làn đường, chiều đường,...

Về xử lý vi phạm về nồng độ cồn, đã phát hiện, xử lý 29.099 trường hợp (chiếm 41,25% tổng số vi phạm về trật tự, an toàn giao thông); so với cùng thời gian Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tăng 21.373 trường hợp (tăng 277,7%).

Về xử lý phương tiện vi phạm tốc độ, đã phát hiện, xử lý 16.756 trường hợp (chiếm 23,75% tổng số vi phạm), so với cùng thời gian Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, xử phạt tăng 14.609 trường hợp (tăng 680,4%).

Về xử lý lái xe dương tính với ma túy, đã phát hiện, xử lý 114 trường hợp (chiếm 0,16% tổng số vi phạm). Thông qua công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, lực lượng cảnh sát giao thông đã trực tiếp và phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 31 vụ phạm pháp hình sự, 32 đối tượng giao cho cơ quan điều tra xử lý.

Căn cứ vào những thông tin, số liệu trên cho thấy, mặc dù công tác kiểm tra nồng độ cồn rất gay gắt, người dân chấp hành khá tốt các quy định về nồng độ cồn nhưng số vụ TNGT trong 7 ngày nghỉ Tết vẫn tăng cao hơn so Tết Quý Mão 2023; tăng 83 vụ TNGT, giảm 69 người chết, tăng 177 người bị thương. Phát hiện, xử lý 29.099 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (tăng 21.373 trường hợp so với cùng kỳ Tết Nguyên đán năm 2023), 114 trường hợp dương tính ma túy, 16.756 trường hợp vi phạm tốc độ. Theo Cục Cảnh sát giao thông, nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn do người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát; đi không đúng phần đường, làn đường, chiều đường,... Như vậy, nguyên nhân chủ yếu gây ra TNGT dịp Tết Nguyên đán năm nay là do ý thức chủ quan của người tham gia giao thông. Theo bài phân tích TNGT đường bộ bằng số liệu trên Báo Tin Tức ngày 15/2/2024 thì một số nguyên nhân chính gây tai nạn của 207/538 vụ như sau: 11,33% là do không chú ý quan sát; 9,67% là do đi không đúng phần đường, làn đường, chiều đường; 4,46% là do chuyển hướng không đảm bảo an toàn... Có 02 khung giờ xảy ra nhiều tai nạn giao thông đường bộ nhiều nhất là từ 12h - 18h và từ 18h - 24h; Phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông nhiều là mô tô, xe máy (chiếm 71,29%), ô tô con (chiếm 15,82%)... Độ tuổi người điều khiển liên quan tới TNGT cao nhất là 27-55 tuổi (chiếm 45,63%), dưới 18 tuổi (chiếm 18,45%); 18-27 tuổi (chiếm 23,95%), trên 55 tuổi (chiếm 11,97%). Các tuyến đường xảy ra nhiều TNGT nhất là quốc lộ, đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã...

Trong các số liệu trên các báo không thấy nói đến các vụ TNGT nguyên nhân do người lái xe có nồng độ cồn. Điều đó cho thấy, số vụ TNGT nguyên dân do người lái xe có nồng độ cồn là thấp hoặc không đáng kể. Theo thông tin ở Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) trong 7 ngày Tết Nguyên đán, Bệnh viện này tiếp nhận 600 ca TNGT, trong đó chỉ có 2 ca là có nồng độ cồn.  Ý thức chấp hàng về nồng độ cồn của người dân đã được nâng cao, lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra, kiểm soát nồng độ cồn rất gắt gao, vậy mà số vụ TNGT vẫn tăng, trong đó có nhiều vụ TNGT nghiêm trọng, thương tâm xảy ra, vậy đâu là nguyên nhân chính? Trong khi đó, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trên cả nước xảy ra nhiều vụ TNGT nguyên nhân là do ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện, trong đó có lỗi phóng nhanh vượt ẩu, lấn làn, ép xe nhau... hậu quả là các vụ tai nạn thương tâm xảy ra. Mới đây nhất, vào lúc 10h ngày 18/2/2024, tại Km48 + 200 trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng do xe oto 7 chỗ ngồi va chạm với xe đầu kéo, hậu quả làm 3 người thiệt mạng...

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần nhìn vấn đề TNGT một cách khái quát, khách quan, không nên chỉ tập trung kiểm tra, xử lý mỗi vi phạm về nồng độ cồn, mà cần làm đồng bộ, thực hiện nhiều giải pháp từ việc kiểm tra chất lượng đào tạo tại các trung tâm đào tạo lái xe trên cả nước, đẩy mạnh tuyên truyền từ đó nâng cao nhận thức, ý thức của người tham gia giao thông nhất là các lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện; đảm bảo chất lượng mặt đường, đảm bảo đủ các biển báo chỉ dẫn, giải tỏa các chướng ngại vật làm che khuất tầm nhìn; kiểm tra tình trạng người lái xe đi giày cao gót, vừa lái xe vừa xem điện thoại, vừa lái xe vừa hút thuốc lá; nhất là các lỗi phóng nhanh, vượt ẩu, lấn lán, lấn đường, rẽ, chuyển hướng bất ngờ... Cần tập trung tổng hợp các giải pháp, chứ không chỉ quá tập trung vào xử lý nồng độ cồn mà ít quan tâm đến các nguyên nhân khác để góp phần giảm số vụ TNGT, giảm số người chết, giảm số người bị thương...

Nhân Văn

Các bài viết khác

Xem thêm

Thừa dinh dưỡng và thiếu vận động là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

​​​​​​​Theo kết quả khảo sát ở Hà Nội, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ở nội thành cao hơn ngoại thành nguyên nhân do thừa dinh dưỡng và thiếu vận động. Làm gì để học sinh có thể trạng tốt, hạn chế thừa cân béo phì là những nội dung được nhiều báo đài cũng như công chúng quan tâm.

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Kỳ 2: Uống bia và nỗi lo phấp phỏng nồng độ cồn

Câu hỏi “Mất bao lâu để nồng độ cồn về 0, để có thể tham gia giao thông?” có lẽ là câu hỏi được tra cứu trên google của không phải ít người trong thời gian vừa qua.

KỲ 1: Nhà hàng, hộ kinh doanh bia khốn đốn - cần chính sách hài hòa các mục tiêu vì sự phát triển bền vững  

​​​​​​​Trong mấy năm gần đây, nhất là từ dịp Tết Nguyên đán 2024 đến nay, các đại lý, cửa hàng, quán bia rơi vào cảnh khốn đốn, kinh doanh ảm đạm, nhà hàng vắng khách, cắt giảm nhân viên, kéo theo đó là các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng bị ảnh hưởng.

'Uống cốc bia hôm trước, sáng nay vẫn bị phạt nồng độ cồn thì vô lý'

Đại biểu Quốc hội ủng hộ nguyên tắc đã uống rượu, bia thì không lái xe, nhưng 'uống ngày trước đến sáng nay vẫn còn nồng độ cồn, nếu bị CSGT phạt thì vô lý'.

Xem xét bổ sung, sửa đổi quy định về an toàn thực phẩm theo hướng thúc đẩy an toàn kinh doanh

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm - từng được coi là ví dụ điển hình về cải cách của môi trường kinh doanh - đã đến lúc cần được nghiên cứu, hoàn thiện để có thể áp dụng vào thực tế các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thực phẩm.

2 phương án về nồng độ cồn - cần căn cứ vào thực tế và ý kiến dư luận

​​​​​​​Trong những ngày trung tuần tháng 3 vừa qua, nhiều báo, tạp chí đã phản ánh về 2 phương án về nồng độ cồn. Theo đó, sáng 15/3, tiếp tục Phiên họp 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có quy định về nồng độ cồn khi lái xe. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm phản ánh trong những ngày qua.

Kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành đồ uống

​​​​​​​Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành Đồ uống đang đối mặt khiến doanh thu sụt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2023 và dự báo còn tiếp tục kéo dài, những ngày qua, các cơ quan báo chí đã đồng loạt phản ánh và truyền đi thông điệp là những kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm giúp ngành đồ uống phục hồi kinh tế và tiếp tục đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.