Doanh nghiệp đổi mới để vượt qua đại dịch

28/03/2022 - 11:00 AM
251 lượt xem
Cỡ chữ
Từ khi bắt đầu Đổi Mới năm 1986 đến nay, chưa bao giờ doanh nghiệp gặp khó khăn như trong hai năm đối phó với đại dịch COVID-19 và nay thêm khủng hoảng kinh tế quốc tế do chiến tranh Nga-Ucraina với các lệnh trừng phạt kinh tế gây ra.

alt
 
Toàn cầu hóa bị xem xét lại vì không thể dựa vào thuốc men, máy thở từ nước ngoài giá rẻ hơn mà mỗi nền kinh tế phải tự bảo đảm được các nhu cầu cấp bách về thuốc men và thiết bị y tế tối thiểu, chuỗi cung ứng quốc tế bị đứt gãy, khó khăn từ cả đầu vào (cung ứng vật tư, nguyên liệu sản xuất, vận tải đường bộ, đường hàng không…) lẫn đầu ra (nhu cầu tiêu dùng thay đổi, giảm sút…). Những du thuyền hạng sang nổi tiếng một thời nay vắng khách vì không đủ an toàn phòng bệnh dịch, ở các thành phố nhiều nhà hàng đóng cửa. Đây là những thay đổi cơ bản, khó khăn to lớn có thể còn kéo dài với những biến thể của virus từ Delta sang Omicron song có thể hy vọng sẽ giảm bớt khi cuộc chiến ở Ucraina chấm dứt.

Giá xăng dầu biến động mạnh, có ngày đã tăng lên đến 134 USD/thùng và mới giảm xuống 100USD/thùng gần đây do nhu cầu giảm sút nhưng đã kéo theo giá xi măng, sắt thép…tăng vọt, giá thuê container và cước phí cảng vụ tăng chóng mặt trong khi giá các mặt hàng tiêu dùng tăng rất ít, đẩy hàng loạt doanh nghiệp vào khó khăn, thậm chí phải đóng cửa, tạm nghỉ, nhiều tàu đánh bắt hải sản phải nằm bờ vì thu không đủ bù chi phí nhiên liệu, xe khách phải giảm chuyến... Theo điều tra của VCCI thì  97% doanh nghiệp gặp khó khăn, 91% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, thu hẹp kinh doanh. Các doanh nghiệp thuộc khu vực du lịch, khách sạn, nhà hàng chịu thiệt hại rất nặng, người lao động phải đi bán rau hay chạy Grab để kiếm sống, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất bị tắc nghẽn hay bị chậm làm cho ngành dệt-may khó thực hiện hợp đồng đúng kỳ hạn...
 
alt
 
Trong tình hình khó khăn đó, nổi lên giải pháp từ công nghệ thông tin, kinh tế số, máy tính… là những ngành có cơ hội phát triển mạnh, cho phép giao thương, giải quyết công việc mà không cần tiếp xúc cá nhân, tránh bị lây lan dịch bệnh. Thương mại điện tử, làm việc từ xa, giao hàng tận nhà bùng nổ…, cho phép đáp ứng nhu cầu công việc mà không cần tiếp xúc trực tiếp, tăng độ an toàn cho người lao động. Tiêu dùng xã hội, học tập, biểu diễn nghệ thuật… đã và đang tiếp tục thay đổi. Đặc biệt, hai ngành y và dược đã phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn vào kiểm soát dịch bệnh, tiêm chủng vacxin tạo điều kiện để nền kinh tế khôi phục sản xuất, du lịch quốc tế được mở cửa đón khách từ ngày 15.03.2022.

Trong thời gian giãn cách xã hội năm 2021, các doanh nghiệp đã không chịu bó tay, đổi mới, sáng tạo để duy trì và phát triển sản xuất: “ba tại chỗ ”, “ba tại chỗ+y tế”, “một cung đường hai điểm đến”… là những giải pháp cho phép doanh nghiệp duy trì hoạt động mà vẫn bảo đảm an toàn phòng dịch, không bị gián đoạn được người lao động rất hoan nghênh vì tiếp tục có thu nhập. Để tiếp tục hoạt động kinh doanh, mỗi doanh  nghiệp cần phân tích những thay đổi nhu cầu thị trường, những tiến bộ khoa học - công nghệ có thể vận dụng và xây dựng phương án tổ chức lại cho phù hợp với những thay đổi. Trước hết, phải tìm mọi giải pháp để cắt giảm chi phí như có thể vận tải bằng đường sắt hay đường thủy thay cho vận chuyển bằng đường bộ để giảm chi phí vận tải hay phân tích nhu cầu thị trường đã thay đổi để thích nghi và đáp ứng kịp thời. Nhiều nhà hàng cà phê đã lắp kính ngăn cách trên bàn, mỗi bàn chỉ có hai ghế, các bàn được kê xa nhau hơn, tạo cảm giác an toàn hơn cho khách hàng...
 
alt
 
Vận dụng công nghệ thông tin, kinh tế số hóa để giao tiếp với chính quyền như nộp thuế, tiền điện qua mạng hay tận dụng các nguồn thông tin từ Chính phủ điện tử. Tận dụng công nghệ thông tin để kết nối và hợp tác là hai phương hướng chủ đạo đối với hoạt động doanh nghiệp nhằm giảm chi phí hoạt động, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cần nâng cao năng lực và hiểu biết để chuyển đổi số, nhanh chóng trở thành doanh nghiệp số hóa. Trang bị kiến thức và năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh - ngôn ngữ phổ biến nhất trong giao tương quốc tế và tiếng Trung - bạn hàng lớn, láng giềng bên nước ta và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Sử dụng chuyên gia theo từng dịch vụ pháp lý, chuyên môn, tránh bị lừa đảo hay sơ hở như vụ xuất khẩu các container hạt điều đi Italia (Ý) vừa qua.

Đối với các doanh nghiệp ngành Đồ uống còn gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn các ngành khác, bởi không chỉ chịu tác động kép bởi dịch Covid-19, chính sách hạn chế đồ uống có cồn (cụ thể là Nghị định 100) mà còn phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt, chi phí sản xuất tăng cao do nguyên liệu đầu vào tăng. Để vượt qua khó khăn, các doanh nghiệp trong ngành cần tập trung nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm mới phù hợp với từng phân khúc thị trường, nên quan tâm nhiều hơn đến thị trường nông thôn vì đây là “chiếc bánh ngọt” hấp dẫn, nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên quan tâm hơn nữa đến quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng thông qua các chương trình an sinh xã hội, thể hiện là ngành sản xuất có trách nhiệm, quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững…  

Đổi mới sáng tạo để vượt qua dịch, tiếp tục hội nhập quốc tế, phát huy thế mạnh và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp Việt vượt khó để tiếp tục kinh doanh trong tình hình mới. Từ khi có chủ trương thích ứng an toàn phòng chống dịch, việc sản xuất, kinh doanh được thuận lợi hơn trước, các doanh nghiệp tập trung các nguồn lực, giải pháp để phục hồi kinh tế. Với việc mở cửa đón khách quốc tế từ ngày 15.3.2022, ngành du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn sẽ có nhiều cơ hội phục hồi, bù đắp những sụt giảm trong 2 năm qua, cùng với đó việc tiêu thụ các sản phẩm đồ uống sẽ khởi sắc, nhất là vào mùa du lịch hè sắp tới.

TS. Lê Đăng Doanh

Các bài viết khác

Xem thêm

Thừa dinh dưỡng và thiếu vận động là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

​​​​​​​Theo kết quả khảo sát ở Hà Nội, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ở nội thành cao hơn ngoại thành nguyên nhân do thừa dinh dưỡng và thiếu vận động. Làm gì để học sinh có thể trạng tốt, hạn chế thừa cân béo phì là những nội dung được nhiều báo đài cũng như công chúng quan tâm.

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Kỳ 2: Uống bia và nỗi lo phấp phỏng nồng độ cồn

Câu hỏi “Mất bao lâu để nồng độ cồn về 0, để có thể tham gia giao thông?” có lẽ là câu hỏi được tra cứu trên google của không phải ít người trong thời gian vừa qua.

KỲ 1: Nhà hàng, hộ kinh doanh bia khốn đốn - cần chính sách hài hòa các mục tiêu vì sự phát triển bền vững  

​​​​​​​Trong mấy năm gần đây, nhất là từ dịp Tết Nguyên đán 2024 đến nay, các đại lý, cửa hàng, quán bia rơi vào cảnh khốn đốn, kinh doanh ảm đạm, nhà hàng vắng khách, cắt giảm nhân viên, kéo theo đó là các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng bị ảnh hưởng.

'Uống cốc bia hôm trước, sáng nay vẫn bị phạt nồng độ cồn thì vô lý'

Đại biểu Quốc hội ủng hộ nguyên tắc đã uống rượu, bia thì không lái xe, nhưng 'uống ngày trước đến sáng nay vẫn còn nồng độ cồn, nếu bị CSGT phạt thì vô lý'.

Xem xét bổ sung, sửa đổi quy định về an toàn thực phẩm theo hướng thúc đẩy an toàn kinh doanh

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm - từng được coi là ví dụ điển hình về cải cách của môi trường kinh doanh - đã đến lúc cần được nghiên cứu, hoàn thiện để có thể áp dụng vào thực tế các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thực phẩm.

2 phương án về nồng độ cồn - cần căn cứ vào thực tế và ý kiến dư luận

​​​​​​​Trong những ngày trung tuần tháng 3 vừa qua, nhiều báo, tạp chí đã phản ánh về 2 phương án về nồng độ cồn. Theo đó, sáng 15/3, tiếp tục Phiên họp 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có quy định về nồng độ cồn khi lái xe. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm phản ánh trong những ngày qua.

Kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành đồ uống

​​​​​​​Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành Đồ uống đang đối mặt khiến doanh thu sụt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2023 và dự báo còn tiếp tục kéo dài, những ngày qua, các cơ quan báo chí đã đồng loạt phản ánh và truyền đi thông điệp là những kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm giúp ngành đồ uống phục hồi kinh tế và tiếp tục đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.