Doanh nghiệp và người tiêu dùng thêm khó do các yếu tố ngoại cảnh

07/05/2022 - 09:00 AM
420 lượt xem
Cỡ chữ
Năm 2022 tiếp tục là một năm khó khăn được dự báo trước do dịch bệnh, xung đột giữa Nga và Ukraine gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế thế giới và trong nước . Trước chi phí nguyên liệu tăng cao, doanh nghiệp ngành bia gặp khó khăn về nguồn cung, nhiều sản phẩm bia đồng loạt tăng giá bán.

Chi phí nguyên liệu tăng cao, thị trường bia tăng giá bán


Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam đưa tin hồi tháng 3, cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra khiến giá dầu mỏ, lương thực, dầu thực vật và hàng loạt sản phẩm tăng mạnh. Thực tế cho thấy, cả Ukraine và Nga gộp lại chiếm 30% sản lượng xuất khẩu malt trên toàn thế giới. Vì thế, xung đột nổ ra tại Nga - Ukraine đã làm ảnh hưởng nặng nề đến nguồn cung malt (một trong những nguyên liệu tối quan trọng trong sản xuất bia) và khiến cho giá thành nhập khẩu malt tăng cao.

Ngoài ra, thị trường xăng dầu trên thế giới chưa hoàn toàn ổn định, chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu, vận chuyển hàng đến hệ thống phân phối vẫn tăng cao so với mức tăng hàng năm.

Ngành Đồ uống do đặc thù sản xuất sử dụng các nguyên vật liệu nhập khẩu nên việc chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, giá xăng dầu tăng... làm cho giá nguyên vật liệu tăng phi mã, điển hình như: Giá malt tăng cao hơn 40-50% so với năm 2021; Giá hoa houblon tăng cao hơn 15-20% so với năm 2021; Giá vỏ lon tăng cao hơn từ 15%-30% so với năm 2021; Giá vỏ hộp tăng từ 10-20% so với năm 2021; Giá nắp chai tăng từ 30-35% so với năm 2021; Giá các nguyên vật liệu khác cũng tăng từ 15-20%, và dự báo sẽ còn tăng cao nữa.
 
alt
Giá bia tăng giá trước áp lực chi phí nguyên liệu
 
Trước áp lực khan hiếm nguồn cung nguyên liệu, việc nhập khẩu nguyên vật liệu chính để sản xuất bia có nguy cơ chậm tiến độ vì đối tác nước ngoài không bố trí được phương tiện để vận chuyển và do đó chi phí đầu vào dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao hơn hiện tại, đặt ra gánh nặng lớn cho các nhà sản xuất khi không thể bình ổn chi phí đầu vào, từ đó chuyển gánh nặng chi phí sang người tiêu dùng cùng với áp lực từ lạm phát.

Ghi nhận tại một số siêu thị, tạp hóa ở Hà Nội, giá nhiều loại bia đã bắt đầu tăng giá hơn so với thời điểm cuối năm 2021. Hầu hết các sản phẩm bia đều tăng từ 10 - 20.000 đ/thùng. Ngoài ra, giá bán lẻ bia trên thị trường có thể thay đổi tùy thuộc vào chi phí thuê mặt bằng, chi phí vận chuyển, nhân viên…

Theo các chủ cửa hàng tạp hoá, thời gian gần đây chi phí xăng dầu tăng kéo theo rất nhiều mặt hàng cũng tăng giá theo. Trong đó bia là một trong những mặt hàng tăng giá, giá nhập từ đại lý cũng tăng nên giá bán lẻ sẽ phải cao hơn trước. Ông Trần Văn Châu (chủ cửa hàng tạp hóa trên đường Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Hà Nội) cho biết: Hiện nay, giá một số loại bia đều tăng hơn so với hồi đầu năm 2022, tăng khoảng từ 15.000 - 20.000 đồng/thùng tùy loại. Giá tăng nhưng sức mua không cao nên cửa hàng tôi chỉ nhập số lượng ít bia để bán cầm chừng, theo dõi thêm tình hình thị trường thì mới quyết định có nhập thêm hàng hay không.

Tại một số quán bia cũng ghi nhận tăng giá đối với nhiều loại bia. Theo anh Hùng (quản lý nhà hàng bia trên đường Nguyễn phong Sắc cho biết): Từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ 2 bia hơi Hà Nội tăng giá. Lần thứ nhất nhà hàng tăng giá bán nhưng ở lần tăng thứ hai này chúng tôi quyết định chưa tăng giá để giữ chân khách hàng và cầm cự vượt qua khó khăn. Sắp tới, nếu nhà máy tiếp tục tăng lên thì nhà hàng sẽ tăng giá bán để đảm bảo lợi nhuận.

Nhà hàng, người tiêu dùng nói gì?

Trước việc tăng giá đối với nhiều loại bia trong thời gian qua đã ảnh hưởng tới việc buôn bán, tiêu thụ bia, doanh thu sụt giảm. Chia sẻ với phóng viên, anh Việt, chủ nhà hàng ở ngã tư Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: Từ khi được mở cửa hoạt động trở lại, khách hàng bắt đầu ra ngoài ăn uống, tuy nhiên số lượng bàn ăn vẫn không nhiều. Khách hàng tới quán ăn phần lớn muốn được uống bia, được thưởng thức các món ăn trong không khí tấp nập tại cửa hàng. Tuy nhiên, nếu giá bia tăng như hiện nay, khách hàng sẽ cắt giảm chi tiêu cho việc ăn bên ngoài, nhiều quán nhậu sẽ tiếp tục gặp khó khăn bởi doanh thu của quán nhậu đa phần đến từ việc tiêu thụ bia.

Có thể thấy, bia tăng giá, người tiêu dùng sẽ phải chi trả cho việc uống bia cao hơn. Khi giá bia tăng, nhiều khách hàng đã có thắc mắc với nhà hàng. Anh Lê Tuấn Thành, quản lý một nhà hàng bia chia sẻ: Đã có nhiều trường hợp khách hàng thắc mắc “Sao giá bia lại cao thế? Có tính nhầm gì không?”. Những lúc như vậy, chúng tôi đều phải tươi cười giải thích cho khách hàng hiểu, vì nhà máy bia tăng giá nên nhà hàng cũng phải tăng giá bán chứ nhà hàng không tự ý tăng giá lên được.

Về phía người tiêu dùng, đa phần mọi người đều thông cảm với việc các nhà hàng tăng giá bán bia bởi hiện nay giá xăng dầu tăng kéo theo rất nhiều mặt hàng cũng đồng loạt tăng giá.

Ông Chu Văn Nam (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: Hiện nay hầu như mặt hàng nào cũng tăng giá chứ không riêng gì bia. Tuy nhiên nếu giá bia tiếp tục tăng lên, thay vì một tuần 2,3 lần ra quán uống bia thì có thể sẽ giảm xuống chỉ còn 1 lần.

Ánh Dương

Các bài viết khác

Xem thêm

Ngành Công Thương: Vượt qua thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước

Ngày 20/12/2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức trọng thể Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Bộ TN&MT công bố 2 tổ chức được ủy quyền tái chế sản phẩm, bao bì

Danh sách các tổ chức được công bố gồm có hai đơn vị: Công ty Cổ phần Tái chế bao bì - PRO Việt Nam và Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM).

Thủ tướng yêu cầu tăng cường thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách nhà nước.

Giải thưởng “Khoảnh khắc báo chí” còn nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển...

hương trình Gala Báo chí 2023 - Lễ trao giải ảnh “Khoảnh khắc báo chí 2022” lần thứ 5 đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với các đại biểu cũng như các nhà báo, tác giả đạt Giải nhờ sự chỉn chu, chuyên nghiệp của Ban Tổ chức, nhất là nội dung chương trình Lễ trao giải

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023

Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương năm 2023 do Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức. Đây là dịp để các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận về các sáng kiến hỗ trợ chuyển đổi số ngành Công Thương.

Hội thảo: “Chuyển đổi sản xuất xanh trong doanh nghiệp: Cơ hội, thách thức và kiến nghị”

Việc chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp là xu hướng tất yếu của sự phát triển, nó không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Diễn đàn kinh tế xanh 2023: Tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam

Với chủ đề “Nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam: Hợp tác châu Âu - Việt Nam thúc đẩy sáng kiến xanh”, Diễn đàn kinh tế Xanh 2023 đã được tổ chức chiều ngày 02/11 tại Hà Nội với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte

Xây dựng Công đoàn Công Thương Việt Nam vững mạnh toàn diện

Đại hội Công đoàn Công Thương Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2023 - 2028 với chủ đề “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” đã diễn ra thành công, tốt đẹp từ ngày 05 đến ngày 06/10/2023 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 400 đại biểu chính thức là cán bộ, đoàn viên tiêu biểu đại diện cho gần 150 ngàn lao động trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam.

80 doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm và Anuga 2023

Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, đơn vị này tổ chức đoàn gồm 80 doanh nghiệp tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Anuga 2023 (Anuga) diễn ra từ ngày 7-11/10/2023 tại Trung tâm Triển lãm Koelnmesse, thành phố Cologne, Đức.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.