Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam góp ý Dự thảo Nghị định thi hành Luật Quảng cáo

24/07/2025 - 04:23 PM
39 lượt xem
Cỡ chữ

 

Không bổ sung hạn chế mới cho ngành bia – rượu: Các quy định kiểm soát quảng cáo đồ uống có cồn đã được quy định chi tiết trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 và Nghị định 24/2020/NĐ-CP. Đồng thời, Luật Quảng cáo sửa đổi năm 2025 cũng không có nội dung bổ sung riêng đối với sản phẩm có cồn. Do đó, VBA đề nghị Dự thảo Nghị định không đặt thêm yêu cầu hoặc hạn chế mới vượt quá các quy định hiện hành.

Làm rõ phạm vi phương tiện quảng cáo được phép áp dụng cho bia: Hiệp hội kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cụ thể các loại hình quảng cáo hợp pháp cho bia (như video số, in-app, sự kiện) để tránh hiểu nhầm và đảm bảo thực thi đồng bộ với các luật hiện hành.

Đề xuất miễn trừ áp dụng với các hoạt động không mang tính thương mại: VBA cũng đề xuất có hướng dẫn linh hoạt cho các nội dung trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), tài trợ văn hóa – thể thao, chương trình uống có trách nhiệm và truyền thông nội bộ, v.v., vì đây là những hoạt động không mang tính thương mại.

Thời gian chuyển tiếp cần tối thiểu 6 tháng: Để các doanh nghiệp có đủ thời gian chuẩn bị, cập nhật nội dung sáng tạo, hợp đồng truyền thông và đào tạo đội ngũ, VBA đề nghị áp dụng thời gian chuẩn bị tối thiểu 6 tháng sau khi Nghị định được ban hành.

Góp ý cụ thể về Điều 13 và Điều 20

Đối với Điều 13 về nội dung bắt buộc trong quảng cáo, VBA cho rằng khái niệm “phương thức sử dụng” là không phù hợp với đặc thù sản phẩm bia vì bia đã phổ biến và không cần hướng dẫn sử dụng. Hiệp hội kiến nghị loại bỏ hoặc hướng dẫn rõ ràng hơn (ví dụ: “dùng lạnh” hoặc “uống trực tiếp”). Ngoài ra, việc yêu cầu đưa tên và địa chỉ đơn vị phân phối vào mọi quảng cáo là không cần thiết và có thể hạn chế tính sáng tạo, đặc biệt khi thông tin này đã có trên bao bì sản phẩm.

Về Điều 20 liên quan đến việc cung cấp dữ liệu nền tảng số trung gian, VBA bày tỏ quan ngại về việc cho phép “bên thứ ba” truy cập miễn phí vào các công cụ đo lường hiệu suất và dữ liệu của nền tảng. Hiệp hội cho rằng, dữ liệu này có thể bao gồm thông tin nhạy cảm, bí mật kinh doanh, chiến lược marketing của doanh nghiệp. Việc cho phép bên thứ ba truy cập có thể không phù hợp và quy định “dữ liệu phải được cung cấp một cách phù hợp” có thể dẫn đến áp dụng tùy nghi, khó xác định. Do đó, VBA kiến nghị bỏ “bên thứ ba” hoặc quy định cụ thể hơn các thông tin mà bên thứ ba có quyền tiếp cận để đảm bảo không ảnh hưởng đến bí mật thông tin của người quảng cáo, đồng thời quy định cụ thể hơn về nội dung này để tránh mở rộng không cần thiết phạm vi dữ liệu cung cấp.

Hiệp hội VBA trân trọng cảm ơn sự lưu tâm và xem xét của Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện, và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với những góp ý này.

 

Chi tiết: TẠI ĐÂY

Các bài viết khác

Xem thêm

Cần chính sách ổn định, tháo gỡ rào cản, cải thiện môi trường kinh doanh cho ngành đồ uống

Trong bối cảnh ngành Đồ uống Việt Nam đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid - 19 và thích ứng với xu thế tiêu dùng mới, những rào cản về thủ tục hành chính, thuế, hóa đơn điện tử và dự thảo luật liên quan đang là những “điểm nghẽn” cần được tháo gỡ. Loạt bài viết gần đây trên các cơ quan truyền thông đã chỉ ra nhiều vướng mắc thực tiễn trong áp dụng chính sách, đặc biệt với các hộ sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ trong lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát.

VBA phản ánh vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật gây khó khăn cho doanh nghiệp và đề xuất kiến nghị

Ngày 14/7, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) gửi Công văn số 50/CV-VBA gửi Viện Chiến lược và Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp phản ánh khó khăn vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đề xuất phương án xử lý.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sáng 11/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua.

Gỡ vướng cho các hộ kinh doanh trong thực hiện hóa đơn điện tử

Chiều 10/7/2025, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Tham vấn về kết quả điều tra hộ kinh doanh trong việc thực hiện hóa đơn, chứng từ theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP”. Tại đây, nhiều vấn đề thực tiễn được đặt ra: thiếu hiểu biết chính sách, khó khăn kỹ thuật, áp lực chi phí và lo ngại từ chính những người trong cuộc.

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam kiến nghị làm rõ nhiều điểm trong Dự thảo Luật Phòng bệnh

Ngày 4/7/2025, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có văn bản gửi Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh để góp ý chi tiết cho Dự thảo Luật Phòng bệnh. Nội dung kiến nghị nêu rõ những điểm cần làm rõ, đồng thời đề nghị được tham gia quá trình thẩm định dự luật quan trọng này.

Chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) tiếp tục kéo dài đến hết năm 2026

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục giảm thuế GTGT. Theo đó, mức thuế GTGT sẽ được giảm 2% (từ 10% xuống còn 8%) cho một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Từ 1/7/2025 sẽ có 13 luật, 9 nghị định, 39 thông tư chính thức có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định và thông tư mới chính thức có hiệu lực thi hành, đánh dấu giai đoạn cập nhật chính sách pháp luật lớn trong năm. Các văn bản này điều chỉnh nhiều lĩnh vực thiết yếu như bảo hiểm, thuế, y tế, quy hoạch, khoáng sản, phòng cháy chữa cháy (PCCC), công chứng, công nghiệp quốc phòng, lưu trữ, di sản văn hóa và thương mại.

VBA góp ý Dự thảo Nghị định EPR: Đề xuất chi phí tái chế bao bì tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp

Mới đây, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) gửi Công văn số 45/CV-VBA tới Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ NN&MT) về việc góp ý Dự thảo Nghị định Luật Bảo vệ môi trường về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (“Dự thảo NĐ EPR”).

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam kiến nghị về Dự thảo Luật Phòng bệnh: Lo ngại "thuế chồng thuế" và những bất cập

Ngày 26/6, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) gửi Công văn số 44/CV-VBA tới Bộ trưởng Bộ Y tế, đồng thời gửi tới Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Công Thương, góp ý về Dự thảo Luật Phòng bệnh. Trong công văn, VBA bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về đề xuất yêu cầu khoản đóng góp bắt buộc từ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh "mặt hàng không có lợi cho sức khỏe", đặc biệt khi các sản phẩm của ngành bia, rượu, nước giải khát có thể thuộc đối tượng này.

Quảng cáo và mua tạp chí