Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam kiến nghị làm rõ nhiều điểm trong Dự thảo Luật Phòng bệnh

04/07/2025 - 05:43 PM
57 lượt xem
Cỡ chữ
Ngày 4/7/2025, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có văn bản gửi Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh để góp ý chi tiết cho Dự thảo Luật Phòng bệnh. Nội dung kiến nghị nêu rõ những điểm cần làm rõ, đồng thời đề nghị được tham gia quá trình thẩm định dự luật quan trọng này.
 

Việc ban hành Luật Phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng là cần thiết và được đồng thuận. Tuy nhiên, một số quy định trong Dự thảo Luật, đặc biệt liên quan đến việc thành lập quỹ Phòng bệnh dựa trên khoản đóng góp bắt buộc từ doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu “các mặt hàng không có lợi cho sức khỏe”, đang khiến cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có Hiệp hội VBA, bày tỏ nhiều băn khoăn, lo ngại về tính minh bạch, nhất quán và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh hợp pháp.

 

Khái niệm chưa rõ ràng, dễ dẫn tới lạm dụng trong thực thi

Một trong những vấn đề nổi bật được Hiệp hội VBA chỉ ra trong Công văn số 47/CV-VBA về  tham gia góp ý xây dựng Dự thảo Luật Phòng bệnh là thuật ngữ “các mặt hàng không có lợi cho sức khỏe” – đối tượng chính dự kiến bị áp đặt khoản đóng góp bắt buộc để hình thành quỹ Phòng bệnh. Theo Hiệp hội, khái niệm này hiện chưa được định nghĩa rõ ràng trong dự luật.

Trên thực tế, ranh giới giữa sản phẩm “có lợi” hay “không có lợi” cho sức khỏe phụ thuộc rất lớn vào cách sử dụng, liều lượng và bối cảnh tiêu dùng. Ngay cả những sản phẩm vốn được xem là có lợi, như nước, vitamin, khoáng chất, nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai cách, đều tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Trong khi đó, các sản phẩm như rượu vang, bia, nếu tiêu dùng ở mức độ hợp lý có thể đem lại lợi ích nhất định đối với sức khỏe tim mạch, tuần hoàn.

Việc thiếu quy định chi tiết, minh bạch về đối tượng sản phẩm sẽ dẫn tới rủi ro lạm quyền trong thực thi, hoặc gây ra tâm lý bất an cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hợp pháp. VBA nhấn mạnh, rà soát Tờ trình và hồ sơ Dự thảo hiện nay cho thấy, có khả năng “bia, rượu, thuốc lá, nước giải khát” sẽ là nhóm hàng hóa chịu điều chỉnh, song nội dung luật lại không xác định danh mục rõ ràng, cụ thể.

 

Đề xuất thành lập quỹ phòng bệnh thiếu nhất quán, chưa có cơ sở thuyết phục

Theo văn bản góp ý, Hiệp hội VBA bày tỏ quan ngại sâu sắc về đề xuất thành lập quỹ Phòng bệnh với khoản đóng góp bắt buộc từ doanh nghiệp.

Cụ thể, trong hồ sơ ngày 15/12/2023 gửi Bộ Tư pháp thẩm định, dự thảo ban đầu từng quy định Quỹ Nâng cao sức khỏe cộng đồng được thành lập dựa trên tổ chức lại Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá và Quỹ vắc xin phòng COVID-19. Tuy nhiên, đến ngày 26/5/2025, hồ sơ Dự thảo công bố lấy ý kiến công khai lại đưa ra Phương án 2 tại Điều 42.3.c: thành lập quỹ từ khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm “không có lợi cho sức khỏe” (không bao gồm thuốc lá), tính theo lộ trình tăng dần từ 1% lên 2% trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Hiệp hội VBA nhận định, việc liên tục thay đổi tên gọi, nguồn hình thành quỹ và cách thức vận hành cho thấy đề xuất còn thiếu nhất quán, chưa có căn cứ khoa học, chưa có đánh giá tác động đầy đủ và tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Đặc biệt, quy định “…khoản đóng góp bắt buộc được khai, nộp cùng thuế tiêu thụ đặc biệt” về bản chất như một loại thuế bổ sung. Nhưng thay vì ban hành thông qua hệ thống luật thuế, quy định này lại được lồng ghép trong Luật Phòng bệnh, tiềm ẩn nguy cơ chồng chéo pháp luật, thiếu minh bạch và không tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước.

Trích dẫn Báo cáo số 609/BC-CP của Chính phủ về tình hình các quỹ tài chính ngoài ngân sách, VBA nhấn mạnh rằng đến cuối năm 2024, số dư nguồn các quỹ vẫn tương đối lớn. Hoạt động nhiều quỹ tài chính ngoài ngân sách trong giai đoạn 2020–2023 còn “nhiều bất cập, hạn chế”, theo kết quả kiểm toán. Do đó, việc tiếp tục thành lập thêm một quỹ mới dựa trên nguồn thu từ doanh nghiệp, khi chưa có cơ chế giám sát minh bạch, sẽ đi ngược chủ trương tinh gọn bộ máy, hạn chế chồng lấn và trùng lặp quỹ, cũng như chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ.

Hiệp hội VBA cũng nhắc lại tiền lệ Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia từng đề xuất thành lập quỹ phòng chống tác hại rượu bia, nhưng cuối cùng phải loại bỏ vì không có cơ sở pháp lý và thực tiễn đủ thuyết phục.

 

Tác động tài chính nghiêm trọng: “Thuế chồng thuế”, “khó chồng khó”

Một nội dung quan trọng khác trong kiến nghị là việc đề xuất khoản đóng góp bắt buộc diễn ra đồng thời với lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đã được Quốc hội thông qua.

Cụ thể, giai đoạn 2027–2031, thuế tiêu thụ đặc biệt áp lên sản phẩm đồ uống sẽ tăng liên tục mỗi năm 5%. Nếu tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp đóng thêm 1–2% “phí phòng bệnh” trích theo giá tính thuế, tổng gánh nặng tài chính dồn lên doanh nghiệp sẽ rất lớn, đẩy chi phí sản xuất kinh doanh lên cao, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước so với hàng nhập lậu và không rõ nguồn gốc.

Hiệp hội nhấn mạnh, ngành đồ uống vốn đang phải chống chọi hàng loạt khó khăn sau đại dịch và bất ổn kinh tế toàn cầu: sức mua của người dân giảm do thu nhập sụt giảm, chi phí vận chuyển, nguyên liệu, bao bì đều tăng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Cùng với đó là yêu cầu ngày càng lớn về đầu tư hạ tầng xanh, chuyển đổi năng lượng tái tạo, báo cáo minh bạch về môi trường – xã hội – quản trị (ESG).

Do vậy, nếu tiếp tục siết thêm gánh nặng tài chính, các doanh nghiệp sản xuất hợp pháp sẽ càng thêm khó khăn, trong khi hàng lậu, hàng kém chất lượng có thể tràn vào thị trường, gây thất thu thuế và thiệt hại cho người tiêu dùng.

 

Kiến nghị đảm bảo quyền tham gia, thẩm định, đối thoại minh bạch

Trên cơ sở những phân tích nêu trên, Hiệp hội VBA kiến nghị Bộ Tư pháp:

Làm rõ khái niệm “mặt hàng không có lợi cho sức khỏe” và ban hành danh mục sản phẩm cụ thể, hạn chế tùy tiện áp dụng trong thực thi; Đảm bảo đánh giá tác động toàn diện, công khai, có tham vấn đầy đủ các đối tượng chịu tác động trực tiếp; Xem xét kỹ lưỡng tính cần thiết và cơ chế vận hành của quỹ Phòng bệnh để tránh chồng chéo, thiếu minh bạch, xung đột với Luật Ngân sách nhà nước và các luật thuế hiện hành. Tạo điều kiện cho Hiệp hội VBA và các hiệp hội ngành nghề được tham gia thẩm định dự thảo luật, đóng góp ý kiến chính thức, đảm bảo tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp được lắng nghe.

Hiệp hội VBA khẳng định quan điểm ủng hộ các chính sách bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhưng đề nghị xây dựng cơ chế thực thi hợp lý, dựa trên nguyên tắc minh bạch, công bằng và khả thi. Đặc biệt, việc đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định, tuân thủ pháp luật, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, chính là yếu tố then chốt để duy trì nguồn thu bền vững cho ngân sách và góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải thiện sức khỏe cộng đồng một cách hiệu quả và cân bằng.

CHI TIẾT: TẠI ĐÂY

Các bài viết khác

Xem thêm

VBA phản ánh vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật gây khó khăn cho doanh nghiệp và đề xuất kiến nghị

Ngày 14/7, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) gửi Công văn số 50/CV-VBA gửi Viện Chiến lược và Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp phản ánh khó khăn vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đề xuất phương án xử lý.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sáng 11/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua.

Gỡ vướng cho các hộ kinh doanh trong thực hiện hóa đơn điện tử

Chiều 10/7/2025, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Tham vấn về kết quả điều tra hộ kinh doanh trong việc thực hiện hóa đơn, chứng từ theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP”. Tại đây, nhiều vấn đề thực tiễn được đặt ra: thiếu hiểu biết chính sách, khó khăn kỹ thuật, áp lực chi phí và lo ngại từ chính những người trong cuộc.

Chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) tiếp tục kéo dài đến hết năm 2026

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục giảm thuế GTGT. Theo đó, mức thuế GTGT sẽ được giảm 2% (từ 10% xuống còn 8%) cho một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Từ 1/7/2025 sẽ có 13 luật, 9 nghị định, 39 thông tư chính thức có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định và thông tư mới chính thức có hiệu lực thi hành, đánh dấu giai đoạn cập nhật chính sách pháp luật lớn trong năm. Các văn bản này điều chỉnh nhiều lĩnh vực thiết yếu như bảo hiểm, thuế, y tế, quy hoạch, khoáng sản, phòng cháy chữa cháy (PCCC), công chứng, công nghiệp quốc phòng, lưu trữ, di sản văn hóa và thương mại.

VBA góp ý Dự thảo Nghị định EPR: Đề xuất chi phí tái chế bao bì tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp

Mới đây, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) gửi Công văn số 45/CV-VBA tới Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ NN&MT) về việc góp ý Dự thảo Nghị định Luật Bảo vệ môi trường về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (“Dự thảo NĐ EPR”).

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam kiến nghị về Dự thảo Luật Phòng bệnh: Lo ngại "thuế chồng thuế" và những bất cập

Ngày 26/6, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) gửi Công văn số 44/CV-VBA tới Bộ trưởng Bộ Y tế, đồng thời gửi tới Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Công Thương, góp ý về Dự thảo Luật Phòng bệnh. Trong công văn, VBA bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về đề xuất yêu cầu khoản đóng góp bắt buộc từ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh "mặt hàng không có lợi cho sức khỏe", đặc biệt khi các sản phẩm của ngành bia, rượu, nước giải khát có thể thuộc đối tượng này.

Làm rõ các nguyên nhân bệnh thừa cân béo phì ở Việt Nam để có chính sách và biện pháp can thiệp phù hợp

Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi, dự kiến được Quốc hội khóa XV xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9, đang nhận được nhiều ý kiến của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục đối tượng chịu thuế TTĐB với thuế suất 10%. Nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ sự băn khoăn về cơ sở khoa học, tính toàn diện và tác động của chính sách này, liệu mục tiêu là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì có đạt được vì chưa xác định rõ nguyên nhân gây thừa cân, béo phì...

VBA kiến nghị lộ trình tăng thuế phù hợp để đảm bảo “sức khỏe người tiêu dùng” và “sức khỏe” doanh nghiệp

Trước đề xuất tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia và nước giải khát có đường, ngày 26/5/2025, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) có Công văn số 31/CV-VBA gửi tới Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kiến nghị điều chỉnh lộ trình tăng thuế theo hướng thận trọng, có tính đến sức chịu đựng thực tế của doanh nghiệp và nhu cầu ổn định nền kinh tế…

Quảng cáo và mua tạp chí