Indonesia chưa thể áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường

19/04/2023 - 09:45 AM
329 lượt xem
Cỡ chữ

Bộ Tài chính Indonesia cho biết kế hoạch đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường của quốc gia này khó có thể thực hiện trong năm nay và khả năng có thể có hiệu lực vào năm 2024 tới.

Nguồn: Ảnh minh họa (Nguồn: AFP)

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Chính phủ Indonesia một lần nữa hoãn áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, vốn được chờ đợi từ lâu. Điều này làm dấy lên quan ngại việc thực hiện cam kết bảo vệ sức khỏe cộng đồng sau đại dịch COVID-19.

 

Năm ngoái, Bộ Tài chính và Ủy ban Ngân sách Hạ viện (Banggar) đã nhất trí đưa thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường và các sản phẩm nhựa vào kế hoạch ngân sách năm 2023.

 

Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất, ông Nirwala Dwi Heryanto, phụ trách mảng truyền thông của Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Bộ Tài chính Indonesia, cho biết kế hoạch đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường khó có thể thực hiện trong năm nay do bộ này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các yêu cầu pháp lý song song với việc đánh giá đà phục hồi kinh tế quốc gia.

 

Ông cho biết cơ quan chuyên môn đang lên kế hoạch đệ trình biểu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường lên Ủy ban IX (giám sát các vấn đề dân số, sức khỏe, nhân lực và di cư) thuộc Hạ viện vào tháng Năm tới. Nếu được thông qua, chính sách áp thuế liên quan có thể có hiệu lực vào năm 2024.

 

Bộ Tài chính Indonesia dự định đánh thuế đồ uống có đường từ năm 2009 nhằm đa dạng hóa nguồn thu, song tiến độ thực hiện bị chậm trễ, chủ yếu do vấp phải sự phản đối của các doanh nghiệp.

 

Năm 2020, bộ này một lần nữa đề xuất áp thuế đồ uống có đường với một kế hoạch chi tiết hơn. Tuy nhiên, các nhà lập pháp đã bác bỏ do suy thoái kinh tế trong đại dịch COVID-19.

Tiến độ chậm chạp trong việc triển khai áp thuế đối với đồ uống có đường làm dấy lên nghi vấn về cam kết của Chính phủ Indonesia trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trong bối cảnh Bộ Y tế đang nỗ lực cải cách hệ thống chăm sóc y tế sau tác động của đại dịch COVID-19.

 

Một nghiên cứu cho thấy những người dùng đồ uống có đường từ 1 đến 2 lần mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 26%, trong khi một nghiên cứu khác chỉ ra rằng những người sử dụng đồ uống có đường hơn 2 lần/ngày có nguy cơ tử vong sớm vì tim mạch cao hơn 31%.

 

Từ năm 1996 đến 2014, lượng tiêu thụ đồ uống có đường ở Indonesia đã tăng gấp 15 lần, từ 51 triệu lít lên 780 triệu lít.

 

Năm 2020, Indonesia đứng thứ ba Đông Nam Á về mức tiêu thụ loại đồ uống này. Các tổ chức phi chính phủ và người dân từ lâu đã kêu gọi Indonesia đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường theo mô hình của 49 nước, trong đó có 4 nước láng giềng là Thái Lan, Malaysia, Philippines và Brunei.

 

Một nghiên cứu cho thấy việc Thái Lan áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường đã giúp giảm 17% lượng tiêu thụ đồ uống có ga và 2,5% lượng tiêu thụ đồ uống có đường ngay trong năm đầu thực hiện./.

Nguồn: vietnamplus.vn

Các bài viết khác

Xem thêm

Ngành Công Thương: Vượt qua thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước

Ngày 20/12/2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức trọng thể Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Bộ TN&MT công bố 2 tổ chức được ủy quyền tái chế sản phẩm, bao bì

Danh sách các tổ chức được công bố gồm có hai đơn vị: Công ty Cổ phần Tái chế bao bì - PRO Việt Nam và Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM).

Thủ tướng yêu cầu tăng cường thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách nhà nước.

Giải thưởng “Khoảnh khắc báo chí” còn nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển...

hương trình Gala Báo chí 2023 - Lễ trao giải ảnh “Khoảnh khắc báo chí 2022” lần thứ 5 đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với các đại biểu cũng như các nhà báo, tác giả đạt Giải nhờ sự chỉn chu, chuyên nghiệp của Ban Tổ chức, nhất là nội dung chương trình Lễ trao giải

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023

Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương năm 2023 do Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức. Đây là dịp để các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận về các sáng kiến hỗ trợ chuyển đổi số ngành Công Thương.

Hội thảo: “Chuyển đổi sản xuất xanh trong doanh nghiệp: Cơ hội, thách thức và kiến nghị”

Việc chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp là xu hướng tất yếu của sự phát triển, nó không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Diễn đàn kinh tế xanh 2023: Tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam

Với chủ đề “Nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam: Hợp tác châu Âu - Việt Nam thúc đẩy sáng kiến xanh”, Diễn đàn kinh tế Xanh 2023 đã được tổ chức chiều ngày 02/11 tại Hà Nội với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte

Xây dựng Công đoàn Công Thương Việt Nam vững mạnh toàn diện

Đại hội Công đoàn Công Thương Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2023 - 2028 với chủ đề “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” đã diễn ra thành công, tốt đẹp từ ngày 05 đến ngày 06/10/2023 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 400 đại biểu chính thức là cán bộ, đoàn viên tiêu biểu đại diện cho gần 150 ngàn lao động trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam.

80 doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm và Anuga 2023

Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, đơn vị này tổ chức đoàn gồm 80 doanh nghiệp tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Anuga 2023 (Anuga) diễn ra từ ngày 7-11/10/2023 tại Trung tâm Triển lãm Koelnmesse, thành phố Cologne, Đức.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.