Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sau 3 năm đi vào hoạt động

24/02/2023 - 03:30 PM
502 lượt xem
Cỡ chữ
Việc Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Luật PCTHCRB) có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 được xem là biện pháp cấp thiết để góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội; bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Đặc biệt, sự ra đời của Luật góp phần không nhỏ trong việc hạn chế các vụ tai nạn giao thông do uống bia, rượu gây ra. Đây là đạo luật liên quan đến thói quen, hành vi tiêu dùng của người dân Việt Nam. 
Không lạm dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng 
Chính thức PCTHCRB do Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019 và Nghị định 100 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, Luật hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã song hành đi vào cuộc sống, tạo thành hành lang pháp lý chặt chẽ với chế tài xử phạt nghiêm minh có tính răn đe, bước đầu thu được hiệu quả trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông.
 
“Sau 3 năm thực hiện, Luật PCTHCRB có một số mặt tích cực. Giúp người dân hiểu được khi lạm dụng sẽ gây nên những hậu quả không tốt trong văn hóa, cuộc sống, gia đình. Từ thực tế cuộc sống hiện nay, từ hiệu quả của Luật cần đánh giá một cách toàn diện tác động của Luật đối với đời sống xã hội, mặt được và chưa được cũng cần phải có nghiên cứu thực tế hơn và cải tiến, sửa đổi để Luật mỗi ngày phát huy một cách hiệu quả tốt đẹp hơn”, PGS. TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết.
 
Với làn sóng mạnh mẽ từ những thông điệp “Đã uống rượu bia thì không lái xe”, trong năm đầu tiên áp dụng Luật, số người chết do tai nạn giao thông giảm xuống dưới 7.000 người/năm. Đáng mừng hơn con số này liên tục được đẩy lùi qua 3 năm trở lại đây với sự ra đời của Nghị định 123 sửa đổi, bổ sung những hạn chế của Nghị định 100 của Chính phủ. Cùng với đó là sự kiên quyết xử lý thường xuyên các tài xế vi phạm trên các tuyến đường trong suốt 3 năm qua của lực lượng cảnh sát giao thông đóng vai trò then chốt trong kéo giảm các vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân do rượu, bia qua các năm.
 
Theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông: Lực lượng cảnh sát giao thông đã đồng bộ triển khai cả về phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ để kiên quyết xử lý các vi phạm về nồng độ cồn và xử lý rốt ráo ngay trong đợt Tết Quý Mão 2023. Trong 7 ngày Tết lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý rất quyết liệt, trung bình mỗi ngày có trên 1.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý.
 
Cùng với chế tài xử phạt, sự quyết tâm, nỗ lực và sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, địa phương trong công tác tuyên truyền, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, trong đó có Luật PCTHCRB và Nghị định 100 đã tạo nên tác động, hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, góp phần điều chỉnh nhận thức, hành vi của người dân khi tham gia giao thông.
 
Sau 3 năm, Luật đã tác động thế nào đến xã hội? Và hiệu quả mang lại như thế nào. Cùng PGS.TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, Đại học Y tế Công cộng bàn luận về vấn đề này.
 
Đây là lần đầu tiên Việt nam có một luật điều chỉnh đầy đủ, hoàn chỉnh đối với vấn đề phòng, chống tác hại của rượu, bia. đồng thời, đây cũng là đạo luật khó do liên quan đến thói quen, hành vi tiêu dùng của người dân. Sau 3 năm đi vào cuộc sống, ông đánh giá như thế nào về tác động của Luật với xã hội?
 
Đây là một luật rất văn minh, là 1 trong đạo luật đầu tiên của Việt Nam kiểm soát hành vi đem lại những điều không có lợi tới sức khỏe người dân. Sau 3 năm luật đi vào cuộc sống đã mang lại nhiều yếu tố tích cực cho sức khỏe của người dân Việt Nam. Là đơn vị nghiên cứu, chúng tôi nhìn thấy một điều rất rõ ràng là thói quen sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông của người dân đã có sự thay đổi tích cực. Người lái xe từ chối uống rượu bia khi tham gia giao thông hoặc sử dụng phương tiện khác nếu có nhu cầu muốn sử dụng rượu bia.
 
Rõ ràng khi luật ra đời chúng ta đã thấy hiệu quả rõ rệt khi số vụ tai nạn giao thông liên quan đến nồng độ cồn giảm qua các năm. Vậy công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai đóng vai trò như thế nào trong suốt 3 năm qua?
 
Đây là công tác đã được nhà nước và các cơ quan liên quan thực hiện rất tốt. Khi Luật ra đời vào năm 2020, Nghị định 100 cũng được ban hành ngay sau đó. Tuy nhiên thời điểm đó, Việt Nam và các nước trên thế giới vướng vào đại dịch Covid-19, do đó bị ngắt quãng chậm đi một chút. Việc đưa chế tài xử phạt vi phạm an toàn giao thông liên quan đến uống rượu bia và lái xe được nâng cao về mặt hình phạt, đồng thời việc tuyên truyền của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia được tuyên truyền rất nhiều trên các kênh truyền thông. Việc gia quân và xử lý các vi phạm cũng được tuyên truyền rộng khắp trên toàn quốc. Bên cạnh đó có rất nhiều các biện pháp kỹ thuật như hệ thống máy đo nồng độ cồn, các hệ thống trên đường là những giải pháp được các cơ quan chức năng về kiểm soát nồng độ cồn thực hiện rất tốt.
 
Trong quá trình thực thi luật, theo ông còn những bất cập gì mà chúng ta cần sửa đổi?
 
Chúng ta vẫn cần phải nâng cấp hơn nữa, nhất là việc kiểm soát nồng độ . Hiện nay mới chỉ kiểm soát theo chiến dịch. Một năm chỉ thực hiện được 1 vài đợt ra quân mạnh mẽ bởi bình thường sẽ không có lực lượng để thực hiện được những điều này. Bên cạnh đó, ở Việt Nam qua các năm 2021, 2022, một số vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng liên quan đến nồng độ cồn mà chế tài xử phạt mới dừng lại ở việc phạt tiền hoặc giữ bằng lái. Đó là những điểm còn hạn chế.Việc thay đổi một đạo luật không nhất thiết phải làm ngay, cần có thời gian sau khi triển khai rộng rãi hơn, thay đổi được ý thức hơn thì mới bắt đầu chỉnh sửa, hiệu chỉnh sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn.Luật PCTHCRB không chỉ tập trung vào việc phòng, chống uống rượu bia và lái xe mà còn có nhiều quy định quan trọng khác để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng uống rượu bia đối với sức khỏe và kinh tế, đặc biệt tình trạng sử dụng rượu bia ở Việt Nam đang ngày càng tăng cao.
 
Thực tế có thể dễ dàng bắt gặp tình trạng những quán rượu bia vào giờ tan tầm hoặc lúc nửa đêm rất đông khách. Mặc dù Luật đã quy định về kinh doanh rượu bia nhưng tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng là chế tài chưa đủ mạnh?
 
Trong Luật PCTHCRB ở Việt Nam có rất nhiều biện pháp, trong đó biện pháp để kiểm soát việc uống rượu và lái xe là một trong nhiều biện pháp và chúng ta đang thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, ngoài ra còn các biện pháp khác như quảng cáo, khuyến mại rượu bia gần như chưa có hoạt động gì hay biện pháp quản lý về giờ uống mới chỉ quy định nên làm còn trên thực tế chưa có thông tư, biện pháp hay cơ quan nào kiểm soát. Do vậy, tình trạng uống rượu bia ở vỉa hè, thời gian uống muộn hay uống quá say vẫn còn tồn tại.
 
Hiện nay tình trạng người dân uống rượu, bia khi tham gia giao thông vẫn ở mức cao, tình trạng cán bộ, công chức, viên chức uống rượu, bia trước và trong khi làm việc vẫn tồn tại. Tỷ lệ người dân nhập viện vì ngộ độc rượu vẫn diễn ra phổ biến. Vậy để gia tăng hiệu quả thực hiện Luật cũng như tạo sự răn đe, chúng ta cần làm gì trong thời gian tới?
 
Để thay đổi thói quen sử dụng rượu bia hay văn hóa sử dụng rượu bia cần có thời gian. Chúng ta đã làm rất tốt trong mảng về an toàn giao thông, đã thay đổi rất tốt. Tuy nhiên trong dịp Tết Nguyên đán 2023, trong 7 ngày ra quân mạnh mẽ có hơn 80.000 trường hợp vi phạm. Đó chỉ là những trường hợp bị bắt còn nhiều trường hợp khác thì không kiểm soát được. Do vậy tình trạng sử dụng rượu bia khi lái xe mặc dù có sự thay đổi nhưng vẫn còn tồn tại nhiều. Tình trạng uống rượu bia trong giờ làm việc cũng còn tồn tại. Bên cạnh chế tài của nhà nước về xử phạt của các cơ quan chức năng thì các cơ quan hay người dân cần nâng cao ý thức, tuyên truyền từ phía gia đình và cộng đồng cũng cần được đẩy mạnh.
 
Ngoài ra, tình trạng ngộ độc rượu bia xảy ra rất nhiều. Tại Việt Nam, rượu bia có 2 nguồn cung cấp là từ các nhà máy sản xuất rượu bia mang tính chính thống và nguồn rượu tự nấu rất phổ biến. Để thay đổi tình trạng ngộ độc, chất lượng rượu hay việc sử dụng thì việc kiểm soát rượu tự nấu là những việc cần phải làm trong thời gian tới.
 
Nếu như trước đây, rượu bia thường được dùng chủ yếu trong các dịp lễ tết, hội hè thì ngày nay rượu bia được sử dụng rộng rãi hơn và không ít người còn có thói quen sử dụng như một loại đồ uống hàng ngày. Thiết nghĩ mỗi người dân cần có nhận thức đúng đắn về những ảnh hưởng và hậu quả mà rượu bia gây ra để từ đó mỗi người phải tự thay đổi từ suy nghĩ đến hành động, đồng thời tuyên truyền, vận động mọi người nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc sử dụng rượu bia một cách hợp lý và an toàn. Đã đến lúc chúng ta cần nói không với lạm dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng và ngăn ngừa các hệ lụy mà rượu bia gây ra.
 
Anh Nguyễn
 

Các bài viết khác

Xem thêm

Ngành Công Thương: Vượt qua thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước

Ngày 20/12/2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức trọng thể Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Bộ TN&MT công bố 2 tổ chức được ủy quyền tái chế sản phẩm, bao bì

Danh sách các tổ chức được công bố gồm có hai đơn vị: Công ty Cổ phần Tái chế bao bì - PRO Việt Nam và Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM).

Thủ tướng yêu cầu tăng cường thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách nhà nước.

Giải thưởng “Khoảnh khắc báo chí” còn nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển...

hương trình Gala Báo chí 2023 - Lễ trao giải ảnh “Khoảnh khắc báo chí 2022” lần thứ 5 đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với các đại biểu cũng như các nhà báo, tác giả đạt Giải nhờ sự chỉn chu, chuyên nghiệp của Ban Tổ chức, nhất là nội dung chương trình Lễ trao giải

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023

Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương năm 2023 do Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức. Đây là dịp để các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận về các sáng kiến hỗ trợ chuyển đổi số ngành Công Thương.

Hội thảo: “Chuyển đổi sản xuất xanh trong doanh nghiệp: Cơ hội, thách thức và kiến nghị”

Việc chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp là xu hướng tất yếu của sự phát triển, nó không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Diễn đàn kinh tế xanh 2023: Tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam

Với chủ đề “Nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam: Hợp tác châu Âu - Việt Nam thúc đẩy sáng kiến xanh”, Diễn đàn kinh tế Xanh 2023 đã được tổ chức chiều ngày 02/11 tại Hà Nội với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte

Xây dựng Công đoàn Công Thương Việt Nam vững mạnh toàn diện

Đại hội Công đoàn Công Thương Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2023 - 2028 với chủ đề “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” đã diễn ra thành công, tốt đẹp từ ngày 05 đến ngày 06/10/2023 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 400 đại biểu chính thức là cán bộ, đoàn viên tiêu biểu đại diện cho gần 150 ngàn lao động trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam.

80 doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm và Anuga 2023

Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, đơn vị này tổ chức đoàn gồm 80 doanh nghiệp tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Anuga 2023 (Anuga) diễn ra từ ngày 7-11/10/2023 tại Trung tâm Triển lãm Koelnmesse, thành phố Cologne, Đức.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.