Ngân hàng trước áp lực tăng vốn và chia cổ tức

10/04/2017 - 04:00 PM
149 lượt xem
Cỡ chữ
Tăng vốn đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với hầu hết các ngân hàng. Đại diện nhiều nhà băng đang thấp thỏm...
Năm 2017, dù muốn hay không, các ngân hàng buộc phải lo tăng vốn. Năm 2017, dù muốn hay không, các ngân hàng buộc phải lo tăng vốn.

Cổ tức lại người có, kẻ không

Một loạt nhà băng đang lên kế hoạch dự kiến mức chia cổ tức. Tại Vietcombank (VCB), dự kiến mức cổ tức năm 2016 là 10% như mục tiêu đề ra. Ngân hàng Quân đội (MBB) tỷ lệ chia cổ tức cho cổ đông dự kiến sẽ là 6% và 4% bằng cổ phiếu. Vietinbank dự kiến chia cổ tức 2016 cũng 7%, bằng với 2015, BIDV dự kiến mức cổ tức 7%, NamABank dự kiến chia cổ tức  bằng 2015 ở mức 5%, KienLongBank dự kiến mức cổ tức 8%, LienVietPostBank dự kiến mức cổ tức là 6%...

Tuy nhiên, một số nhà băng có vẻ vẫn “bảo thủ” quan điểm tiếp tục giữ lại lợi nhuận tăng vốn. Một lãnh đạo Techcombank thừa nhận, năm nay, nhà băng kiên trì không chia cổ tức, thậm chí còn có kế hoạch tăng vốn tiếp. “Đợt đầu năm, Techcombank từng dự kiến có thể sẽ lên sàn niêm yết vào quãng giữa năm 2017. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, thời điểm này chưa hẳn đã phù hợp nên dự kiến một năm nữa mới lên sàn”, vị này nói.

Trước khả năng cổ đông có thể rất bất bình khi ngân hàng lãi to mà không chịu chi 1 đồng cổ tức nào, đại diện Techcombank nói: “Nếu đã là cổ đông của Techcombank và xác định gắn bó thì mọi người hãy kiên trì. Tôi tin là sau này sẽ được bù đắp xứng đáng”. Hiện, cổ phiếu của Techcombank được giao dịch ở mức 30.000 đồng/cổ phiếu trên sàn UpCom. Tuy nhiên, khả năng thông tin không chia cổ tức sẽ tiếp tục tạo “ấm ức” với nhiều cổ đông.

Eximbank và Sacombank dự kiến tiếp tục không chia cổ tức. Sacombank thì lỗi hẹn do gánh nặng nợ xấu từ Ngân hàng Phương Nam chuyển qua, khiến chi cổ tức là điều vượt quá khả năng. Còn tại Eximbank, ông Lê Văn Quyết, Tổng giám đốc cho biết, kết thúc năm 2016, lợi nhuận trước thuế và trước dự phòng rủi ro của ngân hàng ước đạt khoảng 1.200 tỷ đồng, song do dự phòng cả năm lên đến nghìn tỷ đồng để kéo giảm nợ xấu về dưới 3% nên lợi nhuận còn lại (sau trích lập) chỉ đạt hơn 300 tỷ đồng trước thuế. “Quan điểm của HĐQT và Ban điều hành Eximbank là phải trích lập dự phòng đầy đủ để đảm bảo an toàn”, ông Quyết nói. 

Đồng loạt lo tăng vốn

Một trong những lý do chính khiến các ngân hàng tăng vốn trong năm 2017 là thời điểm áp dụng Basel II đang đến gần. Theo đó, các ngân hàng được đưa vào thí điểm Basel II phải bảo đảm hệ số an toàn vốn (CAR). Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu.

Theo  tài liệu trình đại hội cổ đông tới đây, Techcombank sẽ trình xin thông qua các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2017 với tổng tài sản gần 280 ngàn tỷ đồng; tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng lên gần 14.000 tỷ đồng thông qua chào bán 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ nắm giữ hiện tại.

Còn tại ĐHCĐ thường niên 2017, LienVietPostBank đã thống nhất thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 1.040 tỷ đồng, lên 7.500 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu trong năm 2015 và lợi nhuận sau thuế của năm 2016.

Ngân hàng ACB cũng lên kế hoạch tăng vốn thêm gần 1.000 tỷ đồng, từ mức hơn 10.200 tỷ đồng hiện nay. Trong tờ trình gửi cổ đông chuẩn bị họp vào ngày 10/4, lãnh đạo ngân hàng cho biết, việc tăng vốn là cấp thiết, vì “các quy định mới của NHNN đều gắn với tỷ lệ giới hạn an toàn, chẳng hạn như cấp tín dụng với vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. Việc tăng vốn sẽ giúp ngân hàng gia tăng các giới hạn liên quan đến cấp tín dụng cho khách hàng, thêm nguồn vốn trung, dài hạn để tài trợ cho các hoạt động tín dụng… và rằng, việc tăng vốn sẽ giúp ACB nâng cao năng lực tài chính…”.

Tương tự, để chuẩn bị cho đại hội diễn ra vào cuối tháng 4/2017, HĐQT ngân hàng Vietcombank sẽ thông qua nội dung tăng vốn điều lệ. Tại thời điểm 31/12/2016, vốn điều lệ của Vietcombank đã tăng 35%, lên 35,9 nghìn tỷ đồng.

Các ngân hàng khác như TMCP Phương Đông (OCB) có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên mức 5.000 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán 2016 với vốn chủ sở hữu của ngân hàng tính đến 31/12/2016 tăng lên đạt 26.588 tỷ đồng. VPBank thì dự kiến đại hội cổ đông vào ngày 10/4, đại diện ngân hàng này cho biết, muốn tăng vốn tổng cộng hơn 4.800 tỷ đồng so với năm 2016. Sau đợt tăng vốn đầu năm, thời gian còn lại ngân hàng cần tăng thêm khoảng 3.000 – 4.000 tỷ đồng nữa.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho biết: Để bảo đảm yếu tố này, việc tăng vốn cấp 1 từ chính cổ đông ngân hàng là rất cần thiết và chắc chắn sẽ tốt hơn phát hành trái phiếu với lãi suất cao trên thị trường. Còn khả năng tăng vốn được đánh giá thành hay bại phụ thuộc vào 3 yếu tố: Thị trường chứng khoán, khả năng tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài, và phương án tăng vốn.
theo tienphong


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Các bài viết khác

Xem thêm

Ngành Công Thương: Vượt qua thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước

Ngày 20/12/2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức trọng thể Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Bộ TN&MT công bố 2 tổ chức được ủy quyền tái chế sản phẩm, bao bì

Danh sách các tổ chức được công bố gồm có hai đơn vị: Công ty Cổ phần Tái chế bao bì - PRO Việt Nam và Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM).

Thủ tướng yêu cầu tăng cường thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách nhà nước.

Giải thưởng “Khoảnh khắc báo chí” còn nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển...

hương trình Gala Báo chí 2023 - Lễ trao giải ảnh “Khoảnh khắc báo chí 2022” lần thứ 5 đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với các đại biểu cũng như các nhà báo, tác giả đạt Giải nhờ sự chỉn chu, chuyên nghiệp của Ban Tổ chức, nhất là nội dung chương trình Lễ trao giải

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023

Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương năm 2023 do Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức. Đây là dịp để các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận về các sáng kiến hỗ trợ chuyển đổi số ngành Công Thương.

Hội thảo: “Chuyển đổi sản xuất xanh trong doanh nghiệp: Cơ hội, thách thức và kiến nghị”

Việc chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp là xu hướng tất yếu của sự phát triển, nó không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Diễn đàn kinh tế xanh 2023: Tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam

Với chủ đề “Nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam: Hợp tác châu Âu - Việt Nam thúc đẩy sáng kiến xanh”, Diễn đàn kinh tế Xanh 2023 đã được tổ chức chiều ngày 02/11 tại Hà Nội với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte

Xây dựng Công đoàn Công Thương Việt Nam vững mạnh toàn diện

Đại hội Công đoàn Công Thương Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2023 - 2028 với chủ đề “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” đã diễn ra thành công, tốt đẹp từ ngày 05 đến ngày 06/10/2023 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 400 đại biểu chính thức là cán bộ, đoàn viên tiêu biểu đại diện cho gần 150 ngàn lao động trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam.

80 doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm và Anuga 2023

Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, đơn vị này tổ chức đoàn gồm 80 doanh nghiệp tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Anuga 2023 (Anuga) diễn ra từ ngày 7-11/10/2023 tại Trung tâm Triển lãm Koelnmesse, thành phố Cologne, Đức.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.