Nhà hàng, quán ăn thêm nỗi lo… vắng khách

25/09/2023 - 11:09 AM
298 lượt xem
Cỡ chữ

Những quán bia hơi vốn đìu hiu mỗi khi chiều về do khách hàng lo ngại bị phạt nồng độ cồn, giờ lại đứng trước nỗi lo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTTĐB). Khó chồng thêm khó khiến nhiều chủ nhà hàng đã tính đến chuyện... giải nghệ.

Nhà hàng, quán ăn vẫn đìu hiu

Vào tầm 4, 5 giờ chiều hằng ngày, nhân viên mấy quán bia hơi kèm đồ nhậu khá nổi tiếng trên phố Tăng Bạt Hổ (Hai Bà Trưng – Hà Nội) lại sắp xếp sẵn bàn ghế chờ khách đến. Những gói lạc rang, những rổ rau thơm tươi mởn nằm sẵn trên các dãy bàn đặt cạnh mấy chiếc standee lớn có hình ly bia vàng óng chảy tràn... đầy mời gọi. Phía trong quán, người nhặt rau, rửa thịt, người tay dao tay thớt... vô cùng tất bật, tuy không nói ra nhưng tất cả đều lộ rõ vẻ mong ngóng một buổi tối bán hàng thật đắt khách.

Nhiều chủ nhà hàng ăn uống lo lắng nếu tiếp tục tăng Thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia sẽ khiến tình hình kinh doanh càng thêm khó khăn

Tầm 6 giờ 30 tối, trời đã bắt đầu nhập nhoạng, đường phố đã bắt đầu lên đèn, dòng người hối hả trở về nhà sau một ngày lao động vất vả. Lúc này trong quán mới có vài bàn có khách ngồi uống bia là mấy người trung tuổi. Mỗi người một cốc bia hơi cùng mấy gói lạc rang, hoặc đĩa đậu phụ rán lai rai ăn uống, lai rai chuyện nhà, chuyện phố phường và cả những câu chuyện sốt rẻo khắp các trang báo mạng mấy ngày qua... Với lượng khách và cung cách ăn uống như vậy, anh Hùng, quản lý nhà hàng không khỏi âu lo quán hôm nay sẽ thưa vắng, ế ẩm, không khác tình cảnh đã diễn ra nhiều ngày trong suốt hơn một năm qua.

Cũng theo anh Hùng, sau khi dịch COVID-19 tạm lắng, cuộc sống đã trở lại trạng thái bình thường mới nhưng dường như người dân đã thắt chặt chi tiêu hơn, hạn chế ăn uống tại nhà hàng, quán xá hơn trước. Tiếp đó là Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực, khiến tình hình kinh doanh của nhà hàng càng thêm ế ẩm do khách hàng e ngại sẽ bị đo nồng độ cồn và phạt nặng. Tuy nhiên, nỗi khó khăn này vẫn chưa dừng lại trước thông tin Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về xây dựng dự án Luật TTTĐB (sửa đổi), trong đó sẽ tiếp tục tăng TTTĐB với rượu, bia để hạn chế sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng.

“Nếu Nhà nước tăng TTTĐB với rượu bia đồng nghĩa với việc sản phẩm sẽ bị tăng giá bán, khi ấy người tiêu dùng sẽ càng thêm ngần ngại tiếp cận các dịch vụ ăn uống và khu vực kinh doanh nhà hàng như chúng tôi sẽ khó chồng thêm khó”, anh Hùng lộ rõ vẻ âu lo.

Tình trạng quán xá đìu hiu không hiếm gặp trên nhiều tuyến phố của Hà Nội. Cảnh những chồng bàn ghế nhựa nằm chỏng chơ một góc vỉa hè, vài dãy bàn phía bên trong lác đác khách lẻ, những tiếng chúc tụng zô... zô cũng như bớt ồn ào. Anh Công Thắng, chủ một quán bia hơi ở trên đường Phú Gia (Phú Thượng, Tây Hồ) buồn rầu cho biết, ngay sau khi dịch bệnh tạm lắng, gia đình anh quyết định đầu tư hơn một trăm triệu đồng để nâng cấp lại quán bia hơi mà gia đình đã kinh doanh hơn chục năm nay với hy vọng thu hút khách hàng hơn sau quãng thời gian dài trầm lắng bởi dịch bệnh.

Vậy nhưng, đã gần 2 năm trôi qua, những bộ bàn ghế vẫn sáng choang, phòng ăn gắn máy lạnh mát rượi vẫn vắng vẻ thực khách. “Quán cũng thường xuyên có các chương trình khuyến mại vào dịp cuối tuần, hay lễ tết như giảm 10% hóa đơn, tặng thêm bia... nhưng vẫn không đủ sức mời gọi khách hàng. Tôi còn nghe nói, sắp tới nhà nước sẽ tăng thuế TTĐB với các sản phẩm rượu, bia, khi ấy giá cả sẽ tăng lên thì không biết hàng quán sẽ làm ăn thế nào đây?”. Ông chủ này cũng không che giấu ý định, sau mấy tháng hè nếu tình hình không cải thiện sẽ đóng cửa quán trả lại mặt bằng.

Đề xuất lùi thời gian tăng thuế TTĐB với rượu, bia

Lý giải cho nguyên nhân lượng khách hàng giảm sút, nhiều chủ nhà hàng bia hơi trên địa bàn thành phố Hà Nội đều cho rằng, người dân vẫn đang gánh chịu hậu quả do dịch bệnh, thu nhập giảm sút, giá cả các mặt hàng thiết yếu đều tăng khiến họ phải thắt chặt chi tiêu. Có lẽ thế mà bia hơi vốn là thứ thức uống bình dân dành cho mọi đối tượng, từ người lao động chân tay, bỗng trở nên “xa xỉ” với nhiều người buộc phải cắt giảm.

Thêm nữa, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với mức phạt rất cao, đã khiến lượng khách đến uống bia giảm sút nghiêm trọng. Bởi không phải ai cũng có điều kiện thuê xe, hoặc có người lái xe trợ giúp sau khi uống bia. Chưa kể, nhiều người sau giờ tan làm muốn tụ tập bạn bè đi uống bia giải khát, bàn công việc, nhưng không biết xe của mình sẽ gửi ở đâu, nếu cố tình đi mà bị thổi nồng độ cồn thì coi như mất cả tháng lương nộp phạt .v.v. Những lý do đó đã khiến nhiều người ngần ngại uống bia, mặc dù rất yêu thích thứ đồ uống quốc dân này.

Trong khi các chủ nhà hàng, quán ăn vẫn đang lúng túng do vắng khách vì những lý do kể trên, thời gian gần đây, họ lại thêm nỗi lo trước thông tin các mặt hàng bia, rượu, nước giải khát có thể sẽ tiếp tục bị tăng thuế TTĐB. Cụ thể, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý để xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) (TTĐB), trong đó, tiếp tục điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn. Nội dung này đã và đang nhận được nhiều quan tâm của dư luận.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, chưa nên tăng “sốc” thuế TTĐB, bởi có thể dẫn đến nguy cơ tăng cao hành vi nhập lậu hoặc lưu hành hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhất là những mặt hàng rượu, bia. Khi các sản phẩm này không được kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Tại hội thảo khoa học Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hồi đầu tháng 7/2023, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cho biết, thời gian qua, nhu cầu tiêu dùng chậm lại đã tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành. Mặc dù giá đầu vào sản xuất tăng nhưng các doanh nghiệp ngành đồ uống đang cố gắng duy trì, không tăng giá bán. Việc tăng thuế trong giai đoạn phục hồi này sẽ khiến khó khăn của họ trầm trọng hơn và việc điều chỉnh giá bán với các sản phẩm này là điều có thể phải thực hiện khi doanh nghiệp liên tiếp đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Việc tăng giá bán không chỉ ảnh hưởng tới người tiêu dùng mà ảnh hưởng đến chính hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cũng theo ông Việt, ngành đồ uống đã đóng góp ngân sách đáng kể với mức nộp ngân sách khoảng 60.000 tỷ đồng/năm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy lùi vấn nạn hàng lậu, hàng giả, góp phần tạo công ăn, việc làm cho hàng triệu lao động và tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ phát triển... Tuy nhiên, có một thực tế, tại thị trường Việt Nam, đồ uống có cồn không chính thống đang lưu thông chiếm tới 63.9% tổng lượng tiêu thụ (WHO 2021), gây thất thu cho NSNN, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chính thống.

Với hàng loạt khó khăn mà các doanh nghiệp ngành đồ uống đang gặp phải, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đề nghị Nhà nước xem xét lùi thời gian chưa tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia đến năm 2026 để giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phục hồi sau đại dịch. Việc cải cách chính sách thuế theo Quyết định 508/ QĐ-TTg cần có nghiên cứu, tính toán khoa học, phù hợp điều kiện sản xuất, kinh doanh ngành hàng ở Việt Nam và bảo đảm minh bạch, có lộ trình rõ ràng, tính khả thi cao. Chính sách thuế cần có tầm nhìn dài hạn, hài hòa các lợi ích của Nhà nước (điều tiết tiêu dùng, tăng thu ngân sách, nuôi dưỡng nguồn thu bền vững), doanh nghiệp (không gây ảnh hưởng lớn, có tính ổn định đối với hoạt động của doanh nghiệp) và thực hiện được mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

“Với quan điểm như đã nêu trên, chúng tôi kiến nghị chưa nên sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ít nhất trong thời gian từ nay đến năm 2026 để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phục hồi sản xuất, kinh doanh", ông Việt đề xuất.  

Nga Nguyễn

Các bài viết khác

Xem thêm

Thừa dinh dưỡng và thiếu vận động là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

​​​​​​​Theo kết quả khảo sát ở Hà Nội, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ở nội thành cao hơn ngoại thành nguyên nhân do thừa dinh dưỡng và thiếu vận động. Làm gì để học sinh có thể trạng tốt, hạn chế thừa cân béo phì là những nội dung được nhiều báo đài cũng như công chúng quan tâm.

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Kỳ 2: Uống bia và nỗi lo phấp phỏng nồng độ cồn

Câu hỏi “Mất bao lâu để nồng độ cồn về 0, để có thể tham gia giao thông?” có lẽ là câu hỏi được tra cứu trên google của không phải ít người trong thời gian vừa qua.

KỲ 1: Nhà hàng, hộ kinh doanh bia khốn đốn - cần chính sách hài hòa các mục tiêu vì sự phát triển bền vững  

​​​​​​​Trong mấy năm gần đây, nhất là từ dịp Tết Nguyên đán 2024 đến nay, các đại lý, cửa hàng, quán bia rơi vào cảnh khốn đốn, kinh doanh ảm đạm, nhà hàng vắng khách, cắt giảm nhân viên, kéo theo đó là các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng bị ảnh hưởng.

'Uống cốc bia hôm trước, sáng nay vẫn bị phạt nồng độ cồn thì vô lý'

Đại biểu Quốc hội ủng hộ nguyên tắc đã uống rượu, bia thì không lái xe, nhưng 'uống ngày trước đến sáng nay vẫn còn nồng độ cồn, nếu bị CSGT phạt thì vô lý'.

Xem xét bổ sung, sửa đổi quy định về an toàn thực phẩm theo hướng thúc đẩy an toàn kinh doanh

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm - từng được coi là ví dụ điển hình về cải cách của môi trường kinh doanh - đã đến lúc cần được nghiên cứu, hoàn thiện để có thể áp dụng vào thực tế các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thực phẩm.

2 phương án về nồng độ cồn - cần căn cứ vào thực tế và ý kiến dư luận

​​​​​​​Trong những ngày trung tuần tháng 3 vừa qua, nhiều báo, tạp chí đã phản ánh về 2 phương án về nồng độ cồn. Theo đó, sáng 15/3, tiếp tục Phiên họp 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có quy định về nồng độ cồn khi lái xe. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm phản ánh trong những ngày qua.

Kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành đồ uống

​​​​​​​Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành Đồ uống đang đối mặt khiến doanh thu sụt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2023 và dự báo còn tiếp tục kéo dài, những ngày qua, các cơ quan báo chí đã đồng loạt phản ánh và truyền đi thông điệp là những kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm giúp ngành đồ uống phục hồi kinh tế và tiếp tục đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.