Nhà hàng, quán bia từng bước “hồi sinh” song vẫn còn nhiều nỗi lo

29/05/2022 - 01:00 PM
253 lượt xem
Cỡ chữ
Có thể thấy hoạt động kinh doanh quán ăn, nhà hàng bia đã bắt đầu trở lại guồng quay bình thường mới sau thời gian dài “ngủ đông” do đại dịch. Chính sách mở cửa các hoạt động kinh doanh của nhà nước đã tạo cơ hội cho ngành dịch vụ, nhà hàng được “hồi sinh”.

Sau thời gian dài đóng cửa, hoạt động kinh doanh của các nhà hàng bia gần như phải bắt nhịp lại từ đầu. Rất nhiều nhà hàng đã phải trả mặt bằng, sang nhượng vì không thể duy trì chi phí thuê cửa hàng. Bên cạnh đó, nhiều nhà hàng vẫn cố gắng cầm cự, hoạt động cầm chừng chờ qua dịch rồi tiếp tục hoạt động.
 
alt
Nhà hàng, quán ăn bắt đầu đón khách trở lại.
Ngay sau khi UBND TP. Hà Nội cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, quán ăn, uống được hoạt động bình thường trở lại, các quán bia hơi, quán nhậu mới thực sự hoạt động hết công suất.

Hơn nữa, Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng trong mùa hè 2022, đây là cơ hội cho nhiều dịch vụ kinh doanh nở rộ và phục hồi doanh thu sau thời gian dài gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19.
 
alt
 
Vào giờ tan tầm cuối buổi chiều, trên những con phố Nguyễn Phong Sắc, Trần Thái Tông, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Khánh Toàn, Yên Phụ… nơi có nhiều nhà hàng, quán bia trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Sau 2 năm khung cảnh này mới thực sự quay trở lại, nhịp sống của người dân bắt đầu trạng thái bình thường mới, nhu cầu ăn uống, gặp mặt, sinh nhật ở các nhà hàng tăng dần…

Tất bật đôn đốc nhân viên quét dọn, kê lại bàn ghế, bày bát đĩa sau ca đón khách buổi trưa và chuẩn bị tiếp khách ca tối, anh Hùng (quản lý nhà hàng bia Thu Hằng cơ sở Nguyễn Phong Sắc) hồ hởi chia sẻ với chúng tôi. Mặc dù đã được mở cửa hoạt động được hơn tháng nay nhưng hai tuần trở lại đây, lượng khách tới quán mới bắt đầu sôi động trở lại đặc biệt vào buổi tối cuối tuần và ngày lễ. Chúng tôi rất mừng vì sau dịch bệnh khách hàng đã bắt đầu quay trở lại, nhân viên luôn tay luôn chân, có hôm chật kín hết các bàn. Có thể thấy thời điểm này vẫn chưa đạt được như trước khi dịch xuất hiện nhưng cũng là tín hiệu tốt để nhà hàng phục hồi doanh thu.
 
alt
 
Thời điểm vào hè, đặc biệt là dịp diễn ra SEA Games 31 - sự kiện được nhiều người quan tâm, nhất là những người hâm mộ bóng đá nên hầu hết các quán bia, từ quán lớn đến các quán vỉa hè đều đông khách. Các nhà hàng chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn nguyên liệu, nhân viên và các dịch vụ khác để có thể sẵn sàng đón tiếp thực khách một cách tốt nhất.

Chị Hằng (quản lý quán bia trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) cho biết: Để phục vụ khách trong mùa bóng đá, nhà hàng đã trang bị máy chiếu màn hình lớn để khách hàng thỏa sức cổ vũ cho đội tuyển bóng đá Việt Nam và thưởng thức các món ăn của nhà hàng.

Mặc dù lượng khách bắt đầu tăng nhưng các nhà hàng cũng đối mặt với khó khăn như giá nguyên liệu cũng tăng, giá bia hơi bắt đầu tăng giá, khó tuyển nhân viên…

“Giá các mặt hàng đều đồng loạt tăng giá, nhân viên cũ không quay lại làm việc, nhân sự mới khó tuyển vì người lao động đòi lương cao hơn trước nên hoạt động kinh doanh cũng gặp khó, nhiều khi quá tải vì không đủ nhân viên”, chị Hằng cho biết thêm.

Tuy vậy do mới bước sang thời điểm phục hồi, hơn nữa vì muốn chăm sóc, giữ chân khách hàng nên nhiều nhà hàng vẫn cầm cự chưa tăng giá bán hoặc chỉ tăng nhẹ không đáng kể. Mặc dù vậy, để thu hút các nhà hàng liên tục phải đầu tư trang thiết bị mới, có nhiều đổi mới, tung ra các chương trình khuyến mại chào hè.

Theo tìm hiểu, nhiều nhà hàng đã có các “chiến thuật” như liên tục cập nhật thực đơn, đa dạng các món ngon mới để thực khách không bị ngán, khuyến mại uống 1 tặng 1 hoặc giảm giá khi đặt bàn trước…

Với sức tiêu thụ tăng lên nhanh chóng như hiện nay, nhiều chủ quán kỳ vọng đợt cao điểm lần này sẽ “cứu” lại một phần doanh thu cửa hàng trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Anh Thư

Các bài viết khác

Xem thêm

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Kỳ 2: Uống bia và nỗi lo phấp phỏng nồng độ cồn

Câu hỏi “Mất bao lâu để nồng độ cồn về 0, để có thể tham gia giao thông?” có lẽ là câu hỏi được tra cứu trên google của không phải ít người trong thời gian vừa qua.

KỲ 1: Nhà hàng, hộ kinh doanh bia khốn đốn - cần chính sách hài hòa các mục tiêu vì sự phát triển bền vững  

​​​​​​​Trong mấy năm gần đây, nhất là từ dịp Tết Nguyên đán 2024 đến nay, các đại lý, cửa hàng, quán bia rơi vào cảnh khốn đốn, kinh doanh ảm đạm, nhà hàng vắng khách, cắt giảm nhân viên, kéo theo đó là các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng bị ảnh hưởng.

'Uống cốc bia hôm trước, sáng nay vẫn bị phạt nồng độ cồn thì vô lý'

Đại biểu Quốc hội ủng hộ nguyên tắc đã uống rượu, bia thì không lái xe, nhưng 'uống ngày trước đến sáng nay vẫn còn nồng độ cồn, nếu bị CSGT phạt thì vô lý'.

Xem xét bổ sung, sửa đổi quy định về an toàn thực phẩm theo hướng thúc đẩy an toàn kinh doanh

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm - từng được coi là ví dụ điển hình về cải cách của môi trường kinh doanh - đã đến lúc cần được nghiên cứu, hoàn thiện để có thể áp dụng vào thực tế các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thực phẩm.

2 phương án về nồng độ cồn - cần căn cứ vào thực tế và ý kiến dư luận

​​​​​​​Trong những ngày trung tuần tháng 3 vừa qua, nhiều báo, tạp chí đã phản ánh về 2 phương án về nồng độ cồn. Theo đó, sáng 15/3, tiếp tục Phiên họp 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có quy định về nồng độ cồn khi lái xe. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm phản ánh trong những ngày qua.

Kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành đồ uống

​​​​​​​Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành Đồ uống đang đối mặt khiến doanh thu sụt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2023 và dự báo còn tiếp tục kéo dài, những ngày qua, các cơ quan báo chí đã đồng loạt phản ánh và truyền đi thông điệp là những kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm giúp ngành đồ uống phục hồi kinh tế và tiếp tục đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.