Tác dụng ngược nếu áp thuế TTĐB với nước giải khát có đường

08/07/2024 - 10:09 AM
887 lượt xem
Cỡ chữ

Đề xuất đưa nước giải khát (NGK) có đường vào đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) có thể gây tác dụng ngược đối với mục đích hạn chế tiêu dùng.

Liệu có giảm được thừa cân béo phì?

Theo lý giải của Bộ Tài chính, bổ sung NGK có đường vào diện chịu thuế TTĐB nhằm giảm thiểu rủi ro bệnh tật và gánh nặng y tế đối với bệnh không lây nhiễm, cụ thể là tình trạng thừa cân béo phì (TCBP).

Tuy nhiên, theo các thông tin trên trang web WHO và Quyết định số 2892/QĐ-BYT ngày 22/10/2022 của Bộ Y tế về bệnh TCBP cho thấy có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh này gồm thiếu cân bằng dinh dưỡng, di truyền, nội tiết, thiếu vận động thể chất

Cần đánh giá kỹ tác động khi áp thuế TTĐB với nước giải khát có đường

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng cho rằng, thực tế là chưa có nghiên cứu nào tìm thấy mối liên quan duy nhất của TCBP với nước giải khát có đường. Đường chỉ chiếm chưa tới 3,6% trong tổng năng lượng tiêu thụ hàng ngày của người Việt và đường có trong nhiều thực phẩm khác nhau, không chỉ trong nước giải khát. Nếu xét về hàm lượng calo trong 100ml hoặc 100g thì nước giải khát có đường cung cấp khoảng 44kcal trong khi thịt bò, thịt gà, cá cung cấp từ 160 đến 199 kcal, bánh, kẹo đều trên 300-400 kcal.

Ngoài ra, các khuyến cáo được WHO và Bộ Y tế đưa ra trong việc giảm TCBP và các bệnh không lây nhiễm là một chế độ ăn cân bằng tất cả các chất dinh dưỡng; tăng cường các hoạt động thể chất; các chất cần phải hạn chế gồm các chất béo, muối, đường, các thực phẩm giàu năng lượng.

Bên cạnh nguyên nhân dinh dưỡng, TCBP còn do thiếu hoạt động thể chất, thời gian ngồi tĩnh tại nhiều, tuổi tác, giới tính, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, hay các yếu về gen di truyền hoặc nội tiết tố.

Hiện nay, nhóm TCBP tập trung ở trẻ em khu vực thành thị nơi mà trẻ em ít vận động thể chất và có thời gian tĩnh tại nhiều. Đây là nguyên nhân đáng kể dẫn tới TCBP. Nghiên cứu SEANUTS do Viện Dinh dưỡng tham gia thực hiện năm 2011 cũng chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ em từ 6-11 tuổi ở khu vực thành thị đạt mức khuyến nghị về hoạt động thể lực chỉ là 32,5% trong khi tỷ lệ này ở nông thôn là 59,9%. Thời gian tĩnh tại trong ngày của lứa tuổi học sinh chủ yếu là dành cho mạng xã hội (95,9%); game, máy tính, điện thoại (76,3%); làm máy tính (60,2%).

Như vậy, sử dụng NGK có đường không phải là nguyên nhân chính và duy nhất gây nên tình trạng TCBP. Nếu chỉ áp thuế với một mặt hàng có chứa đường như nước giải khát là không hiệu quả. Người tiêu dùng có khả năng sẽ chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm tương tự khác có lượng đường và calo bằng hoặc cao hơn ở các sản phẩm khác như bánh kẹo, đồ ăn nhanh, kem, sữa... Điều này vô hình trung tạo nên chính sách phân biệt đối xử và không giải quyết được mục tiêu giảm TCBP nếu người tiêu dùng vẫn tiếp tục tiêu thụ đường, chất béo, chất đạm từ các nguồn thực phẩm khác vượt nhu cầu khuyến nghị.

Nhiều quốc gia đã bãi bỏ thuế TTĐB với NGK có đường

Mức tiêu thụ nước giải khát ở Việt Nam không cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Theo số liệu trong báo cáo của Bộ Tài chính, mức tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam năm 2018 là 50,7 lít/người/năm. Theo số liệu trong báo cáo của Bộ Y tế, năm 2020, Việt Nam tiêu thụ 3,3 tỷ lít nước giải khát, tức là tương đương với khoảng 34 lít/người/năm nếu tính trên số dân là 96 triệu người vào năm 2020. Như vậy, theo số liệu của hai cơ quan trên thì mức độ tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam từ năm 2018 đến năm 2020 có chiều hướng giảm đáng kể. Mức độ tiêu thụ này cũng khá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo báo cáo của Hiệp hội Ngành giải khát châu Âu (UNESDA) năm 2019, mức tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người ở châu Âu là 243,9 lít/ người, tức là gấp gần 4,8 lần so với Việt Nam. Các quốc gia có mức tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người cao nhất ở châu Âu là Đức (336,3 lít/người), Hungary (310,3 lít/ người) và Bỉ (272,4 lít/người).

Theo thống kê của Obesity Evidence Hub, có khoảng 45 quốc gia (chưa đến 1/4 các nước trên thế giới) áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường. Nhiều quốc gia như Chi-lê, Mexico, Ấn Độ, Bỉ, Phần Lan, Latvia và Brunei sau khi áp dụng chính sách thuế này tỷ lệ TCBP vẫn tiếp tục gia tăng.

Tại Mexico, sau 2 năm áp thuế, lượng tiêu thụ đồ uống có đường ở Mexico có xu hướng tăng trở lại ở mức 1,6% so với trước thời điểm áp thuế. Đan Mạch, Na Uy đã bãi bỏ chính sách thuế này vì không có tác động đáng kể đến sức khỏe của người dùng trong khi gây ra các tác động tiêu cực đến kinh tế và xã hội. Bang California, Mỹ thậm chí đã thông qua dự luật ngăn chặn bất cứ thành phố trực thuộc nào thông qua việc áp thuế đối với đồ uống hay thực phẩm trong vòng 12 năm tới (kể từ tháng 6 năm 2018).

Ở châu Á, Nhật Bản có tỷ lệ tiêu thụ nước giải khát cao hơn nhiều so với Việt Nam (116kg/người/ năm) nhưng tỷ lệ béo phì ở Nhật Bản ở người lớn là 4,5%; tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em lần lượt là 3,8% và 4,1%. Nhật Bản không áp dụng thuế đối với đồ uống có đường mà thi hành các chính sách giáo dục dinh dưỡng cộng đồng và khuyến khích hoạt động thể chất cho mọi lứa tuổi.

Tác động tới nhiều ngành kinh tế

Việc áp thuế TTĐB lên nước giải khát có đường có tác động lớn tới đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp là ngành NGK và các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan như ngành mía đường, bao bì, bán lẻ và hậu cần ở Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo Báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế - xã hội của dự luật thuế sửa đổi liên quan đến sản phẩm NGK có đường ở Việt Nam do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương thực hiện năm 2018- 2021 thì việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với NGK có đường sẽ khiến doanh thu của ngành sản xuất NGK thiệt hại khoảng 3.664 tỷ đồng, trong khi đó mức doanh thu thuế tăng thêm cho ngân sách nhà nước chỉ đạt 1.525,9 tỷ đồng. Đặc biệt, ngành NGK có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi giá trị dẫn tới ảnh hưởng với quy mô gấp 6-9 lần, ảnh hưởng đến 9.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ và 1 triệu hộ kinh doanh sản phẩm, gây tác động đến hàng chục ngàn lao động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Việc đánh thuế NGK có đường dự kiến sẽ tác động tiêu cực tới sinh kế của 337.000 hộ gia đình trồng mía.

Do đó, cần đánh giá tác động một cách toàn diện khi đề xuất mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng thuế TTĐB, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Khi chưa có đầy đủ cơ sở khoa học thuyết phục cũng như chưa đánh giá tác động đầy đủ đối với việc mở rộng các đối tượng chịu thuế TTĐB thì nên cân nhắc, chưa nên bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam kiến nghị xem xét bỏ điểm l khoản 1 Điều 2 của dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (Sửa đổi), theo đó không bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml, vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

An Nhiên

Các bài viết khác

Xem thêm

Giải pháp chính sách phù hợp phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá

Ngày 16/10, báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm "Phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá: Giải pháp chính sách phù hợp" nhằm tăng cường tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống buôn lậu thuốc lá, xây dựng hành lang pháp lý trong quản lý thuốc lá mới.

VBA góp ý Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Ngày 15/10, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) có Công văn số 145/CV-VBA gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố về việc góp ý Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi).

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công; 15 lĩnh vực Thông tin và Truyền thông người có chức vụ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024.

Cân nhắc lộ trình tăng, mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp, hài hòa

Ngày 20/9, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đã gửi Công văn số 140/CV-VBA tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc góp ý Dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi).

VBA góp ý Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Ngày 19/9, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 139/CV-VBA gửi Bộ Y tế, đồng gửi Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về việc góp ý Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Nên lắng nghe tất cả các ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp và có đánh giá tác động toàn diện

Rất khó có phương án để tất cả cùng hài lòng nhưng cộng đồng doanh nghiệp hy vọng cơ quan soạn thảo dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi sẽ có thêm những thông tin đa chiều để cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định phù hợp nhất

Nếu chưa rõ tác động và chưa có định lượng cụ thể thì cần xác định một mức “thuế suất tạm thời”

Khi chưa có đánh giá đầy đủ, thì nên giữ ở mức thận trọng hài hòa giữa các bên, đề xuất chỉ tăng 1 lần vào năm 2026, và giãn ra 2 năm đến năm 2028 sau đó cùng ngồi lại để trao đổi xem xét đánh giá tác động cụ thể của tất cả các sắc thuế, nếu tất cả đồng thuận thì chúng ta áp dụng, ngược lại chúng ta có thể áp dụng thêm một vài phương pháp khác cho phù hợp.

Cách tính thuế ở mỗi nước khác nhau, không thể căn cứ theo khuyến nghị của WHO cho nhiều nước có điều kiện khác nhau mà áp dụng cho Việt Nam

Không đưa đồ uống có đường vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với 2 lý do chính: Theo kinh nghiệm quốc tế thì ở nước Đức tỷ lệ sự dụng đồ uống có đường cao nhất Châu Âu, hay ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia sử dụng đồ uống có đường nước cao nhất Châu Á thì đều là những quốc gia không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt mà họ điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng để cải thiện sức khỏe thông qua các chính sách giáo dục và dinh dưỡng cũng như hướng dẫn về dinh dưỡng và thể thao

Thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường, phương án 10% sẽ tác động đến 24 ngành trong nền kinh tế

 Theo tính toán, nếu áp dụng 10% đối với nước giải khát có đường thì hệ số co giãn của người lao động và vốn đối với ngành nước giải khát có đường giảm 1,03%. Điều đó có nghĩa là quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nước giải khát có đường thu hẹp đi đáng kể nếu như áp dụng thuế suất này.

Quảng cáo và mua tạp chí