Tâm thư xin kiến nghị lộ trình sửa đổi Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt

05/04/2024 - 07:48 PM
305 lượt xem
Cỡ chữ

Hôm nay, ngày 5/4/2024 Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (“Hiệp hội”), đại diện cho các hội viên thuộc ngành hàng đồ uống tại Việt Nam, đã gửi tâm thư tới  Ủy ban Thường vụ Quốc Hội; Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội; Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc Hội; Ủy ban Kinh tế của Quốc HộiChi tiết tại đây

Tâm thư gửi Thủ tướng Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Minh Khái; Bộ Tài Chính; Bộ Tư Pháp; Bộ Công Thương; Bộ Y Tế; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Liên Đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Chi tiêt tại đây

 

 

Với các nội dung như sau:

 

Ngành sản xuất, kinh doanh đồ uống là ngành kinh tế - kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đảm bảo sự ổn định của thị trường. Các doanh nghiệp thuộc ngành luôn tuân thủ pháp luật, đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, ước tính gần 60 ngàn tỉ đồng/năm (trong đó thuế TTĐB đối với rượu bia là khoảng 56.434 tỉ đồng), các nhà máy phân bố hầu khắp các tỉnh thành phố cả nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động (sản xuất, phân phối, dịch vụ kho vận, hậu cần, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…), đồng thời luôn tiên phong trong công tác phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tích cực tham gia các công tác xã hội.

 

Trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo sẽ vẫn tiếp tục phục hồi chậm trong những năm tới do bất ổn địa chính trị, chiến tranh-cạnh tranh giữa các nước lớn, thương mại toàn cầu suy yếu, lạm phát tăng cao, các thảm hoạ do biến đổi khí hậu gia tăng… các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành đồ uống đã và đang phải chịu tác động kép từ tình hình thế giới và những chính sách liên quan, bao gồm:

  • Đồ uống có cồn là mặt hàng chịu nhiều hạn chế từ Luật phòng chống tác hại rượu bia và các luật liên quan. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ cắt giảm thuế GTGT không được áp dụng đối với ngành đồ uống có cồn.
  • Giá nguyên liệu đầu vào đối với ngành sản xuất đồ uống tăng cao từ 15%-30%, malt là nguyên liệu đầu vào chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản xuất tăng khoảng 30-40% so với mức giá bình quân năm 2022.
  • Nhu cầu tiêu thụ giảm do thu nhập người dân bị ảnh hưởng sau đại dịch, ưu tiên các mặt hàng thiết yếu.  
  • Du lịch nội địa đang có đà hồi phục nhưng chưa đạt được như kỳ vọng. Bên cạnh đó, người dân có xu hướng chuyển sang du lịch nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia… do giá cả cạnh tranh hơn dẫn đến tiêu dùng đồ uống tại các khu vui chơi giải trí, lữ hành, khách sạn v.v cũng bị ảnh hưởng.
  • Những quy định liên quan đến xử lý vi phạm nồng độ cồn đã khiến các doanh nghiệp ngành rượu, bia sụt giảm doanh thu kéo dài và ngày càng trầm trọng.
  • Các doanh nghiệp đã và đang thực hiện một số chi phí về mua tem thuế (ngành rượu), đóng góp vào phí bảo vệ môi trường bắt đầu từ năm 2024.
  • Các doanh nghiệp rượu phải đối mặt với khó khăn vấn nạn rượu trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không được quản lý chiếm tới gần 70% lượng rượu tiêu thụ, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chính thống.

 

Ngày 21/2/2023, Bộ tài chính đã công bố Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TTĐB (sửa đổi) và đang trong quá trình đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc Hội năm 2024-2025, với chương trình dự kiến Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), trong đó dự kiến:

  • Nghiên cứu điều chỉnh tăng thuế TTĐB theo lộ trình đối với bia, rượu
  • Nghiên cứu bổ sung Nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Ngoài Luật thuế TTĐB (sửa đổi), trong năm 2024 và 2025, chúng tôi được biết Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cũng đang được đề xuất đổi.

 

Để góp phần bảo đảm Luật thuế TTĐB được áp dụng vào thời điểm hợp lý, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp, cân nhắc việc đưa nhiều các dự án thuế cần sửa đổi vào cùng một thời điểm kỳ họp của Quốc Hội trong năm 2024, giúp khoan thư sức dân, doanh nghiệp, Hiệp hội kính đề nghị quý Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quý Ủy ban xem xét một số kiến nghị về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TTĐB (sửa đổi) như sau:

 

Cân nhắc xem xét bổ sung dự án thuế TTĐB vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội từ năm 2025 trở đi và xem xét tính đồng bộ, thống nhất của các luật thuế.

 

Cân nhắc thời gian có hiệu lực của Luật thuế TTĐB là sau 12 tháng kể từ khi Luật thuế TTĐB (sửa đổi) được ban hành và giãn lộ trình thực hiện hợp lý để doanh nghiệp có đủ thời gian điều chỉnh và lên kế hoạch thực hiện chính sách có tác động lớn và tránh tác động tăng sốc thị trường.

Các đề xuất cần dựa trên cơ sở khoa học, tham khảo các kinh nghiệm quốc tế, đánh giá hiệu quả và mức độ đạt được các mục tiêu của lần tăng thuế gần nhất, các đánh giá tác động toàn diện không chỉ đối với đối tượng chịu tác động trực tiếp mà còn bao gồm cả các mục tiêu khác như sức khỏe, ngân sách, kinh tế-xã hội, các đối tượng chịu tác động gián tiếp.  

 

Hiệp hội hoàn toàn nhất trí và đánh giá rất cao ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh ngày 22/8/2022, được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng như sau: “bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì mới đề xuất quy định trong luật, những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết nhưng là vấn đề mới, chưa có sự đồng thuận cao thì tiếp tục nghiên cứu thận trọng, thấu đáo. Chúng tôi rất mong tinh thần này của Chủ tịch Quốc hội sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động xây dựng pháp luật nói chung và sửa đổi các luật thuế nói riêng trong những năm tới.

 

Hiệp Hội luôn sẵn sàng, tích cực, đồng hành với Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan trong quá trình xây dựng dự án luật thuế TTĐB quan trọng này. Việc giữ bình ổn, không tăng thuế suất trong các năm tới cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp trong ngành đồ uống nói riêng sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển ổn định, giúp nuôi dưỡng nguồn ngân sách tăng trưởng bền vững và qua đó góp phần mạnh mẽ vào tăng trưởng ổn định kinh tế xã hội của Việt Nam. 

 

Một lần nữa, Hiệp hội thay mặt cộng đồng các doanh nghiệp ngành đồ uống xin trân trọng cảm ơn quý Ủy Ban thường vụ Quốc Hội và các quý Ủy ban Pháp Luật, Tài Chính và Ngân Sách và Kinh tế của Quốc Hội đã lưu tâm, xem xét các ý kiến trên của Hiệp hội. Chúng tôi hy vọng tiếp tục nhận được sự đồng hành và hỗ trợ của quý Ủy Ban thường vụ Quốc Hội và các quý Ủy ban đối với ngành công nghiệp đồ uống trong thời gian tới.

Nguồn VBA

Các bài viết khác

Xem thêm

Tác dụng ngược nếu áp thuế TTĐB với nước giải khát có đường

Đề xuất đưa nước giải khát (NGK) có đường vào đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) có thể gây tác dụng ngược đối với mục đích hạn chế tiêu dùng.

Các chuyên gia nói về nguyên nhân thừa cân béo phì và giải pháp áp thuế đối với nước ngọt sẽ lợi bất cập hại

Có quá nhiều các loại thực phẩm có chứa đường trên thị trường có mức tiêu thụ nhiều hơn so với nước ngọt. Do đó, nếu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, người tiêu dùng sẽ dịch chuyển từ sử dụng các loại nước uống lưu thông hợp pháp sang các loại nước uống đường phố vốn không bị ảnh hưởng vì tăng thuế.

“Kinh tế xanh - trách nhiệm của nhà sản xuất”

Đó là chủ đề của Diễn đàn “Nhà quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với tài nguyên và môi trường lần thứ VIII - 2024” do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức diễn ra vào sáng 27/6/2024 tại Hà Nội.

Tìm lối đi cho ngành Bia Việt Nam

Những quy định liên quan đến xử lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông cùng xu hướng thắt chặt chi tiêu các mặt hàng không thiết yếu khiến ngành bia, rượu sẽ vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khó khăn trong năm 2024. Do đó, đề xuất tăng “sốc” thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia của Bộ Tài chính hiện đang được lấy ý kiến rộng rãi cần được đánh giá toàn diện và cân nhắc kỹ lưỡng.

Thừa dinh dưỡng và thiếu vận động là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

​​​​​​​Theo kết quả khảo sát ở Hà Nội, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ở nội thành cao hơn ngoại thành nguyên nhân do thừa dinh dưỡng và thiếu vận động. Làm gì để học sinh có thể trạng tốt, hạn chế thừa cân béo phì là những nội dung được nhiều báo đài cũng như công chúng quan tâm.

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Kỳ 2: Uống bia và nỗi lo phấp phỏng nồng độ cồn

Câu hỏi “Mất bao lâu để nồng độ cồn về 0, để có thể tham gia giao thông?” có lẽ là câu hỏi được tra cứu trên google của không phải ít người trong thời gian vừa qua.

KỲ 1: Nhà hàng, hộ kinh doanh bia khốn đốn - cần chính sách hài hòa các mục tiêu vì sự phát triển bền vững  

​​​​​​​Trong mấy năm gần đây, nhất là từ dịp Tết Nguyên đán 2024 đến nay, các đại lý, cửa hàng, quán bia rơi vào cảnh khốn đốn, kinh doanh ảm đạm, nhà hàng vắng khách, cắt giảm nhân viên, kéo theo đó là các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng bị ảnh hưởng.

'Uống cốc bia hôm trước, sáng nay vẫn bị phạt nồng độ cồn thì vô lý'

Đại biểu Quốc hội ủng hộ nguyên tắc đã uống rượu, bia thì không lái xe, nhưng 'uống ngày trước đến sáng nay vẫn còn nồng độ cồn, nếu bị CSGT phạt thì vô lý'.

Quảng cáo và mua tạp chí