Tăng lương tối thiểu vùng: Doanh nghiệp kêu gặp khó khăn

26/07/2017 - 09:00 AM
176 lượt xem
Cỡ chữ
Doanh nghiệp cho rằng việc tăng lương tối thiểu vùng chưa chắc đã nâng cao đời sống người lao động, nhưng lại khiến doanh nghiệp "một cổ nhiều tròng".
Sau phiên họp thứ 3 của Hội đồng tiền lương quốc gia bàn về việc tăng lương tối thiểu vùng 2018, mức tăng lương được chốt cuối cùng là 6,5%. Đây được coi là mức lương gần nhất với mức cả phía người sử dụng lao động và người lao động đưa ra.

Trước đó, trong phiên họp đầu tiên, đại diện phía người lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị mức tăng là 13%, trong khi đó, phía giới chủ VCCI đề xuất không tăng lương vào năm 2018.

alt
Các doanh nghiệp "ngậm ngùi" chấp thuận mức tăng lương tối thiểu vùng là 6,5%. (Ảnh minh họa)

Mức tăng 6,5% được đưa ra dự trên kết quả bỏ phiếu và thương lượng giữa các bên, nhằm đảm bảo đời sống người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nói về mức tăng này, đại diện phía doanh nghiệp ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI cho rằng, doanh nghiệp chưa hài lòng với con số 6,5%. Mặc dù năm 2017, tình hình kinh tế đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên hiện các doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn về thị trường, lao động, môi trường kinh doanh và các yếu tố khác. Việc liên tục tăng lương từ năm 2013-2017 sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí doanh nghiệp.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trương Văn Cẩn, Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, mức tăng 6,5% đã thu hẹp tối đa khoảng cách giữa các bên. Tuy nhiên, quan điểm của đại diện Vitas nếu được, vẫn nên tạm dừng việc tăng lương tối thiểu vùng trong 1-2 năm để doanh nghiệp lấy sức, thay vì tăng liên tục như hiện nay. Trong vòng 10 năm qua từ năm (2007-2017), bình quân hàng năm Việt Nam đã tăng lương tối thiểu ở mức 21,8% đối với doanh nghiệp trong nước và tăng 15% đối với doanh nghiệp nước ngoài. Điều này khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, phải loay hoay tìm giải pháp ứng phó như giảm tiền lương mềm, sử dụng máy móc thay thế người lao động.

Đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may, da giày, việc tăng lương đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Ông Cẩn cho biết, đặc trưng của ngành này là thường xuyên tuyển thêm lao động mới, do đó mỗi lần tăng lương tối thiểu chi phí nhân công của các doanh nghiệp lại ‘đội” lên do phải bù nhập cho những lao động mới, tay nghề yếu, tăng mức đóng BHXH, BHYT do lương tối thiểu là căn cứ để xác định mức lương khởi điểm trong bảng lương. “Nếu như lương tối thiểu tăng 1 đồng thì chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động phải tăng gấp đôi”, ông Cẩn cho biết.

Việc tăng lương tối thiểu liên tục còn làm giảm khả năng cạnh tranh đầu tư, ảnh hưởng đến thị trường lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, doanh nghiệp không có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, dẫn đến người lao động không có việc làm.

Ông Cẩn cũng cho rằng, thực tế, việc tăng lương tối thiểu vùng chưa chắc đã giúp nâng cao đời sống người lao động do khi lương tăng sẽ kéo theo tăng giá các sản phẩm, dẫn đến tăng chi phí trong đời sống. Hơn nữa, hiện nay trên thị trường lao động cũng mới chỉ có khoảng 9,4 triệu lao động hợp đồng phải áp dụng lương tối thiểu, phần lớn người lao động ở các khu vực phi chính thức không được kiểm soát về lương, nên việc tăng lương sẽ gây mất công bằng trên thị trường lao động.

Phó Giám đốc Công ty May 10, ông Thân Đức Việt cho rằng việc tăng lương và tăng ở mức 6,5% vẫn là một gánh nặng lớn cho doanh nghiệp. Đại diện công ty May 10 vẫn đưa ra quan điểm không nên tăng lương liên tục như hiện nay mà nên có thời gian nghỉ để các doanh nghiệp ổn định sức sản xuất.

Trên thực tế, tăng lương luôn là bài toán khó với doanh nghiệp. Trong khi sức tiêu dùng hiện nay không tăng thì không thể tăng lương vì sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Hơn nữa với mức lương tối thiểu vùng 1 như hiện nay là 3,75 triệu đồng, cộng với hệ số 1,13 theo quy định thì lương tối thiểu mà các doanh nghiệp dệt may trả cho người lao động đã lên đến hơn 4 triệu đồng/tháng. Riêng mức tăng lương tối thiểu vùng như 2017, mức đóng BHXH và các chi phí khác của công ty đã ngấp nghé 22 tỷ đồng.

“Quỹ lương hàng tháng của công ty trả cho người lao động là 60 tỷ đồng/tháng, trong khi lợi nhuận cả năm công ty chỉ đạt khoảng 50 tỷ đồng. Việc tăng lương dẫn đến tăng các chi phí khác như BHXH, BHYT, khiến doanh nghiệp phải chịu áp lực lớn về chi phí trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn và giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực có chi phí lao động thấp hơn như Myanma, Campuchia…”, ông Thân Đức Việt cho biết./.

vov.vn

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Các bài viết khác

Xem thêm

Ngành Công Thương: Vượt qua thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước

Ngày 20/12/2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức trọng thể Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Bộ TN&MT công bố 2 tổ chức được ủy quyền tái chế sản phẩm, bao bì

Danh sách các tổ chức được công bố gồm có hai đơn vị: Công ty Cổ phần Tái chế bao bì - PRO Việt Nam và Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM).

Thủ tướng yêu cầu tăng cường thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách nhà nước.

Giải thưởng “Khoảnh khắc báo chí” còn nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển...

hương trình Gala Báo chí 2023 - Lễ trao giải ảnh “Khoảnh khắc báo chí 2022” lần thứ 5 đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với các đại biểu cũng như các nhà báo, tác giả đạt Giải nhờ sự chỉn chu, chuyên nghiệp của Ban Tổ chức, nhất là nội dung chương trình Lễ trao giải

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023

Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương năm 2023 do Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức. Đây là dịp để các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận về các sáng kiến hỗ trợ chuyển đổi số ngành Công Thương.

Hội thảo: “Chuyển đổi sản xuất xanh trong doanh nghiệp: Cơ hội, thách thức và kiến nghị”

Việc chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp là xu hướng tất yếu của sự phát triển, nó không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Diễn đàn kinh tế xanh 2023: Tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam

Với chủ đề “Nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam: Hợp tác châu Âu - Việt Nam thúc đẩy sáng kiến xanh”, Diễn đàn kinh tế Xanh 2023 đã được tổ chức chiều ngày 02/11 tại Hà Nội với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte

Xây dựng Công đoàn Công Thương Việt Nam vững mạnh toàn diện

Đại hội Công đoàn Công Thương Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2023 - 2028 với chủ đề “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” đã diễn ra thành công, tốt đẹp từ ngày 05 đến ngày 06/10/2023 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 400 đại biểu chính thức là cán bộ, đoàn viên tiêu biểu đại diện cho gần 150 ngàn lao động trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam.

80 doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm và Anuga 2023

Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, đơn vị này tổ chức đoàn gồm 80 doanh nghiệp tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Anuga 2023 (Anuga) diễn ra từ ngày 7-11/10/2023 tại Trung tâm Triển lãm Koelnmesse, thành phố Cologne, Đức.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.