Tăng thuế TTĐB với bia, rượu: Lợi bất cập hại

25/07/2023 - 10:42 AM
243 lượt xem
Cỡ chữ

Việc thực hiện đánh thuế đối với các sản phẩm đồ uống có cồn sẽ làm tăng giá bán, từ đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, qua đó sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, kinh doanh đồ uống.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý để xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) (TTĐB), dự kiến trình Quốc hội vào kỳ họp tới đây. Trong đó, việc tiếp tục điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn nhận được nhiều quan tâm của dư luận. Mục đích của đề xuất này, theo Bộ Tài chính nhằm giảm tiêu thụ, giảm tác động tiêu cực của đồ uống có cồn đến sức khỏe con người. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến băn khoăn xung quanh vấn đề này.

Thời gian qua, doanh nghiệp đồ uống gặp nhiều khó khăn, thu hẹp sản xuất, kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân sự trong vòng 1 năm qua. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, trong khi nhu cầu tiêu dùng chậm lại đã tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dù giá đầu vào sản xuất tăng nhưng các doanh nghiệp ngành đồ uống đang cố gắng duy trì, không tăng giá bán. Việc tăng thuế trong giai đoạn phục hồi này sẽ khiến khó khăn của họ trầm trọng hơn. Do vậy việc điều chỉnh giá bán với các sản phẩm này là điều có thể phải thực hiện khi doanh nghiệp liên tiếp đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn.

Người tiêu dùng hiện nay rất quan tâm tới giá thành sản phẩm

Khảo sát tại một số cửa hàng kinh doanh sản phẩm bia, rượu, nước giải khát cho thấy, đa phần người tiêu dùng ngoài quan tâm tới vấn đề chất lượng họ còn đặc biệt quan tâm đến giá thành sản phẩm. Có nhiều trường hợp người tiêu dùng còn khảo sát giá thành tại nhiều nơi như siêu thị, cửa hàng tạp hóa, tìm nơi có giá rẻ hơn để mua hàng. Bởi lẽ trong điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn, người tiêu dùng sẽ cố gắng thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm được khoản nào thì tốt khoản đó, việc nào tiết kiệm được thì cần phải tiết kiệm và tiết kiệm từ những thứ nhỏ nhặt nhất.

Theo chia sẻ của cô Ánh (chủ cửa hàng tạp hóa Minh Ánh, trên phố Nguyễn Công Trứ, Hà Nội) thời gian này khách hàng rất quan tâm về giá cả. “Giờ tăng giá là khó bán lắm. Đại lý cũng mới thông báo sắp tới sẽ tăng giá một số sản phẩm trong đó có bia, nước giải khát mà tôi cảm thấy hoang mang lắm. Chỉ tăng giá có 1.000 đồng nhưng khách hàng đã có ý kiến là đắt với rẻ rồi”.

Áp thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn nhằm mục tiêu giảm lượng tiêu thụ sản phẩm này. Tuy nhiên, theo thống kê, dù chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng lượng tiêu thụ bia, rượu vẫn có xu hướng tăng. Chỉ tính riêng 2013, lượng bia tiêu thụ là 3 tỉ lít và tính bình quân đầu người là 32 lít/người. Còn năm 2017, lượng bia tiêu thụ đã tăng lên 4 tỉ lít, năm 2020 là 4,2 tỉ lít. Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ dẫn đến tăng giá sản phẩm bia rượu, có khiến người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch sang sử dụng các sản phẩm phi chính thống. Đối với mặt hàng rượu nói riêng, hiện nay nhu cầu sử dụng rượu phi chính thống chiếm phần lớn, nhất là tại khu vực nông thôn và ở người có thu nhập thấp. Được biết một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng lựa chọn rượu phi chính thức có nguyên nhân liên quan tới giá thành.

Các loại rượu phi chính thống được sử dụng phổ biến bởi giá thành rẻ

Bởi lẽ theo nhiều người, rượu thủ công, rượu của người quen, người tại địa phương nấu hợp khẩu vị và cũng hợp cả túi tiền. So với những sản phẩm rượu chính thống, có tem mác do công ty sản xuất có giá thành cao gấp 2 lần, thậm chí hơn mà lại không hợp khẩu vị. Do đó lựa chọn sử dụng rượu hợp nhu cầu là điều hiển nhiên.

“Chúng tôi là người dân lao động nên chỉ uống mấy loại rượu giá bình dân, rượu quê tự nấu. Uống mãi 1 loại nên quen khẩu vị, dễ uống, đổi loại khác là không quen”, anh Tính (làm nghề thợ xây tại Kiều Mai, Hà Nội) cho biết.

Theo anh Lê Thắng (chủ cửa hàng ốc sinh viên tại Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội), làm nghề “dâu trăm họ” nên phải lựa chọn theo khẩu vị của số đông khách hàng. “Quán tôi chủ yếu phục vụ cho khách hàng là sinh viên, người lao động thu nhập thấp nên họ quen uống các loại rượu quê, rượu ngâm, uống vị đậm đà. Do đó nên tôi cũng phải phục vụ những loại rượu đó, mình chọn các cơ sở uy tín, khách hàng uống rượu xong không cảm thấy đau đầu và giá cả cũng phải phù hợp”, anh Thắng chia sẻ.

Vấn đề quản lý rượu thủ công, rượu không nhãn mác, không có nguồn gốc vẫn rất khó khăn, phức tạp, là vấn đề nhức nhối từ lâu chưa được kiểm soát và quản lý triệt để. Hơn nữa lại cộng thêm việc tăng giá bán sản phẩm đồ uống có cồn lại làm cho việc quản lý càng trở nên khó khăn hơn. Khi thu nhập của phần lớn người dân không cao kéo theo vấn đề sử dụng rượu phi chính thống càng trở nên phổ biến hơn do rượu phi chính thống không phải chịu quản lý thuế của nhà nước nên giá rẻ. Do đó nguồn thu ngân sách nhà nước không những không tăng lên mà còn có thể giảm xuống và mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cũng không đạt được kết quả như kỳ vọng. Đó chẳng phải “Lợi bất cập hại” hay sao? 

Ánh Dương

Các bài viết khác

Xem thêm

Thừa dinh dưỡng và thiếu vận động là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

​​​​​​​Theo kết quả khảo sát ở Hà Nội, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ở nội thành cao hơn ngoại thành nguyên nhân do thừa dinh dưỡng và thiếu vận động. Làm gì để học sinh có thể trạng tốt, hạn chế thừa cân béo phì là những nội dung được nhiều báo đài cũng như công chúng quan tâm.

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Kỳ 2: Uống bia và nỗi lo phấp phỏng nồng độ cồn

Câu hỏi “Mất bao lâu để nồng độ cồn về 0, để có thể tham gia giao thông?” có lẽ là câu hỏi được tra cứu trên google của không phải ít người trong thời gian vừa qua.

KỲ 1: Nhà hàng, hộ kinh doanh bia khốn đốn - cần chính sách hài hòa các mục tiêu vì sự phát triển bền vững  

​​​​​​​Trong mấy năm gần đây, nhất là từ dịp Tết Nguyên đán 2024 đến nay, các đại lý, cửa hàng, quán bia rơi vào cảnh khốn đốn, kinh doanh ảm đạm, nhà hàng vắng khách, cắt giảm nhân viên, kéo theo đó là các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng bị ảnh hưởng.

'Uống cốc bia hôm trước, sáng nay vẫn bị phạt nồng độ cồn thì vô lý'

Đại biểu Quốc hội ủng hộ nguyên tắc đã uống rượu, bia thì không lái xe, nhưng 'uống ngày trước đến sáng nay vẫn còn nồng độ cồn, nếu bị CSGT phạt thì vô lý'.

Xem xét bổ sung, sửa đổi quy định về an toàn thực phẩm theo hướng thúc đẩy an toàn kinh doanh

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm - từng được coi là ví dụ điển hình về cải cách của môi trường kinh doanh - đã đến lúc cần được nghiên cứu, hoàn thiện để có thể áp dụng vào thực tế các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thực phẩm.

2 phương án về nồng độ cồn - cần căn cứ vào thực tế và ý kiến dư luận

​​​​​​​Trong những ngày trung tuần tháng 3 vừa qua, nhiều báo, tạp chí đã phản ánh về 2 phương án về nồng độ cồn. Theo đó, sáng 15/3, tiếp tục Phiên họp 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có quy định về nồng độ cồn khi lái xe. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm phản ánh trong những ngày qua.

Kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành đồ uống

​​​​​​​Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành Đồ uống đang đối mặt khiến doanh thu sụt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2023 và dự báo còn tiếp tục kéo dài, những ngày qua, các cơ quan báo chí đã đồng loạt phản ánh và truyền đi thông điệp là những kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm giúp ngành đồ uống phục hồi kinh tế và tiếp tục đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.