VBA góp ý đối với đề nghị xây dựng Luật Thuế TTĐB (sửa đổi)

12/05/2023 - 03:52 PM
439 lượt xem
Cỡ chữ

Ngày 11/5/2023, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 48/CV- VBA gửi tới Bộ Tư pháp về việc góp ý kiến đối với Đề nghị xây dựng Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) liên quan tới ngành đồ uống.

          Đại dịch Covid-19 đã có những tác động lớn đối với nền kinh tế thế giới. Việt Nam là một quốc gia chịu tác động từ chu kỳ thương mại toàn cầu, những khó khăn ngoại cảnh đã tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng của Việt Nam. Đến thời điểm hiện nay, nhiều chuỗi cung ứng đứt gẫy, các ngành hàng, thị trường bất động sản, thị trường may mặc, thị trường du lịch, thị trường nông sản... đều ghi nhận khó khăn và sụt giảm về doanh thu, lợi nhuận.

Ngành đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) cũng không nằm ngoài tình trạng ảm đạm tương tự và kết quả sản xuất kinh doanh quý I/2023 với ghi nhận tình trạng sụt giảm doanh thu lẫn lợi nhuận. Đây là tín hiệu bất ngờ khi quý I hàng năm luôn là cao điểm tiêu thụ đồ uống có cồn do rơi vào giai đoạn lễ hội và Tết Nguyên đán.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam nhận định còn nhiều khó khăn khó lường tiếp tục dự báo sẽ khó khăn cho các doanh nghiệp. Ngành đồ uống ghi nhận thêm những khó khăn của ngành còn do: Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng mạnh đẩy giá vốn hàng bán lên cao; Chính sách kiểm soát chặt chẽ vi phạm về nồng độ cồn của Nghị định 100; thói quen chi tiêu của người Việt Nam cũng có xu hướng giảm dần trước những khó khăn của nền kinh tế dẫn tới tồn kho tăng cao.

Hiện nay, Bộ Tư pháp đang chuẩn bị cho việc thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (“TTĐB”) (sửa đổi). Liên quan đến dự thảo dự án Luật này, thay mặt cộng đồng doanh nghiệp ngành đồ uống, Hiệp hội đã có Công văn số 21/CV-VBA ngày 20 tháng 03 năm 2023 góp ý đối với Đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) gửi tới Bộ Tư pháp và một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để góp phần bảo đảm dự án Luật được đề xuất, xây dựng vào thời điểm hợp lý, hài hòa lợi ích giữa nhà nước và doanh nghiệp, Hiệp hội mong muốn Bộ lưu tâm một số ý kiến đóng góp của ngành đồ uống đối với đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TTĐB (sửa đổi) như sau:

1.       Trong bối cảnh các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ đại dịch COVID-19 và chưa phục hồi rõ nét, ổn định, Quốc hội và Chính phủ đang có chủ trương miễn giảm các chính sách thuế, phí nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi trong năm 2023. Do vậy, Hiệp hội kính đề nghị xem xét chưa sửa đổi Luật thuế TTĐB, ít nhất trong thời gian 2023-2025 để giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phục hồi sau đại dịch.

2.       Những thay đổi liên quan đến chính sách thuế, đặc biệt là việc bổ sung các đối tượng chịu thuế mới, làm tăng gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp sẽ có tác động lớn không chỉ đến những đối tượng trực tiếp chịu sự điều chỉnh của Luật này mà còn tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Do vậy, để đảm bảo chất lượng, được đánh giá kỹ lưỡng và nhận được sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp, Dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi) cần được xây dựng, xem xét và thông qua theo một quy trình đầy đủ và hoàn chỉnh như quy định trong pháp luật hiện hành về ban hành các văn bản luật, thay vì một Kỳ họp như đề xuất hiện tại của Bộ Tài chính.

3.       Khi chưa có đầy đủ cơ sở khoa học thuyết phục cũng như chưa đánh giá tác động đầy đủ đối với việc mở rộng các đối tượng chịu thuế TTĐB, Hiệp hội đề nghị cân nhắc, chưa nên bổ sung mặt hàng Nước giải khát có đường, Thức uống đại mạch và Nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

4.       Hiệp hội luôn tích cực, đồng hành và hợp tác chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong quá trình xây dựng dự án luật thuế TTĐB quan trọng này để đảm bảo tính khoa học, hài hòa lợi ích các bên và nuôi dưỡng nguồn ngân sách tăng trưởng, bền vững góp phần mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội của Việt Nam.

Xem công văn chi tiết: Tại đây

Kim Anh

Các bài viết khác

Xem thêm

Tác dụng ngược nếu áp thuế TTĐB với nước giải khát có đường

Đề xuất đưa nước giải khát (NGK) có đường vào đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) có thể gây tác dụng ngược đối với mục đích hạn chế tiêu dùng.

Các chuyên gia nói về nguyên nhân thừa cân béo phì và giải pháp áp thuế đối với nước ngọt sẽ lợi bất cập hại

Có quá nhiều các loại thực phẩm có chứa đường trên thị trường có mức tiêu thụ nhiều hơn so với nước ngọt. Do đó, nếu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, người tiêu dùng sẽ dịch chuyển từ sử dụng các loại nước uống lưu thông hợp pháp sang các loại nước uống đường phố vốn không bị ảnh hưởng vì tăng thuế.

“Kinh tế xanh - trách nhiệm của nhà sản xuất”

Đó là chủ đề của Diễn đàn “Nhà quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với tài nguyên và môi trường lần thứ VIII - 2024” do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức diễn ra vào sáng 27/6/2024 tại Hà Nội.

Tìm lối đi cho ngành Bia Việt Nam

Những quy định liên quan đến xử lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông cùng xu hướng thắt chặt chi tiêu các mặt hàng không thiết yếu khiến ngành bia, rượu sẽ vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khó khăn trong năm 2024. Do đó, đề xuất tăng “sốc” thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia của Bộ Tài chính hiện đang được lấy ý kiến rộng rãi cần được đánh giá toàn diện và cân nhắc kỹ lưỡng.

Thừa dinh dưỡng và thiếu vận động là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

​​​​​​​Theo kết quả khảo sát ở Hà Nội, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ở nội thành cao hơn ngoại thành nguyên nhân do thừa dinh dưỡng và thiếu vận động. Làm gì để học sinh có thể trạng tốt, hạn chế thừa cân béo phì là những nội dung được nhiều báo đài cũng như công chúng quan tâm.

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Kỳ 2: Uống bia và nỗi lo phấp phỏng nồng độ cồn

Câu hỏi “Mất bao lâu để nồng độ cồn về 0, để có thể tham gia giao thông?” có lẽ là câu hỏi được tra cứu trên google của không phải ít người trong thời gian vừa qua.

KỲ 1: Nhà hàng, hộ kinh doanh bia khốn đốn - cần chính sách hài hòa các mục tiêu vì sự phát triển bền vững  

​​​​​​​Trong mấy năm gần đây, nhất là từ dịp Tết Nguyên đán 2024 đến nay, các đại lý, cửa hàng, quán bia rơi vào cảnh khốn đốn, kinh doanh ảm đạm, nhà hàng vắng khách, cắt giảm nhân viên, kéo theo đó là các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng bị ảnh hưởng.

Quảng cáo và mua tạp chí