VBA góp ý Dự thảo Nghị định EPR: Đề xuất chi phí tái chế bao bì tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp

27/06/2025 - 05:20 PM
75 lượt xem
Cỡ chữ
Mới đây, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) gửi Công văn số 45/CV-VBA tới Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ NN&MT) về việc góp ý Dự thảo Nghị định Luật Bảo vệ môi trường về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (“Dự thảo NĐ EPR”).
 
 

  Ngày 13/6/2025, Bộ NN&MT đã đăng tải Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (“Dự thảo NĐ EPR”). Sau khi tổng hợp ý kiến từ các doanh nghiệp hội viên, Hiệp hội VBA xin được đóng góp với Quý Bộ một số ý kiến ban đầu đối với Dự thảo.

          Quy định cụ thể trong Nghị định về việc chi phí tái chế bao bì phải được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp khi quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp. Hiệp hội đề xuất Bộ NN&MT làm việc với Bộ Tài chính để quy định rõ trong Nghị định sửa đổi rằng chi phí đóng góp tái chế và tổ chức tái chế, thu gom, xử lý chất thải hợp lý, hợp lệ được tính vào khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân.

          Khuyến khích sử dụng bao bì nhựa tái chế rPETDự thảo hiện chưa có chính sách ưu đãi rõ ràng cho bao bì nhựa tái chế rPET. Hiệp hội kiến nghị bổ sung chính sách khuyến khích này để phát triển ngành công nghiệp tái chế, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các doanh nghiệp hội viên của VBA đã tiên phong sử dụng bao bì nhựa tái chế từ 50% đến 100% tại Việt Nam nhưng chưa có chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

          Bổ sung chính sách hỗ trợ cải thiện hạ tầng tái chế và hỗ trợ doanh nghiệp tiên phong trong mô hình tái chếHiệp hội đề xuất mở rộng đối tượng hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam không chỉ giới hạn ở các cơ sở tái chế mà còn bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu tiên phong trong mô hình tái chế.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp thí điểm thêm các sáng kiến tái chế thủy tinh: Một số doanh nghiệp sử dụng chai thủy tinh áp dụng phương thức đặt cọcm-hoàn trả có tỷ lệ thu hồi cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sử dụng chai thủy tinh (chủ yếu rượu nhập khẩu và rượu trong nước) lựa chọn đóng vào quỹ VEPF/EPR do chưa có đơn vị nhận công việc này.

Sử dụng hiệu quả Quỹ VEPF/EPR để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các lĩnh vựcƯu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sáng kiến thúc đẩy tái chế khép kín, sản xuất sản phẩm tái chế và sử dụng bao bì có thành phần tái chế. Hỗ trợ lực lượng thu gom phi chính thức gia nhập hệ thống chính thức thông qua đào tạo, bảo hiểm xã hội, cải thiện điều kiện thu gom. Hỗ trợ các hoạt động thúc đẩy nhận thức và thực hành trong cộng đồng về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và phân loại chất thải tại nguồn để nâng cao tỷ lệ thu hồi và chất lượng vật liệu, đồng thời giảm chi phí phân loại và tái chế.

T lệ tái chế bắt buộc và Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng nhóm sản phẩm, bao bì và Mức đóng góp tài chính đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì: Dự thảo quy định điều chỉnh đồng thời tỷ lệ tái chế bắt buộc và Fs (định mức chi phí tái chế) cùng chu kỳ 03 năm một lần, điều này sẽ gây thêm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.

Hiệp hội VBA và Doanh nghiệp ngành Đồ uống với mong muốn đồng hành cùng với Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Môi trường để triển thực hiện EPR hiệu quả và hướng tới mục tiêu kinh tế tuần hoàn. Hiệp hội có kiến nghị cụ thể như sau:

  1. Cần có cơ sở đánh giá tác động, khoa học, thực tiễn đối với mức đề xuất tăng 10% và xem xét điều chỉnh xuống 5%.
  2. Đề nghị Ban soạn thảo chỉnh lại câu chữ tại Điều 5 khoản 2 và Điều 9 khoản 2 để tránh hiểu lầm. Hiệp hội gợi ý điều chỉnh "Tỷ lệ tái chế bắt buộc được điều chỉnh 03 năm một lần, tăng hoặc giảm dần theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đảm bảo không quá 5% của mức tỷ lệ tái chế bắt buộc trước khi điều chỉnh. Lần điều chỉnh đầu tiên là 01/01/2029".
  3. Xem xét không quy định điều chỉnh cả tỷ lệ tái chế bắt buộc và Fs cùng thời điểm theo chu kỳ 03 năm một lần mà nên có đánh giá và quy định khác nhau, ví dụ quy định chu kỳ điều chỉnh Fs là 05 năm một lần.
  4. Dự thảo có sự phân định bao bì nhựa tái chế (rPET) và bao bì nhựa nguyên sinh (vPET), đồng thời khuyến khích nhà sản xuất, nhập khẩu sử dụng bao bì tái chế bằng cách miễn thực hiện EPR đối với bao bì nhựa tái chế (rPET) có hàm lượng tái chế cao hoặc công bố tỷ lệ tái chế bắt buộc và Fs đối với bao bì nhựa tái chế (rPET) thấp hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc với bao bì nhựa nguyên sinh (vPET). Việc điều chỉnh tăng tỷ lệ tái chế bắt buộc cho nhóm bao bì này cũng nên giới hạn tối đa ở mức 2-3% mỗi lần điều chỉnh.
  5. Bổ sung ban hành chính sách ưu đãi đầu tư vào cơ sở hạ tầng tái chế và hoạt động thu gom nhằm khuyến khích doanh nghiệp chung tay tham gia, đặc biệt là đối với các loại vật liệu khó tái chế như bao bì đa lớp (MLP). Đồng thời, nên mở rộng đối tượng hưởng ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF/EPR) sang các doanh nghiệp có mô hình tái chế tiên phong.

CHI TIẾT CÔNG VĂN: TẠI ĐÂY

 

Các bài viết khác

Xem thêm

VBA phản ánh vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật gây khó khăn cho doanh nghiệp và đề xuất kiến nghị

Ngày 14/7, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) gửi Công văn số 50/CV-VBA gửi Viện Chiến lược và Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp phản ánh khó khăn vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đề xuất phương án xử lý.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sáng 11/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua.

Gỡ vướng cho các hộ kinh doanh trong thực hiện hóa đơn điện tử

Chiều 10/7/2025, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Tham vấn về kết quả điều tra hộ kinh doanh trong việc thực hiện hóa đơn, chứng từ theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP”. Tại đây, nhiều vấn đề thực tiễn được đặt ra: thiếu hiểu biết chính sách, khó khăn kỹ thuật, áp lực chi phí và lo ngại từ chính những người trong cuộc.

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam kiến nghị làm rõ nhiều điểm trong Dự thảo Luật Phòng bệnh

Ngày 4/7/2025, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có văn bản gửi Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh để góp ý chi tiết cho Dự thảo Luật Phòng bệnh. Nội dung kiến nghị nêu rõ những điểm cần làm rõ, đồng thời đề nghị được tham gia quá trình thẩm định dự luật quan trọng này.

Chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) tiếp tục kéo dài đến hết năm 2026

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục giảm thuế GTGT. Theo đó, mức thuế GTGT sẽ được giảm 2% (từ 10% xuống còn 8%) cho một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Từ 1/7/2025 sẽ có 13 luật, 9 nghị định, 39 thông tư chính thức có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định và thông tư mới chính thức có hiệu lực thi hành, đánh dấu giai đoạn cập nhật chính sách pháp luật lớn trong năm. Các văn bản này điều chỉnh nhiều lĩnh vực thiết yếu như bảo hiểm, thuế, y tế, quy hoạch, khoáng sản, phòng cháy chữa cháy (PCCC), công chứng, công nghiệp quốc phòng, lưu trữ, di sản văn hóa và thương mại.

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam kiến nghị về Dự thảo Luật Phòng bệnh: Lo ngại "thuế chồng thuế" và những bất cập

Ngày 26/6, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) gửi Công văn số 44/CV-VBA tới Bộ trưởng Bộ Y tế, đồng thời gửi tới Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Công Thương, góp ý về Dự thảo Luật Phòng bệnh. Trong công văn, VBA bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về đề xuất yêu cầu khoản đóng góp bắt buộc từ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh "mặt hàng không có lợi cho sức khỏe", đặc biệt khi các sản phẩm của ngành bia, rượu, nước giải khát có thể thuộc đối tượng này.

Làm rõ các nguyên nhân bệnh thừa cân béo phì ở Việt Nam để có chính sách và biện pháp can thiệp phù hợp

Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi, dự kiến được Quốc hội khóa XV xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9, đang nhận được nhiều ý kiến của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục đối tượng chịu thuế TTĐB với thuế suất 10%. Nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ sự băn khoăn về cơ sở khoa học, tính toàn diện và tác động của chính sách này, liệu mục tiêu là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì có đạt được vì chưa xác định rõ nguyên nhân gây thừa cân, béo phì...

VBA kiến nghị lộ trình tăng thuế phù hợp để đảm bảo “sức khỏe người tiêu dùng” và “sức khỏe” doanh nghiệp

Trước đề xuất tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia và nước giải khát có đường, ngày 26/5/2025, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) có Công văn số 31/CV-VBA gửi tới Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kiến nghị điều chỉnh lộ trình tăng thuế theo hướng thận trọng, có tính đến sức chịu đựng thực tế của doanh nghiệp và nhu cầu ổn định nền kinh tế…

Quảng cáo và mua tạp chí