VBA kiến nghị lộ trình tăng thuế phù hợp để đảm bảo “sức khỏe người tiêu dùng” và “sức khỏe” doanh nghiệp

26/05/2025 - 01:19 PM
62 lượt xem
Cỡ chữ

Trước đề xuất tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia và nước giải khát có đường, ngày 26/5/2025, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) có Công văn số 31/CV-VBA gửi tới Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kiến nghị điều chỉnh lộ trình tăng thuế theo hướng thận trọng, có tính đến sức chịu đựng thực tế của doanh nghiệp và nhu cầu ổn định nền kinh tế…

Tăng thuế quá nhanh sẽ tác động đến “sức khỏe” doanh nghiệp

Sau giai đoạn phục hồi hậu đại dịch Covid - 19 chưa lâu, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có ngành Đồ uống đang bước vào một giai đoạn mới đầy khó khăn: chi phí đầu vào tăng cao, thị trường xuất khẩu gặp khó, sức mua nội địa yếu đi, trong khi môi trường thương mại quốc tế liên tục xuất hiện các yếu tố bất ngờ, như áp thuế đối ứng từ đối tác lớn.

Trong bối cảnh đó, Dự thảo sửa đổi Luật thuế Tiêu thụ Đặc biệt đang được Quốc hội thảo luận đã đề xuất tăng mạnh thuế đối với một số mặt hàng nhạy cảm. Theo đó, nước giải khát có đường với hàm lượng từ 5g/100ml trở lên sẽ bị áp thuế 8% từ năm 2027, tăng lên 10% từ 2028. Đồng thời, rượu mạnh và bia sẽ phải chịu thuế TTĐB lên tới 90% vào năm 2031, còn rượu nhẹ tăng dần lên mức 60%.

Với nội dung này, tại Công văn số 31/CV-VBA (V/v: Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt (sửa đổi), Hiệp hội VBA cho rằng, việc tăng thuế quá nhanh trong bối cảnh kinh tế chưa ổn định sẽ tác động mạnh đến “sức khỏe” doanh nghiệp, người tiêu dùng vì thế chịu ảnh hưởng và cả nền kinh tế bị kéo chậm lại. Đặc biệt trong thời điểm Việt Nam đang theo đuổi mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay.

 

 

Theo VBA, mục tiêu tăng trưởng GDP là mục tiêu chung, nhưng để làm được điều đó thì phải chăm sóc “sức khỏe” của chính doanh nghiệp – những người tạo ra công ăn việc làm, đóng góp ngân sách và duy trì sức cầu nội địa. Việc dồn dập tăng thuế trong khi doanh nghiệp còn đang phục hồi sau đại dịch, lại thêm căng thẳng thương mại quốc tế là tạo thêm gánh nặng cho họ cũng như người tiêu dùng.

Với đề xuất đánh thuế nước giải khát có đường, VBA lưu ý rằng đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục nào khẳng định mối quan hệ trực tiếp giữa tiêu thụ nước ngọt có đường và các bệnh không lây nhiễm như béo phì, tiểu đường, tim mạch… Trong khi đó, việc chỉ đánh thuế vào nhóm sản phẩm có đường theo hàm lượng lại bỏ qua các mặt hàng khác cũng chứa đường (sữa có đường, trà sữa, nước ép đóng chai…), gây ra sự phân biệt chính sách. Điều này dễ dẫn đến tranh cãi về tính công bằng, minh bạch và khả năng thực thi. Theo VBA, việc áp dụng bất kỳ sắc thuế mới nào, đặc biệt với nhóm hàng hóa tiêu dùng phổ biến, cần dựa trên cơ sở khoa học được kiểm chứng và khảo sát thực tế hành vi tiêu dùng tại Việt Nam – tránh rập khuôn máy móc theo thông lệ quốc tế.

Hiệp hội VBA cảnh báo, nếu thuế TTĐB không được thiết kế khéo léo, có thể trở thành một rào cản kỹ thuật trong đàm phán thương mại. Đặc biệt, việc tăng thuế với các sản phẩm do doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư sản xuất tại Việt Nam như nước giải khát có thể gây ra rủi ro trong quá trình đàm phán hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ. Ngoài ra, nếu chính sách thuế bất ổn sẽ làm giảm niềm tin của nhà đầu tư, khiến dòng vốn mới chững lại, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư chung của cả nền kinh tế.

Kêu gọi một lộ trình hợp lý

Trong văn bản gửi tới Chủ tịch Quốc hội ngày 26/5/2025, Hiệp hội VBA khẳng định: tăng thuế là một công cụ cần thiết để điều tiết hành vi tiêu dùng và đảm bảo mục tiêu ngân sách. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả, chính sách thuế cần được thiết kế trên cơ sở khoa học, thực tiễn và có lộ trình phù hợp để các doanh nghiệp và thị trường có thời gian thích nghi.

Theo đó, VBA kiến nghị điều chỉnh lộ trình như sau: Đối với rượu và bia: Lùi thời điểm bắt đầu tăng thuế từ năm 2027 sang năm 2028. Thuế suất tăng dần mỗi năm đến năm 2032 mới đạt mức 90% (rượu mạnh, bia) và 60% (rượu nhẹ); Đối với nước giải khát có đường: Chỉ nên áp dụng mức 5% từ năm 2028, tăng lên 8% từ 2029 và 10% từ 2030.

Đại diện Hiệp hội cho rằng, đây là khung thời gian hợp lý để doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm, đầu tư công nghệ và nghiên cứu hành vi tiêu dùng mới. Tăng thuế quá nhanh khi doanh nghiệp chưa kịp phục hồi sẽ chỉ dẫn đến sự đổ vỡ dây chuyền trong chuỗi cung ứng, giảm sản xuất, giảm việc làm, và cuối cùng là giảm thu ngân sách.

 

 

Một trong những luận điểm quan trọng được Hiệp hội VBA nêu ra là nghịch lý: Tăng thuế không đồng nghĩa với tăng thu bền vững. Bởi theo Báo cáo nghiên cứu của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), việc áp thuế TTĐB 10% với nước giải khát có đường có thể khiến GDP giảm 0,448% – tương đương hơn 42.000 tỷ đồng. Không chỉ ngành đồ uống bị ảnh hưởng, mà cả hơn 20 ngành công nghiệp liên quan trong chuỗi cung ứng cũng sẽ chịu tác động dây chuyền. Với ngành bia, dữ liệu của VBA cho thấy: giai đoạn 2016–2019, khi thuế TTĐB tăng đều 5% mỗi năm, tốc độ tăng trưởng của ngành đã giảm mạnh từ mức 9,76% xuống còn 6,85%. Tính đến hết năm 2024, mức tăng trưởng trung bình ngành chỉ còn 3,3% – thấp hơn cả tốc độ tăng GDP trong cùng giai đoạn. Thêm vào đó, việc tăng giá thành sản phẩm do thuế cũng có thể đẩy người tiêu dùng chuyển sang hàng giá rẻ, không rõ nguồn gốc – vốn không đóng góp vào ngân sách và tiềm ẩn rủi ro lớn hơn về sức khỏe. Đây là một hệ quả xã hội mà chính sách cần lường trước.

Với những lý do trên, trong Công văn 31/CV-VBA gửi tới Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh: VBA và cộng đồng doanh nghiệp ngành đồ uống đặt kỳ vọng vào trí tuệ, sự cầu thị và sự công tâm của Chủ tịch Quốc hội trên cơ sở xem xét thấu đáo, toàn diện, công bằng và hài hòa giữa các mục tiêu dựa trên các ý kiến đa chiều từ các đối tượng chịu tác động, các chuyên gia, các báo cáo nghiên cứu khoa học, điều kiện hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, các kinh nghiệm quốc tế để tìm được giải pháp tăng thuế TTĐB tối ưu, vừa bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vừa hỗ trợ doanh nghiệp và duy trì môi trường đầu tư ổn định.

 

Chi tiết: TẠI ĐÂY

 

Nga Nguyễn

Các bài viết khác

Xem thêm

VBA phản ánh vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật gây khó khăn cho doanh nghiệp và đề xuất kiến nghị

Ngày 14/7, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) gửi Công văn số 50/CV-VBA gửi Viện Chiến lược và Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp phản ánh khó khăn vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đề xuất phương án xử lý.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sáng 11/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua.

Gỡ vướng cho các hộ kinh doanh trong thực hiện hóa đơn điện tử

Chiều 10/7/2025, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Tham vấn về kết quả điều tra hộ kinh doanh trong việc thực hiện hóa đơn, chứng từ theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP”. Tại đây, nhiều vấn đề thực tiễn được đặt ra: thiếu hiểu biết chính sách, khó khăn kỹ thuật, áp lực chi phí và lo ngại từ chính những người trong cuộc.

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam kiến nghị làm rõ nhiều điểm trong Dự thảo Luật Phòng bệnh

Ngày 4/7/2025, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có văn bản gửi Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh để góp ý chi tiết cho Dự thảo Luật Phòng bệnh. Nội dung kiến nghị nêu rõ những điểm cần làm rõ, đồng thời đề nghị được tham gia quá trình thẩm định dự luật quan trọng này.

Chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) tiếp tục kéo dài đến hết năm 2026

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục giảm thuế GTGT. Theo đó, mức thuế GTGT sẽ được giảm 2% (từ 10% xuống còn 8%) cho một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Từ 1/7/2025 sẽ có 13 luật, 9 nghị định, 39 thông tư chính thức có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định và thông tư mới chính thức có hiệu lực thi hành, đánh dấu giai đoạn cập nhật chính sách pháp luật lớn trong năm. Các văn bản này điều chỉnh nhiều lĩnh vực thiết yếu như bảo hiểm, thuế, y tế, quy hoạch, khoáng sản, phòng cháy chữa cháy (PCCC), công chứng, công nghiệp quốc phòng, lưu trữ, di sản văn hóa và thương mại.

VBA góp ý Dự thảo Nghị định EPR: Đề xuất chi phí tái chế bao bì tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp

Mới đây, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) gửi Công văn số 45/CV-VBA tới Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ NN&MT) về việc góp ý Dự thảo Nghị định Luật Bảo vệ môi trường về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (“Dự thảo NĐ EPR”).

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam kiến nghị về Dự thảo Luật Phòng bệnh: Lo ngại "thuế chồng thuế" và những bất cập

Ngày 26/6, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) gửi Công văn số 44/CV-VBA tới Bộ trưởng Bộ Y tế, đồng thời gửi tới Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Công Thương, góp ý về Dự thảo Luật Phòng bệnh. Trong công văn, VBA bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về đề xuất yêu cầu khoản đóng góp bắt buộc từ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh "mặt hàng không có lợi cho sức khỏe", đặc biệt khi các sản phẩm của ngành bia, rượu, nước giải khát có thể thuộc đối tượng này.

Làm rõ các nguyên nhân bệnh thừa cân béo phì ở Việt Nam để có chính sách và biện pháp can thiệp phù hợp

Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi, dự kiến được Quốc hội khóa XV xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9, đang nhận được nhiều ý kiến của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục đối tượng chịu thuế TTĐB với thuế suất 10%. Nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ sự băn khoăn về cơ sở khoa học, tính toàn diện và tác động của chính sách này, liệu mục tiêu là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì có đạt được vì chưa xác định rõ nguyên nhân gây thừa cân, béo phì...

Quảng cáo và mua tạp chí