Việt Nam sẽ thành trọng tâm đầu tư của EU

02/03/2017 - 10:00 AM
113 lượt xem
Cỡ chữ
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng, Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam sẽ là cơ hội lớn với EU và Việt Nam.
Các doanh nghiệp thuộc EuroCham kiến nghị bỏ áp trần giá sữa Các doanh nghiệp thuộc EuroCham kiến nghị bỏ áp trần giá sữa
Tại Lễ công bố Sách trắng 2017 ngày 2/3, về những cơ hội sắp tới, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho hay, Việt Nam đến nay đã ký và thực thi 10 hiệp định thương mại tự do, kết thúc đàm phán 2 hiệp định và đang đàm phán 4 hiệp định khác. Trong đó, hai hiệp định lớn nhất, tiêu chuẩn cao nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Hai hiệp định đã kết thúc đàm phán nhưng chưa được phê chuẩn. Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng vào hai hiệp định này không chỉ ở quy mô đặc biệt lớn của thị trường các đối tác, không chỉ ở các lợi ích thương mại mà còn ở cơ hội hiện thực hóa các tiêu chuẩn hiện đại về thể chế kinh tế theo xu hướng thế giới. 

“TPP, như chúng ta đã biết, đang phải đối phó với một tương lai bất định khi Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi hiệp định. Tuy nhiên, tôi tin rằng tất cả các nước TPP, kể cả Hoa Kỳ, đều không muốn lãng phí 6 năm đàm phán và đặc biệt là lãng phí những cơ hội lớn mà TPP có thể mang lại. Vì vậy, TPP chắc chắn sẽ tiếp tục dưới một hoặc các hình thức nào đó, đa phương hoặc song phương. Có điều thời điểm hiện thực hóa các cam kết TPP chắc chắn sẽ bị đẩy lùi so với dự kiến năm 2018 trước đây”, ông Lộc nói.

Chủ tịch EuroCham Việt Nam, ông Michael Behrens, cũng khẳng định trong bối cảnh TPP dường như không thể cứu vãn, EVFTA sẽ là một cơ hội lớn cho thương mại và đầu tư của Việt Nam. Việc thực thi hiệp định, dù cũng bị lùi kế hoạch ký kết từ năm 2016 sang năm 201027 và thời gian thực hiện cũng bị lùi tương ứng, sẽ giúp kết nối thị trường 500 triệu dân của EU với thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam. Nếu tính cả thị trường ASEAN, thỏa thuận này sẽ kết nối một thị trường rộng lớn lên đến 1 tỷ người. Đây là một cơ hội rất lớn cho cả hai phía.

Đại sứ - Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam Bruno Angelet cũng khẳng định EVFTA có tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thương mại và đầu tư từ châu Âu và Việt Nam. “EVFTA được kì vọng sẽ biến Việt Nam thành trung tâm cho các hoạt động đầu tư của EU để từ đó các doanh nghiệp châu Âu vươn sang các thị trường khác trong ASEAN. EU và Việt Nam đang tích cực rà soát pháp lý để kết thúc việc này vào cuối tháng Tư tới và dịch xong văn kiện hiệp định sang các thứ tiếng vào mùa hè này”, ông Bruno Angelet cho hay.

Cần để giá do thị trường quyết định

Liên quan đến những rào cản về chính sách, ông Arnaud Renard, Chủ tịch Tiểu ban Thực phẩm Dinh dưỡng (NFG) EuroCham cho rằng, việc áp đặt quy định giá trần không hợp lý trong thời gian qua đã gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp sữa. Điều này thể hiện qua thị trường sụt giảm cả về số lượng bán ra và doanh thu.

“Về lâu dài, cần xem xét và thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm sữa như giảm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng…, thay vì chỉ tập trung vào các biện pháp can thiệp trực tiếp vào thị trường như hiện nay”, ông Arnaud Renard kiến nghị.

Ông Arnaud cũng cho hay, các thành viên của NFG đã đề xuất gỡ bỏ chính sách giá trần, cho phép quay trở lại với cơ chế giá do thị trường quyết định và không kéo dài thời hạn áp dụng các biện pháp áp đặt giá bán tối đa hiện hành hoặc không ban hành các biện pháp quản lý giá khác. Cùng đó, các yêu cầu liên quan đến việc kê khai giá nên được giữ đơn giản như đúng tên gọi của biện pháp này và không nên kèm theo các yêu cầu cung cấp cơ cấu giá, văn bản giải trình về mức giá.

Doanh nghiệp  kêu thủ tục hành chính

Bên cạnh hàng loạt kiến nghị thương mại và đầu tư, Sách trắng 2017 cũng dẫn một khảo sát gần đây của PwC cho thấy môi trường thể chế đã trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp khi đầu tư tại các quốc gia APEC nhằm chỉ ra những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính mà nhiều doanh nghiệp FDI khối EU đang gặp phải.

Đại diện EuroCham cho biết một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam kêu rằng họ còn gặp cản trở trong làm thủ tục hành chính. Cụ thể như việc đăng ký thuế, thông quan, đăng ký kinh doanh và các thủ tục hành chính khác thường xuyên bị chậm trễ, kết quả xử lý hồ sơ không lường trước được. Những điều này khiến các doanh nghiệp phải tiêu tốn nhiều nguồn lực để cho các thủ tục hành chính mà đáng lẽ có thể sử dụng để phát triển các hoạt động kinh doanh.
theo tienphong

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Các bài viết khác

Xem thêm

Ngành Công Thương: Vượt qua thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước

Ngày 20/12/2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức trọng thể Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Bộ TN&MT công bố 2 tổ chức được ủy quyền tái chế sản phẩm, bao bì

Danh sách các tổ chức được công bố gồm có hai đơn vị: Công ty Cổ phần Tái chế bao bì - PRO Việt Nam và Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM).

Thủ tướng yêu cầu tăng cường thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách nhà nước.

Giải thưởng “Khoảnh khắc báo chí” còn nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển...

hương trình Gala Báo chí 2023 - Lễ trao giải ảnh “Khoảnh khắc báo chí 2022” lần thứ 5 đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với các đại biểu cũng như các nhà báo, tác giả đạt Giải nhờ sự chỉn chu, chuyên nghiệp của Ban Tổ chức, nhất là nội dung chương trình Lễ trao giải

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023

Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương năm 2023 do Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức. Đây là dịp để các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận về các sáng kiến hỗ trợ chuyển đổi số ngành Công Thương.

Hội thảo: “Chuyển đổi sản xuất xanh trong doanh nghiệp: Cơ hội, thách thức và kiến nghị”

Việc chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp là xu hướng tất yếu của sự phát triển, nó không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Diễn đàn kinh tế xanh 2023: Tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam

Với chủ đề “Nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam: Hợp tác châu Âu - Việt Nam thúc đẩy sáng kiến xanh”, Diễn đàn kinh tế Xanh 2023 đã được tổ chức chiều ngày 02/11 tại Hà Nội với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte

Xây dựng Công đoàn Công Thương Việt Nam vững mạnh toàn diện

Đại hội Công đoàn Công Thương Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2023 - 2028 với chủ đề “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” đã diễn ra thành công, tốt đẹp từ ngày 05 đến ngày 06/10/2023 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 400 đại biểu chính thức là cán bộ, đoàn viên tiêu biểu đại diện cho gần 150 ngàn lao động trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam.

80 doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm và Anuga 2023

Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, đơn vị này tổ chức đoàn gồm 80 doanh nghiệp tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Anuga 2023 (Anuga) diễn ra từ ngày 7-11/10/2023 tại Trung tâm Triển lãm Koelnmesse, thành phố Cologne, Đức.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.