Vỡ trận dịch sốt xuất huyết: Phương án bệnh viện dã chiến được đặt ra

12/07/2017 - 09:00 AM
123 lượt xem
Cỡ chữ
Mặc dù các y, bác sỹ chuyên ngành truyền nhiễm đang phải gồng mình làm việc tăng ca, nhưng dịch sốt xuất huyết ở Thủ đô vẫn đang bùng phát mạnh.
alt
Chỉ sau 1 ngày kê giường, khu điều trị ban ngày của BV Bệnh Nhiệt đới trung ương đã chật cứng bệnh nhân.

“Vỡ trận” là từ chỉ tình trạng quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhiều bệnh viện ở Hà Nội trong những ngày qua. Mặc dù các y, bác sỹ chuyên ngành truyền nhiễm phải gồng mình làm việc tăng ca, thêm giờ nhưng cũng không đáp ứng được nhu cầu khám, điều trị bệnh khi dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh ở Thủ đô. Nhiều bác sỹ không phân định được thời gian khi mải miết với công việc trong phòng khám. Phương án thành lập bệnh viện dã chiến đã được 1 số bệnh viện đặt ra để đối phó với tình huống khẩn cấp của dịch bệnh.

Chỉ sau một ngày tận dụng Hội trường bệnh viện để làm nơi điều trị, Trung tâm điều trị ban ngày của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương đã đông kín bệnh nhân sốt xuất huyết. Có thời điểm người bệnh phải nằm ghép 2 người/giường. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện này phải biến Hội trường thành phòng điều trị bệnh nhân với 20 giường bệnh.

Bác sỹ Vũ Thị Thu Hương, Phó khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết, gần 1 tháng nay, chị chưa được nghỉ ngày nào và liên tục phải làm việc thông trưa. Khi đói mà thấy vẫn còn bệnh nhân chờ khám thì phải nhờ một bác sĩ khác làm việc thay khoảng 15 phút để ăn trưa, uống nước. Sau đó lại mải miết với công việc khám, điều trị tới gần 22 giờ đêm.

“Có những hôm 10 giờ đêm chúng tôi mới được ăn cơm và 1 giờ sáng vẫn khám cho bệnh nhân. Nhưng điều gây căng thẳng và khổ tâm nhất cho bác sĩ là phải từ chối bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện. Nhiều bệnh nhân chưa đến mức phải nhập viện tuyến trung ương, có thể chuyển về tuyến địa phương nhưng khi đã đến đây, họ năn nỉ, tha thiết được ở lại điều trị, chấp nhận nằm ghép 5 đến 7 người/giường cũng được. Chúng tôi rất áp lực và mệt khi giải thích mãi mà bệnh nhân vẫn không nghe. Có trường hợp phải chờ đợi 1 tiếng đồng hồ để bệnh nhân quyết định về bệnh viện nào điều trị”, bác sỹ Hương cho biết.

Mỗi ngày phải tiếp đón từ 900 đến hơn 1.000 bệnh nhân đến khám sốt xuất huyết, 5 người thuộc tổ điều dưỡng của khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương quay cuồng với công việc ghi sổ khám, phát số, đọc tên bệnh nhân, chỉ dẫn nơi khám, xét nghiệm và giải thích thắc mắc của người bệnh. Nhiều y, bác sỹ các khoa khác như Vi rút- Ký sinh trùng, Cấp cứu, Hồi sức tích cực dù mệt, ốm nhẹ vẫn không nghỉ phép, duy trì công việc suốt cả tuần.

“Bệnh viện chỉ đáp ứng được việc thu dung khoảng 1000 bệnh nhân đến khám và điều trị sốt xuất huyết như hiện nay. Nếu bệnh tăng hơn thì chúng tôi sẽ phải triển khai mô hình bệnh viện dã chiến để đối phó với đại dịch. Tức là bất cứ chỗ nào có thể kê được giường thì sẽ kê để tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân, thu bớt phòng làm việc của nhân viên y tế. Bệnh viện cũng mong muốn được trang bị thêm hệ thống máy lọc máu phục vụ điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết nặng...”,  Bác sỹ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nói.

Các chuyên gia thì khuyến cáo bệnh nhân khi có dấu hiệu sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế để khám và được tư vấn. Còn Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện không được để bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm ghép hoặc nằm ngoài hành lang. Áp lực này khiến các bệnh viện phải sàng lọc bệnh nhân, đưa ra tiêu chí được nhập viện.

Tuy nhiên, trên thực tế có những ca bệnh sốt xuất huyết bị biến chứng quá nhanh. Nhiều bệnh nhân đang trong quá trình được bác sỹ cho về nhà theo dõi bỗng bệnh trở nặng đột ngột phải cấp cứu.

“Ngày đầu tiên tôi bị váng đầu, sốt cao gần 40 độ, bị liệt cả người, tay chân không thể cử động. Ngay lập tức gia đình đưa tôi vào cấp cứu tại khoa A9, Bệnh viện Bạch Mai. Hai ngày đầu không phát hiện ra bệnh gì, nghi là viêm não. Sau làm xét nghiệm khẳng định là mắc sốt xuất huyết nên tôi được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương”, bệnh nhân Lương Văn Dũng ở Yên Duyên, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội nói.

Việc sàng lọc, chỉ cho bệnh nhân sốt xuất huyết đủ tiêu chí mới được nhập viện đang tiềm ẩn nguy cơ không an toàn cho những bệnh nhân chưa được nhập viện.

Trước thực tế này, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế Hà Nội điều phối các bệnh viện tư tiếp nhận bệnh nhân sốt xuất huyết nhưng phải kiểm soát và đảm bảo chất lượng điều trị. Trường Đại học Y Hà Nội  cử sinh viên, học viên hỗ trợ các bệnh viện; Hội Thầy thuốc thành phố Hà Nội sẽ có những đội Tiếp sức người bệnh. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cũng sẽ kê thêm giường tại cơ sở 2 để tiếp nhận bệnh nhân.

“Chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương. Bệnh viện đang đông bệnh nhân, cần cố gắng sàng lọc bệnh, tiếp tục phân tuyến chuyển bệnh nhân nhẹ về các bệnh viện Hà Nội như Bệnh viện Đống Đa, Thanh Nhàn. Bệnh nhân đến đông thì không thể từ chối được mà phải hướng dẫn, giải thích cho người bệnh để bệnh nhân yên tâm chuyển tuyến hoặc điều trị ngoại trú nhân, tránh tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép, nằm ngoài hành lang”, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê cho hay.

Hiện nay, dù bệnh viện có tận dụng cả hội trường để làm phòng điều trị hay lập bệnh viện dã chiến thì cũng chỉ là giải pháp tình thế. Biện pháp quan trọng để đẩy lùi sự gia tăng các ca bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng là diệt nguồn gây bệnh, tức là diệt muỗi và thế hệ mầm non của muỗi là bọ gậy.

Nếu không có sự vào cuộc của các cấp chính quyền và các hộ gia đình thì sẽ không thể thực hiện được việc này. Bởi vì muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng, nở thành bọ gậy trong môi trường nước sạch. Chỉ cần một thùng nước sinh hoạt không có nắp đậy, một lọ hoa, thậm chí là một chiếc lá khô đọng nước mưa cũng có thể là một ổ chứa bọ gậy, phát triển thành muỗi gây bệnh sốt xuất huyết./.

vov.vn

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Các bài viết khác

Xem thêm

Ngành Công Thương: Vượt qua thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước

Ngày 20/12/2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức trọng thể Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Bộ TN&MT công bố 2 tổ chức được ủy quyền tái chế sản phẩm, bao bì

Danh sách các tổ chức được công bố gồm có hai đơn vị: Công ty Cổ phần Tái chế bao bì - PRO Việt Nam và Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM).

Thủ tướng yêu cầu tăng cường thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách nhà nước.

Giải thưởng “Khoảnh khắc báo chí” còn nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển...

hương trình Gala Báo chí 2023 - Lễ trao giải ảnh “Khoảnh khắc báo chí 2022” lần thứ 5 đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với các đại biểu cũng như các nhà báo, tác giả đạt Giải nhờ sự chỉn chu, chuyên nghiệp của Ban Tổ chức, nhất là nội dung chương trình Lễ trao giải

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023

Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương năm 2023 do Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức. Đây là dịp để các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận về các sáng kiến hỗ trợ chuyển đổi số ngành Công Thương.

Hội thảo: “Chuyển đổi sản xuất xanh trong doanh nghiệp: Cơ hội, thách thức và kiến nghị”

Việc chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp là xu hướng tất yếu của sự phát triển, nó không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Diễn đàn kinh tế xanh 2023: Tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam

Với chủ đề “Nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam: Hợp tác châu Âu - Việt Nam thúc đẩy sáng kiến xanh”, Diễn đàn kinh tế Xanh 2023 đã được tổ chức chiều ngày 02/11 tại Hà Nội với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte

Xây dựng Công đoàn Công Thương Việt Nam vững mạnh toàn diện

Đại hội Công đoàn Công Thương Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2023 - 2028 với chủ đề “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” đã diễn ra thành công, tốt đẹp từ ngày 05 đến ngày 06/10/2023 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 400 đại biểu chính thức là cán bộ, đoàn viên tiêu biểu đại diện cho gần 150 ngàn lao động trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam.

80 doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm và Anuga 2023

Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, đơn vị này tổ chức đoàn gồm 80 doanh nghiệp tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Anuga 2023 (Anuga) diễn ra từ ngày 7-11/10/2023 tại Trung tâm Triển lãm Koelnmesse, thành phố Cologne, Đức.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.