VUSTA tổ chức Hội thảo góp ý dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

10/10/2022 - 04:00 PM
487 lượt xem
Cỡ chữ
Ngày 7-10, tại Quảng Ninh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức Hội thảo Góp ý Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) – Dự án Luật. TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì Hội thảo.

alt
 
Về dự Hội thảo có đại diện Cục Canh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), đại diện Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, các nhà khoa học, nguyên lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đại diện Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, Hội Thú y, Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam, Hội KHKT An toàn thực phẩm Việt Nam, Hội KHKT về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam, Hội Điện lực Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam, Hội Làm vườn Việt Nam, Hiệp hội Trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, Liên hiệp các hội KH&KT các tỉnh, thành phố thuộc thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đại diện một số cơ quan báo chí thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam...

Hội thảo đã thành công tốt đẹp, thu hút 14 báo cáo tham luận là đại diện các hội, hiệp hội tham gia góp ý vào Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Các đại biểu đều đánh giá cao Ban soạn thảo Dự án Luật đã chuẩn bị kỹ càng, công phu, bổ sung nhiều nội dung mới, sửa đổi những quy định chưa phù hợp, khắc phục được những hạn chế của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Tham luận tại Hội thảo, đại diện Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam góp ý: Điều 36 - Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
 
alt
 
Khoản 2 ghi: “Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu của người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực được phân công”. Đề nghị bổ sung: “Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết các yêu cầu của người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực được phân công”.

Khoản 4 ghi: “Người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh”.

Cung cấp thông tin để giúp cơ quan quản lý nhà nước, cần được khuyến khích. Vì vậy không nên đặt việc cung cấp, bằng chứng thành “nghĩa vụ”. Có thể quy định nhẹ nhàng hơn: “Người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác cần cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh”.

 “Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá cả, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh”,  là một quyền của người tiêu dùng ghi tại Khoản 4, Điều 15. Tuy nhiên, trong Chương II, chưa quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc xem xét tiếp thu hoặc không tiếp thu thì cần có giải thích rõ.

Trên thực tế, những bất cập hiện nay như xăng tăng giá thì hàng hóa khác cũng tăng giá theo và lập mặt bằng giá mới. Nhưng khi xăng giảm giá, thậm chí giảm sâu và liên tục, hàng hóa có liên quan, như giá cước, không giảm.
 
alt
Đại diện Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam phát biểu tại sự kiện
 
Chia sẻ tại Hội thảo, đại diện Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam cho biết: Nhìn chung, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Sửa đổi) khá đầy đủ, chi tiết, cập nhật một số quy định mới, phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân của người tiêu dùng tôi nhận thấy, các quy định cần chi tiết hơn nữa, nhất là các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng. Cần hài hoà quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá để đảm bảo tính khách quan, thực tế. Người tiêu dùng có quyền được sử dụng sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn. Hiện nay, tình trạng đồ uống phi chính thức như: rượu không rõ nguồn gốc, rượu do dân tự nấu, rượu không được kiểm soát mua bán trôi nổi trên thị trường đang là vấn đề nhức nhối của xã hội và cơ quan nhà nước. Thực tế, mấy năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc rượu methanol (rượu pha cồn công nghiệp) làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người tiêu dùng, thậm chí có những trường hợp tử vong. Do vậy, trong Dự thảo Luật cần thêm quy định về trách nhiệm của người mời, người tổ chức bữa tiệc, của nhà hàng, bởi vì bản thân họ phải biết lựa chọn mua loại rượu có nguồn gốc, có nhãn mác để đảm bảo an toàn cho khách… Đồng thời cần có chế tài, quy định cụ thể về xử lý người bán hàng, cơ sở sản xuất nếu để xảy ra ngộ độc rượu methanol dẫn tới tử vong.

Dự thảo Luật đề cập nhiều tới quyền lợi của người tiêu dùng mà ít nói tới nghĩa vụ, trách nhiệm của người tiêu dùng, quyền lợi của người tiêu dùng luôn đi kèm với nghĩa vụ, trách nhiệm bởi trong giao dịch mua bán đều bình đẳng. Do vậy, ban soạn thảo Dự án Luật nên bổ sung quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người tiêu dùng như sau: Nên bổ sung quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng là phải trung thực trong giao dịch mua bán, không phản ánh thông tin lỗi sản phẩm sai sự thật, không lợi dụng quyền lợi của người tiêu dùng để vụ lợi, làm phương hại đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân kinh doanh... Người tiêu dùng cần có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật, không làm những điều gì ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu, doanh nghiệp, không lợi dụng quyền lợi của mình để làm những việc trái với pháp luật, ảnh hưởng xấu đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh...

Phát biểu kết luận Hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, các ý kiến phát biểu đều rất phong phú, trách nhiệm, sâu sắc, góp ý nhiều khía cạnh như tên gọi, giải thích từ ngữ trong dự thảo, quy định, bố cục của Dự án Luật, đề nghị đảo vị trí một số quy định sao cho logic, phù hợp với nội dung từng điều khoản, các từ ngữ, tên gọi trong dự thảo phải đảm bảo tính thống nhất... Các đại biểu cũng góp ý nên bổ sung đối tượng điều chỉnh là cá nhân và tổ chức cần được bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bởi tổ chức cũng là người tiêu dùng chứ không phải chỉ có cá nhân. Về nội dung giải thích từ nghĩa, các đại biểu góp ý từ ngữ cần dễ hiểu, giải thích rõ từ ngữ để ai cũng hiểu một nghĩa, tránh đa nghĩa... Các đại biểu góp ý nhiều về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, bên cạnh quyền thì cần phải có quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng... Cần làm rõ hơn về nghĩa vụ của người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đồng thời cũng phải có quy định bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, trên truyền hình, phát thanh và mạng xã hội có nhiều sản phẩm quảng cáo rất hay nhưng vấn đề thực chất của sản phẩm lại không đúng như quảng cáo... Cần có quy định về vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, sự phối hợp của các tổ chức xã hội để hoạt động đạt kết quả tốt hơn... Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam sẽ tổng hợp các ý kiến để gửi tới Ban soạn thảo Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) để khi ban hành Luật sẽ đi vào đời sống, thật sự phát huy tác dụng của luật...   

Thành Văn

Các bài viết khác

Xem thêm

Ngành Công Thương: Vượt qua thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước

Ngày 20/12/2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức trọng thể Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Bộ TN&MT công bố 2 tổ chức được ủy quyền tái chế sản phẩm, bao bì

Danh sách các tổ chức được công bố gồm có hai đơn vị: Công ty Cổ phần Tái chế bao bì - PRO Việt Nam và Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM).

Thủ tướng yêu cầu tăng cường thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách nhà nước.

Giải thưởng “Khoảnh khắc báo chí” còn nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển...

hương trình Gala Báo chí 2023 - Lễ trao giải ảnh “Khoảnh khắc báo chí 2022” lần thứ 5 đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với các đại biểu cũng như các nhà báo, tác giả đạt Giải nhờ sự chỉn chu, chuyên nghiệp của Ban Tổ chức, nhất là nội dung chương trình Lễ trao giải

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023

Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương năm 2023 do Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức. Đây là dịp để các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận về các sáng kiến hỗ trợ chuyển đổi số ngành Công Thương.

Hội thảo: “Chuyển đổi sản xuất xanh trong doanh nghiệp: Cơ hội, thách thức và kiến nghị”

Việc chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp là xu hướng tất yếu của sự phát triển, nó không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Diễn đàn kinh tế xanh 2023: Tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam

Với chủ đề “Nâng cao năng lực bền vững của Việt Nam: Hợp tác châu Âu - Việt Nam thúc đẩy sáng kiến xanh”, Diễn đàn kinh tế Xanh 2023 đã được tổ chức chiều ngày 02/11 tại Hà Nội với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte

Xây dựng Công đoàn Công Thương Việt Nam vững mạnh toàn diện

Đại hội Công đoàn Công Thương Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2023 - 2028 với chủ đề “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” đã diễn ra thành công, tốt đẹp từ ngày 05 đến ngày 06/10/2023 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 400 đại biểu chính thức là cán bộ, đoàn viên tiêu biểu đại diện cho gần 150 ngàn lao động trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam.

80 doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm và Anuga 2023

Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, đơn vị này tổ chức đoàn gồm 80 doanh nghiệp tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Anuga 2023 (Anuga) diễn ra từ ngày 7-11/10/2023 tại Trung tâm Triển lãm Koelnmesse, thành phố Cologne, Đức.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.