Xây dựng văn hóa giao thông an toàn bằng thượng tôn pháp luật

21/02/2023 - 03:06 PM
651 lượt xem
Cỡ chữ
Tai nạn giao thông (TNGT) với những con số không ngừng gia tăng, gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và an ninh trật tự đang trở thành vấn nạn nhức nhối toàn xã hội. Và để ngăn chặn vấn nạn này, cần thiết phải lan tỏa văn hóa giáo thông bằng sự thượng tôn pháp luật ngay từ mỗi gia đình.

Từ những con số biết nói

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết tình hình TTATGT năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Uỷ ban ATGT Quốc gia tổ chức mới đây cho biết, năm 2022, Cơ quan Cảnh sát giao thông và Cảnh sát điều tra các cấp đã khởi tố 4.939 vụ TNGT và 4.937 bị can.

Năm 2022, cả nước đã xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong xã hội. Trong đó, Gia Lai 4 vụ; Thanh Hóa xảy ra 4 vụ; Thừa Thiên Huế xảy ra 3 vụ; Khánh Hòa, Ninh Bình, Quảng Bình mỗi địa phương xảy ra 2 vụ; Các tỉnh Bình Định, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bến Tre, Đồng Nai, Hà Nội, Hưng Yên, Hòa Bình, Phú Thọ, Phú Yên, Sơn La và Tiền Giang mỗi địa phương xảy ra 1 vụ.
 

Các lực lượng ra quân trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Ảnh TL
 
Đáng chú ý là vụ TNGT tại Gia Lai ngày 9/2/2022 làm 6 người tử vong; vụ TNGT đường thủy tại Quảng Nam ngày 26/2/2022 làm 17 người tử vong. Đây cũng là vụ TNGT gây thiệt hại về người nhiều nhất trong vài năm trở lại đây. Tiếp đó là vụ TNGT tại Hòa Bình ngày 4/6/2022 làm 3 người chết, 1 người bị thương, nguyên nhân do xe tải chở quá tải trọng lật đè lên ô tô con. Một vụ TNGT nghiêm trọng khác xảy ra vào tối 9/11 tại Huế giữa một xe khách ô tô giường nằm với xe ô tô tải chạy hướng ngược lại khiến 2 người đi xe khách tử vong, 13 người khác bị thương. Nguyên nhân tai nạn do tài xế điều khiển xe khách đi không đúng làn đường quy định.

Phân tích nguyên nhân các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, theo điều tra sơ bộ ban đầu, nhiều nhất là lỗi đi không đúng phần đường, làn đường quy định 7 vụ; Không chú ý quan sát 6 vụ; Sử dụng rượu, bia 5 vụ; Vi phạm tốc độ 4 vụ... Bên cạnh đó, tình trạng thiếu niên, học sinh điều khiển mô tô khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe diễn biến rất phức tạp. Hoặc một số cơ sở ở khu vực miền núi phía Bắc có sự buông lỏng trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe. Cùng những bất cập hạ tầng giao thông, thiếu hệ thống biển báo, thiếu đèn tín hiệu giao thông hay tầm nhìn bị hạn chế do cây cối, nhà cửa che khuất… cũng được xem là những nguyên nhân phổ biến của nhiều vụ TNGT nghiêm trọng tại một số địa phương…

Cũng theo báo cáo của của Uỷ ban ATGT Quốc gia, thực tế cho thấy, ý thức tham gia giao thông của người dân khi lưu thông qua các nút giao chưa tốt, khi thiếu chú ý quan sát, chạy với tốc độ cao, không nhường đường cho phương tiện ở đường ưu tiên... Đây là nguyên nhân dẫn tới nhiều điểm giao cắt trên các tuyến đường bộ được đánh giá là điểm đen tiềm ẩn xảy ra TNGT.

Nhìn lại các con số và những nguyên nhân trên có thể thấy, sau 3 năm đi vào cuộc sống, Luật phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100 với mức phạt tăng nặng gấp nhiều lần đã góp phần ngăn chặn các vi phạm do sử dụng rượu bia gây ra TNGT. Cụ thể, nếu năm 2019 hàng loạt các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra đều liên quan đến việc lái xe sử dụng rượu bia. Kể từ ngày 1/1/2020, khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100 có hiệu lực, cùng sự quyết liệt của cơ quan chức năng đã tạo hiệu ứng lan truyền trong xã hội. Năm 2020, tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí (giảm trên 10%), số người chết vì TNGT giảm còn 6.646 người/năm. Năm 2021, 2022 đều giảm cả 3 tiêu chí. Bên cạnh đó, Luật cũng đã đem lại những chuyển biến tích cực đến ý thức của người điều khiển phương tiện và cho xã hội. Cụ thể, người dân đã có ý thức hơn trong thực hiện nguyên tắc “đã uống rượu bia thì không lái xe”.

Quyết liệt đề cao thượng tôn pháp luật

Dự báo về tình hình ATGT năm 2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Văn Thắng cho biết, nhu cầu vận tải và mức độ tham gia giao thông của Nhân dân trong năm nay sẽ tiếp tục tăng cao, đặt ra nhiều thách thức phức tạp hơn, đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực lớn hơn trong công tác bảo đảm TTATGT.

Theo đó, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đã ban hành Kế hoạch số 506/2022 triển khai thực hiện Năm An toàn giao thông 2023, chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. Đồng thời, tổ chức Lễ ra quân phát động năm An toàn giao thông 2023 với 3 mục tiêu: Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn; Giảm TNGT từ 5 - 10% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương; Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, đầu mối giao thông trọng điểm, tại những đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài.

Để đạt được các mục tiêu trên, ông Nguyễn Văn Thắng đề nghị cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT nêu gương thực hiện “Thượng tôn pháp luật” tạo động lực để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về ATGT, tuân thủ hiệu lệnh và hướng dẫn của lực lượng chức năng, từng bước xây dựng văn hóa giao thông an toàn cho cả xã hội.

Ngoài ra, các tỉnh, thành phố và đơn vị liên quan cũng cần tăng cường công tác tổ chức giao thông hợp lý, khoa học; tiếp tục tập trung xử lý điểm ùn tắc giao thông, điểm đen về TNGT; rà soát bổ sung đầy đủ hệ thống báo hiệu đường bộ, thiết bị cảnh báo phản quang tại các nút giao thông, đoạn đường có độ dốc cao, bán kính cong hẹp, tầm nhìn hạn chế, có phương án tổ chức, điều tiết, phân luồng chống ùn tắc giao thông... Bên cạnh đó, các địa phương có đường sắt đi qua khẩn trương chỉ đạo triển khai các giải pháp đảm bảo ATGT tại những vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt; không để xảy ra TNGT đường sắt trên địa bàn; nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan tới tình trạng xe dù, bến cóc, hành vi tăng giá vé trái quy định, tăng cường khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô để kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm.

Chia sẻ về giải pháp để xây dựng văn hoá giao thông an toàn, ông Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia cho rằng, các bậc phụ huynh, ông bà, cha mẹ nói riêng và những người trưởng thành sẽ trở thành những tấm gương mẫu mực trong việc chủ động tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định pháp luật về trật tự ATGT.

“Để mỗi người là “hạt nhân đỏ” chia sẻ lan tỏa các thông điệp về ATGT ngay trong gia đình và cộng đồng đơn giản như việc đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn hoặc dùng các thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô, xe máy... đã uống rượu bia không lái xe và các quy tắc giao thông khác”, ông Minh nhấn mạnh.

Khang Vũ

Các bài viết khác

Xem thêm

Cảnh báo gia tăng tình trạng ngộ độc dịp cuối năm

Đã từ lâu, rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, gặp mặt, đặc biệt là khi Tết đến, Xuân về. Do nhu cầu tiêu thụ rượu tăng cao, trên thị trường xuất hiện nhiều loại rượu kém chất lượng, rượu giá rẻ không rõ nguồn gốc. Điều này làm gia tăng tình trạng ngộ độc rượu.

Kinh tế thế giới nhiều biến động trong năm 2025, Việt Nam nỗ lực vươn lên

Chúng ta đã bước sang năm mới 2025 với khí thế mới, nhiều vận hội, thời cơ, song cũng không ít thách thức, khó khăn đan xen. Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế có nhiều kinh nghiệm, TS. Lê Đăng Doanh đã có những phân tích về tình hình quốc tế cũng như trong nước để có những nhận định về dự báo kinh tế năm 2025.

Sản phẩm OCOP thêm lựa chọn cho Tết cổ truyền

Như truyền thống ngàn đời nay, đối với người dân Việt Nam, trong những ngày Tết Cổ truyền không thể thiếu đồ ăn thức uống vì là dịp mà nhà nhà, người người có thời gian quây quần sum họp bên mâm cơm, tâm sự hàn huyên bên chén trà, ly rượu, cốc cà phê

Kinh tế Việt Nam: Vượt khó, tăng trưởng, cải cách

Năm 2024 là một năm đầy cơ hội và thử thách đối với kinh tế Việt Nam: kinh tế thế giới nhiều biến động: xung đột Nga-Ucraina tiếp diễn chưa đến hồi kết, cuộc chiến Israel-Hamas ở Trung Đông ảnh hưởng lớn đến giá dầu thô và vận tải biển, kinh tế các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững

Nhằm đánh giá, trao đổi về thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp (DN) ngành Công Thương, đồng thời kết nối các đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số uy tín đề đồng hành, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của DN, Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024 đã được tổ chức vào ngày 21/11 tại Hà Nội.

Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, bỏ tư duy "không quản được thì cấm"

Ngày 18/11, Văn phòng Trung ương Đảng ban hành Thông báo Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Bộ Công Thương vừa tổ chức chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vào sáng 12/11 tại Hà Nội

Hội nghị Khoa học quốc tế về Kiểm nghiệm thực phẩm 2024

Ngày 24-25/10 tại Hà Nội, Hội nghị Khoa học quốc tế về Kiểm nghiệm thực phẩm 2024 được Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) tổ chức, nhằm mở ra xu thế mới, hiệu quả trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam và thế giới.

Cải cách Thuế - Hải quan vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Chiều ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp cùng Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2024 với chủ đề "Cải cách Thuế - Hải quan: Vì sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp”.

Quảng cáo và mua tạp chí