Các Hiệp hội kiến nghị điều chỉnh một số quy định trong Dự thảo Nghị định về bảo vệ môi trường...

12/10/2021 - 05:00 PM
471 lượt xem
Cỡ chữ
Vấn đề bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm và nằm trong chiến lược dài hạn của doanh nghiệp .

alt
Ảnh minh họa: Internet
 
Mới đây, thay mặt cộng đồng doanh nghiệp, 11 Hiệp hội ngành nghề  gồm Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hội Lương thực Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất Xe máy Việt Nam đã có Công văn góp ý, kiến nghị một số nội dung lớn tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 (gọi tắt là Dự thảo).

Các Hiệp hội đã, đang và sẽ luôn ủng hộ và cam kết việc tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường, phát triển bền vững để không chỉ hội nhập tốt hơn, môi trường sống tốt hơn mà còn là điều kiện sinh tồn cho các thế hệ tương lai. Vì vậy, Hiệp hội và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đã có nhiều góp ý trực tiếp đến Bộ Tài nguyên và Môi trường về Dự thảo này.

Sau khi các Hiệp hội và doanh nghiệp nghiên cứu kỹ thì thấy vẫn còn khá nhiều nội dung lớn không phù hợp với các Luật hiện hành và điều kiện thực tiễn Việt Nam. Những nội dung này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho phát triển đất nước mà đặc biệt là phát sinh thủ tục hành chính và “cần làm rõ cơ sở pháp lý” ở một số nội dung đúng như báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp. Với mong muốn có một Nghị định phù hợp và khả thi, các Hiệp hội xin đóng góp một vài góp ý, đề xuất đối với Dự thảo này.

Qua buổi họp thẩm định tại Bộ Tư pháp ngày 27/9/2021, báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp ngày 6/10/2021, bản Dự thảo sửa đổi sau thẩm định (5/10), các Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các vấn đề nguyên tắc sau:

-     Nghị định hướng dẫn chi tiết không được đưa ra những điều nằm ngoài quy định của Luật Bảo vệ môi trường, không tạo mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác.

-    Bộ Tư pháp cần thẩm định lại toàn bộ các nội dung còn chưa đúng, chưa phù hợp với các quy định pháp luật và thực tế, nêu trong Báo cáo thẩm định ngày 6/10/2021 đã được Dự thảo điều chỉnh hay chưa, hoặc có thêm điểm mới nào chưa phù hợp.

-    Dự thảo cần tuân thủ đúng ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại công văn số 6739/VPCP-NN ngày 22/9/2021 “đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về môi trường nhưng hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh”, cũng như các Nghị quyết của Chính phủ để không làm tăng thêm quy định hành chính và thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp.

Sáu góp ý, đề xuất quan trọng

1. Cần đơn giản, minh bạch hóa thủ tục cấp giấy phép môi trường (GPMT) và chuyển sang hậu kiểm thay vì chỉ tiền kiểm, do thủ tục cấp GPMT trong Dự thảo rất phức tạp, phát sinh nhiều thủ tục hành chính, không rõ ràng, rất dễ tạo cơ chế xin, cho ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam mà không đạt được mục đích bảo vệ môi trường tốt hơn, và chỉ dựa vào tiền kiểm, nên không có nhiều hiệu quả quản lý.

Việc tích hợp 7 giấy phép thành 1 giấy phép nhìn qua tưởng là cải cách, thực ra chỉ là 7 nội dung gộp vào 1 tờ giấy phép, song lại là nguy cơ lớn gây tăng thủ tục hành chính, khi chỉ một nội dung trong 7 nội dung thay đổi thì doanh nghiệp lại phải đi xin cấp lại GPMT, với các thủ tục nhiêu khê. Quy định cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại GPMT không rõ ràng, bất cập khi thủ tục cấp lại cũng như cấp mới, bất cập khi dự án đang hoạt động cũng phải đi xin cấp GPMT như dự án mới, bất cập khi cấp GPMT trước khi vận hành thử nghiệm khiến nhiều doanh nghiệp phải xin điều chỉnh GPMT sau khi vận hành gây mất thời gian và chi phí.

Các quy định này không phù hợp với Nghị quyết 68/2020/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ chỉ đạo, mục tiêu tới năm 2025 cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% quy định, ngăn chặn các phát sinh không hợp lý, không cần thiết gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Việc kiểm tra thực địa 2 lần trong quá trình cấp phép cũng không phù hợp với Nghị quyết 19/2018/NQ-CP của Chính phủ chỉ đạo “chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm”.

2. Cần sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đầu tư-kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp

Quy định về khoảng cách an toàn với khu dân cư áp dụng với cả doanh nghiệp đã hoạt động từ trước đây, nếu có dân đến ở gần thì doanh nghiệp phải di dời nhưng chi phí di dời do ai trả thì không đề cập - mâu thuẫn với Luật Đầu tư và không phù hợp với thực tiễn.

Quy định phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động (Điều 100): Không rõ Dự thảo dựa vào căn cứ nào để đưa ra các mức phải quan trắc tự động. Dự thảo ngày 20/7, đưa ra mức nước thải 500m3/ngày đêm, dự thảo ngày 10/8 giảm xuống còn 200m3, dự thảo 5/10 đưa trở lại 500m3.Quy định hiện tại đang ở mức 1.000m3/ngày đêm. Trong khi đó quan trắc tự động rất tốn kém về chi phí đầu tư (tiền tỷ), chi phí vận hành, và Dự thảo cũng không phân biệt giữa các loại nước thải ít ảnh hưởng đến môi trường (như nước rửa cá) với nước thải ảnh hưởng nhiều đến môi trường (sơn mạ).

Quy định “bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy” sẽ dẫn đến hàng loạt nhà máy sẽ phải đóng cửa từ 1/1/2026 vì không có bao bì để đóng gói, vật liệu để SX; và nhiều quy định bất hợp lý khác.

3. Bãi bỏ việc thành lập Văn phòng EPR và Hội đồng EPR do không có đề cập hay quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, không có cơ sở pháp lý; làm tăng biên chế bất hợp lý; quy chế hoạt động có nhiều điểm trái với các Luật hiện hành Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp ngày 6/10/2021 cũng nêu rất rõ quan ngại về Văn phòng EPR và Hội đồng EPR do những điểm nêu trên.

4. Cần phải bổ sung khung pháp lý và khung pháp lý phải rõ ràng nhằm quản lý “đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm và xử lý chất thải”, do các quy định trong Dự thảo sử dụng khoản đóng góp này, chúng tôi thấy rằng không đúng mục đích và trái luật.

Chưa có khung pháp lý quản lý khoản đóng góp này. Dự thảo quy định “Hội đồng EPR quốc gia thông qua và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp” là không phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Cách gọi “đóng góp” chứ không gọi là “phí” phải chăng là để né luật quản lý phí và lệ phí. Dự thảo không có quy định về việc nếu không hoàn thành trách nhiệm tái chế thì quỹ có chịu trách nhiệm trước pháp luật không. Vì vậy, với quy định này, các Hiệp hội lo rằng tiền doanh nghiệp vẫn nộp mà môi trường vẫn bẩn.

Đóng góp của doanh nghiệp để tái chế sản phẩm, bao bì được dùng vào các mục đích khác như trả kinh phí hoạt động của Văn phòng EPR, nghiên cứu giải pháp tái chế… là sai mục đích, và trái Luật Bảo vệ môi trường.

5. Điều chỉnh tỷ lệ tái chế bắt buộc để tái chế sản phẩm, bao bì, tỷ lệ đóng góp để xử lý chất thải cho phù hợp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn Việt Nam, không để mức quy định thiếu phù hợp, chưa rõ cơ sở khoa học, thiếu công bằng, phí chồng phí, gây khó khăn cho DN, tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Đề nghị bỏ yêu cầu nhà sản xuất, nhập khẩu phải thu gom và tái chế đạt một tỉ lệ nhất định hay đóng góp tái chế cho sản phẩm/bao bì tự phân hủy sinh học (bởi chúng không có hại với môi trường) hoặc sản phẩm/bao bì có giá trị thương mại khi hết thời gian sử dụng như thiết bị kim loại, ô tô, xe máy cũ (bởi không tự thu gom được do người sở hữu thường bán chứ không thải bỏ).

Chưa rõ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của tỷ lệ tái chế bắt buộc, tỷ lệ thu hồi tối thiểu. Không thể quy định ngay một tỷ lệ bắt buộc cao, và mỗi lần tăng tới 10% như trong Dự thảo. Hơn nữa định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì Fs bao gồm cả chi phí của cơ quan quản lý nhà nước là bất hợp lý

6. Lùi lộ trình thực hiện đóng góp tái chế đến tháng 1/2025 để có thời gian xây dựng công nghiệp tái chế chuẩn bị sẵn sàng cho việc áp dụng được khả thi, đồng thời giúp các doanh nghiệp có thời gian phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Các Hiệp hội mong nhận được sự quan tâm xem xét và chỉ đạo kịp thời của Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng về các góp ý hết sức chân thành và xây dựng trên, để Việt Nam có được một Nghị định có tính khả thi cao, hội nhập với các cam kết quốc tế, hài hòa lợi ích giúp bảo vệ môi trường và tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.

Kim Anh

Các bài viết khác

Xem thêm

Khai mạc Hội chợ Xuân Giáp Thìn – Hội chợ Đồ uống Xuân 2024

Với chủ đề “Nơi hội tụ hương vị Xuân đất Việt”, Hội chợ Xuân Giáp Thìn – Hội chợ Đồ uống Xuân 2024 vừa chính thức khai mạc vào tối ngày 26/01/2024 (tức 16 tháng Chạp năm Quý Mão) tại phố đi bộ Trần Nhân Tông (Công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Trên 450 đơn vị tham gia Triển lãm ProPak Vietnam lần thứ 16 - 2023

Sáng 16/8, tại Hà Nội, Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức Họp báo về Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về Công nghệ Xử lý, Chế biến và Đóng gói bao bì tại Việt Nam - ProPak Vietnam 2023.

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023 – nền tảng thúc đẩy sự phát triển ngành Thực phẩm và Đồ uống

Sáng 10/8, Triển lãm Quốc tế Thực phẩm – Đồ uống, Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 27 (Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023) đã khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP. Hồ Chí Minh.

Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 10-12/8/2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Sài Gòn, 799 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ chí minh sẽ diễn ra “Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam 2023”.

Triển lãm quốc tế hàng đầu ngành thực phẩm và đồ uống tại TP. Hồ Chí Minh - Vietfood & Beverage - Propack 2023

Triển lãm sẽ có quy mô cực lớn với hơn 750 gian hàng, 650 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia & vùng lãnh thổ. Kết nối và kinh doanh với các doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế.

Triển lãm ProPak Asia sẽ từ ngày 14 – 17 tháng 6/2023 tại Băng Cốc – Thái Lan

Tập đoàn Informa Markets Thái Lan chính thức khởi động triển lãm hàng đầu “ProPak Asia 2023”, diễn ra từ ngày 14 – 17 tháng 6/2023. Sự kiện này là minh chứng cho sự nỗ lực của các tổ chức nhà nước và tư nhân, hướng đến mục tiêu dẫn đầu ngành công nghiệp MICE

 Nâng cao ngành công nghiệp thực phẩm & đồ uống tại Thái Lan lên tầm quốc tế

Informa Markets Thái Lan là công ty trực thuộc Tập đoàn Informa Markets – đơn vị tổ chức triển lãm thương mại quốc tế lớn nhất thế giới. Buổi họp báo “Sự kiện Công nghệ Thực phẩm của Informa Markets – Food Technology Events by Informa Markets” đã diễn ra ngày 19-4, tại Chiang Mai, đánh dấu bước chuẩn bị đầu tiên cho Triển lãm “ProPak Asia 2023” và “Fi Asia 2023” (Food ingredients Asia 2023).

Khai mạc Hội chợ Xuân Giảng Võ - Hội chợ Đồ uống Xuân 2023

Tối 11/01/2023, Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam và Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Xuân Giảng Võ – Hội chợ Đồ uống Xuân 2023 . Đây là sự kiện văn hóa truyền thống rất được chờ đợi của người dân Thủ đô Hà Nội và du khách bốn phương vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà đạt toàn diện các chỉ tiêu năm 2022

Chiều 30/12, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà tổ chức Tiệc tất niên năm 2022 tổng kết, tri ân các khách hàng, đại lý tiêu biểu và trao thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc . Ông Ngô ...

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.