Doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam: Nỗ lực thực hiện trách nhiệm cộng đồng

26/07/2023 - 03:31 PM
259 lượt xem
Cỡ chữ

Tham gia tích cực các quỹ xã hội, thực hiện nhiều hoạt động từ thiện, bảo trợ xã hội; Đồng hành cùng chính quyền và người dân vượt qua khó khăn do dịch COVID -19 và chủ động triển khai các quy trình sản xuất theo tiêu chí Xanh – Bền vững... Đó là những hoạt động thể hiện trách nhiệm cộng đồng suốt thời gian qua của các doanh nghiệp ngành đồ uống.

Đóng góp lớn vào nền kinh tế đất nước

Là một trong những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, theo cùng sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, các loại đồ uống nói chung và đồ uống có cồn nói riêng được sử dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt trong điều kiện thu nhập và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Đây chính là điều kiện quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp đồ uống tại Việt Nam phát triển.

Trong khoảng gần 40 năm trở lại đây, thị trường đồ uống Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của những tên tuổi lớn như HABECO, SABECO, Heineken, Carlsberg, AB - InBev, Suntory PepsiCo Việt Nam, CocaCola Việt Nam, Masan consumer, Tân Hiệp Phát, Hương Sen Thái Bình... với sản lượng hàng ngàn triệu lít/năm. Các doanh nghiệp không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng và chinh phục nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

SABECO và SP Group ký kết Biên bản ghi nhớ nhằm triển khai giai đoạn 2 dự án Điện mặt trời mái nhà tại 9 nhà máy bia của SABECO 

Theo đó, ngành đồ uống được xem là một ngành công nghiệp quan trọng, đóng góp đáng kể cho Ngân sách nhà nước thời gian qua. Với hàng trăm nhà máy sản xuất, kinh doanh trong ngành được phân bố hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước (trên 51 tỉnh, thành phố) đã đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương khoảng 60 ngàn tỷ/năm. Đáng chú ý, ngành đồ uống đã tạo công ăn việc làm cho cả triệu lao động trực tiếp và gián tiếp trong các cơ sở sản xuất cũng như trong chuỗi cung ứng như nguyên liệu, đóng gói, kho vận, phân phối... đảm bảo lưu thông trong chuỗi giá trị sản phẩm. Cùng với đó, ngành đồ uống còn góp phần đảm bảo sự ổn định của thị trường, thúc đẩy các ngành hàng du lịch, dịch vụ, thương mại phát triển.

Bên cạnh việc phát huy nội lực, không ngừng sáng tạo để khẳng định thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, các doanh nghiệp ngành đồ uống còn tích cực thực hiện các trách nhiệm cộng đồng và đồng hành cùng chiến lược phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

Nỗ lực thực hiện trách nhiệm cộng đồng

Nói đến việc thực hiện trách nhiệm cộng đồng của các doanh nghiệp ngành đồ uống không thể không nhắc đến Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO). Thời gian qua, HABECO đã duy trì phụng dưỡng 08 mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ thương binh cơ quan Bộ Công Thương, ủng hộ chương trình “Gặp mặt người có công với cách mạng”, ủng hộ các quỹ Nhân đạo, Phòng chống tội phạm, Bảo trợ trẻ em Hà Nội, Tết vì người nghèo... với tổng số tiền từ thiện xã hội năm 2022 là 1,28 tỷ đồng. HABECO cũng đã tổ chức thành công chương trình “Tiếp sức mùa thi” giúp đỡ, hỗ trợ cho các thí sinh và người nhà tại khu vực Hà Nội trong mùa thi tốt nghiệp THPT năm 2022; tham gia chương trình hiến máu nhân đạo...

Lãnh đạo HABECO tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng nhân ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7

Có hệ sinh thái gồm 23 nhà máy bao gồm các công ty con và các đơn vị thành viên, bên cạnh phát triển sản xuất kinh doanh, HABECO luôn thể hiện ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của Việt Nam. Tiêu biểu như Nhà máy Bia Hà Nội - Hoàng Hoa Thám được trao giải nhì giải thưởng "Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2021", Nhà máy Bia Hà Nội - Mê Linh được trao tặng Giải thưởng “Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2022”. Ngoài ra, các đơn vị khác cũng không ngừng nỗ lực nhằm giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng, góp phần giảm khí thải, bảo vệ môi trường.

Qua bao thế hệ, sự chia sẻ đã làm nên văn hóa của Bia Saigon, thông điệp “Bia Saigon chung tay với cộng đồng” đã là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Bia Sài Gòn. Thời gian qua, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã không ngừng đưa ra nhiều sáng kiến trong chiến lược phát triển bền vững. Các chiến dịch chung tay cùng Chính phủ Việt Nam hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do COVID-19, tặng vé cho người lao động về quê ăn Tết, đồng hành cùng thể thao Việt Nam, dự án “Thắp sáng đường quê”, cam kết xóa hoàn toàn khí thải carbon và giảm một nửa lượng nước sử dụng… chính là cam kết của SABECO vì sự phát triển kinh doanh hiệu quả đi đôi với cải thiện chất lượng cuộc sống, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Năm 2017, nhãn hiệu Carlsberg đã triển khai chương trình phát triển bền vững mang tên “Together Towarlds ZeRo” gồm 4 tiêu chí chính: không khí thải carbon, không dùng nước lãng phí, không uống thiếu trách nhiệm và không tai nạn lao động. Trong đó, giảm chất thải nhựa mỗi năm trên toàn thế giới. Từ năm 2019, Carlsberg Việt Nam triển khai chương trình CSR dài hạn “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” nhằm giúp người dân giải quyết vấn đề thiếu nước sạch. Trong năm 2020, triển khai dự án tại Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị giúp gần 4.000 hộ gia đình với 15.000 nhân khẩu được tiếp cận với nguồn nước sạch. Năm 2020, tài trợ kinh phí 1 tỷ đồng nhằm cung cấp nước sạch cho các hộ dân vùng cao huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế... Bên cạnh đó, triển khai nhiều hoạt động như thu gom nắp chai, “phủ xanh” các trạm xe buýt tại Hà Nội góp phần mang đến không gian xanh và lan tỏa thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí của thương hiệu này.

Năm 2020, Coca‑Cola là công ty nước giải khát đầu tiên thị trường Việt Nam giới thiệu chai nhựa được làm từ 100% nhựa tái chế rPET (trừ nhãn và nắp chai), áp dụng cho sản phẩm nước đóng chai Dasani dung tích 500ml. Năm 2021, Coca‑Cola chuyển đổi vỏ chai Sprite từ màu xanh đặc trưng sang chai nhựa PET trong suốt, góp phần thúc đẩy quá trình tái chế vỏ chai Sprite tại Việt Nam. Mới đây, công ty đã đưa thông điệp “Tái chế tôi” lên bao bì sản phẩm của tất cả các thương hiệu thuộc công ty Coca‑Cola.

Coca-Cola khẳng định cam kết của mình trong việc bảo vệ môi trường thông qua hành động phát động hưởng ứng Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn"

Công ty Coca‑Cola đang triển khai các giải pháp mang tính toàn diện để giải quyết vấn đề rác thải nhựa thông qua Chiến lược “Vì một thế giới không rác thải”. Chiến lược đề ra ba mục tiêu toàn cầu chính bao gồm: (1) Đến năm 2025, 100% bao bì của Coca‑Cola được làm từ vật liệu có thể tái chế – và đến năm 2030, sử dụng ít nhất 50% vật liệu tái chế trong bao bì; (2) Đến năm 2030, mỗi lon và chai mà Coca‑Cola bán ra đều được công ty thu gom và tái chế; và (3) Cùng hợp tác vì môi trường xanh sạch không rác thải. Không ngừng cải tiến, Coca‑Cola đang đầu tư cho nhiều công nghệ mới, các giải pháp vật liệu bao bì và sáng kiến giảm thiểu bao bì, bao gồm công nghệ bao bì siêu nhẹ, tăng khả năng tái chế, bao bì có nguồn gốc thực vật, và những giải pháp phân phối sản phẩm trực tiếp không cần bao bì.

Suntory PepsiCo tiên phong phát triển bền vững với Pepsi chai mới 100% từ nhựa tái sinh

Cũng có mặt tại Việt Nam năm 1994, Suntory Pepsico là thành viên Liên minh tái chế bao bì nhựa Việt Nam với nhiều sáng kiến nhằm cải tiến trong sản xuất nhằm giảm trọng lượng và thay đổi chất lượng bao bì, loại bỏ màng co nắp chai, khởi xướng chiến dịch “Sự hồi sinh của rác”, phát động chương trình thanh niên làm sạch bãi biển tại 5 tỉnh, thành phố ven biển... Năm 2022, Suntory Pepsico Việt Nam và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai “chỉ số xanh”, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ môi trường, phân loại rác thải và xử lý tái chế rác thải nhựa; quan tâm phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, kinh doanh theo hướng bền vững.

Còn với Tập đoàn Tân Hiệp Phát, trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển với phương châm hoạt động gắn với giá trị cốt lõi là trách nhiệm với cộng đồng, phụng sự xã hội, trong nhiều năm qua, Tập đoàn thường xuyên đồng hành cùng nhiều hoạt động vì cộng đồng ý nghĩa trên khắp mọi miền đất nước. Có thể kể đến những chương trình như: Cùng con đi tiếp cuộc đời, Nối trọn yêu thương, Giọt nước nghĩa tình, xây cầu cho các xã nghèo ở miền Tây, trao tặng bò giống cho các hộ dân nghèo... góp phần tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện phát triển kinh tế cho người dân nghèo tại các vùng khó khăn. Công ty cũng luôn ý thức được vấn đề và chủ động trong việc chia sẻ trách nhiệm giải quyết vấn đề rác thải tại Việt Nam, đặc biệt là rác thải nhựa trong ngành bao bì. Kể từ năm 2005, Tân Hiệp Phát đã xây dựng hệ thống qui trình về quản lý môi trường, tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, 14000, HACCP nhằm giảm thiểu tác động tổn hại đến môi trường.

Tập đoàn Tân Hiệp Phát đồng hành cùng báo Tiền phong trao quà cho các Thanh niên xung phong tại tỉnh Yên Bái

Bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các công ty đã triển khai song song với các chương trình bảo trợ xã hội, bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng. Đó chính là những giá trị cốt lõi mà nhiều doanh nghiệp đồ uống tại Việt Nam đã và đang cam kết theo đuổi “Vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp”.

Kiệt Vũ

Các bài viết khác

Xem thêm

“Xanh hóa” bao bì chiến lược phát triển bền vững của ngành Đồ uống Việt Nam

Trong thời đại kinh tế tuần hoàn chiếm vị thế quyết định, làn sóng chuyển đổi xanh bùng nổ trên thế giới. Các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam cũng bắt nhịp bằng xu hướng “xanh hoá” bao bì như một sự chuyển dịch tất yếu.

Ấm lòng tình làng nghĩa xóm từ những bao vỏ chai của má

Những ngày tháng 4, dọc các tuyến đường dẫn vào trụ sở ủy ban, nhà văn hóa, đài tưởng niệm liệt sĩ xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An được trang hoàng với những hàng cờ đỏ sao vàng và pa-nô khẩu hiệu chào mừng Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bia Hà Nội – Phát huy truyền thống, nỗ lực và trách nhiệm với cộng đồng

Nhắc đến Habeco - Bia Hà Nội người ta sẽ nghĩ ngay đến Nhà máy bia Hommel được người Pháp xây dựng từ năm 1890, là sự khởi đầu cho một dòng sản phẩm đồ uống Việt Nam, vượt qua thời gian cùng với những thăng trầm của Thăng Long - Hà Nội.

Ngành Nước giải khát và các hoạt động an sinh xã hội những tháng đầu năm 2023

Những năm gần đây, bên cạnh việc chú trọng tới chất lượng sản xuất, các đơn vị của ngành đồ uống Việt Nam còn rất quan tâm tới công tác an sinh xã hội, hướng về cộng đồng. Chỉ trong vài tháng đầu năm 2023, các đơn vị đã có rất nhiều hoạt động tích cực cho xã hội, tạo nên niềm tin yêu của người tiêu dùng dành cho nhãn hàng.

HEINEKEN và hành trình hướng đến tác động môi trường bằng 0

Hơn 30 năm có mặt tại Việt Nam, Heineken không chỉ trở thành doanh nghiệp có đóng góp tương đương 1% cho GDP quốc gia mà còn tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với hành trình “Tác động môi trường bằng 0”

Coca-Cola – Viết tiếp hành trình vì môi trường xanh

Em có nghe “Tiến Quân Ca” vang dội Từ những ngôi trường xóm ấp xa xôi

Ống hút giấy – Sự thay đổi mang ý nghĩa chiến lược của Nestlé Milo

Để hiện thực hóa mục tiêu giảm đi lượng rác thải nhựa đáng báo động như hiện nay, tập đoàn Nestlé Vietnam đang có những bước đi vững chắc trong kế hoạch bảo vệ môi trường, cũng như đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero vào năm 2025.

Thể lệ Cuộc thi viết “Ngành Đồ uống Việt Nam phát triển bền vững, hưởng ứng kinh tế tuần hoàn"

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam  và Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Cuộc thi viết: "Ngành Đồ uống Việt Nam phát triển bền vững, hưởng ứng kinh tế tuần hoàn"

La Vie – Đơn vị quan tâm đến phát triển kinh tế tuần hoàn

Những năm gần đây, La Vie được biết đến là thương hiệu đồ uống tiêu biểu về phát triển bền vững. Nhờ những sáng kiến vì môi trường được áp dụng đối với bao bì sản phẩm cùng sự nỗ lực bảo vệ tài nguyên nước, La Vie ngày càng trở thành một thương hiệu đồ uống được nhiều khách hàng yêu thích.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.