HEINEKEN và hành trình hướng đến tác động môi trường bằng 0

24/05/2023 - 04:24 PM
932 lượt xem
Cỡ chữ

Hơn 30 năm có mặt tại Việt Nam, Heineken không chỉ trở thành doanh nghiệp có đóng góp tương đương 1% cho GDP quốc gia mà còn tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với hành trình “Tác động môi trường bằng 0”.

Heineken Việt Nam nâng tham vọng Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn

Hành trình tác động môi trường bằng 0 của Heineken Việt Nam được tập trung trên 3 lĩnh vực lớn gồm: Trung tính các-bon, Kinh tế tuần hoàn và Bảo vệ nguồn nước.

Trung tính các-bon

Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 tại Glasgow (Scotland), Việt Nam cam kết chấm dứt sử dụng than vào năm 2040, tăng gấp đôi tỷ trọng năng lượng sạch, giảm khí thải mê-tan 30% và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Với mục tiêu Vì một Việt Nam tốt đẹp, Heineken Việt Nam đã tham gia hỗ trợ mục tiêu quốc gia của Việt Nam, trong đó có 3 lĩnh vực lớn là Trung tính các-bon, Kinh tế tuần hoàn và Bảo vệ nguồn nước.

Để trung tính các-bon, Heineken Việt Nam đã chọn cách tiếp cận bằng biện pháp giảm mức tiêu thụ năng lượng trong sản xuất thông qua tối ưu hoá và gia tăng hiệu suất, đồng thời thay thế dần bằng năng lượng tái tạo hoặc các giải pháp các-bon thấp.

Cụ thể, tại 5 nhà máy nấu bia của Heinekien Việt Nam đã sử dụng 52% năng lượng tái tạo; giảm mức phát thải trực tiếp 50% so với năm 2018 và tối ưu hoá hiệu suất sử dụng năng lượng cho quy trình sục khí bồn điều hoà tại nhà máy bia Quảng Nam. Năm 2021, Heineken Việt Nam đã thu hồi 3.050 tấn CO 2 hoá lỏng dùng trong công nghiệp (tương đương giảm lưu hành khoảng 663 xe trên đường mỗi năm).

Tối đa hoá kinh tế tuần hoàn

Trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn, Heineken Việt Nam đã phát triển 5 nhà máy nấu bia bằng 100% nhiệt năng tái tạo. Đối với tuần hoàn trong bao bì: 98,5% két nhựa được tái sử dụng từ 5 - 10 năm và được tái chế khi hết hạn sử dụng; 97% chai bia được tái sử dụng đến hơn 30 lần và được tái chế khi hết hạn sử dụng. Các thùng carton được sản xuất bằng 100% giấy tái chế, tương đương với việc bảo vệ 6.480 cây hàng năm.

Đồng thời, Heineken Việt Nam đã chia sẻ mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải. Điển hình là dây chuyền tái chế bã hèm và bùn thải từ khu xử lý nước thải thành thức ăn gia súc, gạch và phân bón.

Ngoài ra, các nhà máy Heineken Việt Nam đều nói không với chất thải chôn lấp và sáng tạo tái chế phế liệu, container cũ làm khu vực uống cà phê, giải lao cho nhân viên. Về công nghệ, Heineken Việt Nam đổi mới trong khâu làm lạnh và kho vận, sử dụng tủ lạnh phát thải thấp, giảm được tới 63% phát thải.

Tối ưu hoá khâu vận chuyển còn giúp Heineken Việt Nam giảm 4,3 tấn CO 2 phát thải, tăng hiệu suất xe tải; tối ưu hoá hiệu suất sử dụng nước và năng lượng tại các nhà máy. Đồng thời, sử dụng xe nâng điện tiết kiệm 0,7 tấn CO2; Chuyển đổi sang sử dụng pin lithium cho xe nâng giúp giảm 1,4 tấn CO2 phát thải.

Trường hợp điển hình thiết kế lon nhôm để khép kín vòng tuần hoàn. Theo đó lon nhôm được thiết kế theo tiêu chí tối ưu hoá nhằm giảm nhiên liệu sử dụng, giúp tiết kiệm lượng nhôm tương đương với 486 triệu lon một năm. Lon nhôm sử dụng 40% nhôm tái chế và có thể tái chế 100% khép kín một vòng tuần hoàn.

Bảo tồn nguồn nước

Quá trình nấu bia sẽ sử dụng một lượng nước rất lớn và cũng thải ra môi trường lượng nước không hề nhỏ. Thấu hiểu nước là một tài nguyên quý giá và phải được bảo vệ hàng đầu, Heineken Việt Nam đã có những kế hoạch, biện pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước tại các nơi nhà máy hoạt động.

Cụ thể, hiệu suất sử dụng nước tại các nhà máy đạt 2,65hl/hl, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của ngành là 3,04hl/hl. Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải tại 6 nhà máy đều đáp ứng hoặc vượt quy định hiện hành.

Heineken Việt Nam còn triển khai chương trình nước sạch cộng đồng “1 phút tiết kiệm, triệu niềm vui”: 25 công trình nước sạch cung cấp 271.000m3 nước sạch mỗi năm, phục vụ 15.000 người. 8% nước thải sau khi xử lý ở nhà máy Vũng Tàu được tái sử dụng ở các khâu không liên quan đến sản phẩm.

Trong đó có thể kể đến trường hợp điển hình Heineken Việt Nam phối hợp với CISDOMA bảo tồn nguồn nước tại Quảng Nam và Lai Châu. Theo thống kê, 63% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn. Ở những khu vực này, nhiều người dân vẫn không có nguồn nước sạch ổn định để sử dụng và thiếu các quy trình quản lý chất thải phù hợp dẫn đến ô nhiễm nguồn cấp nước hiện có.

Ngoài ra, từ 2019 đến nay, Heineken Việt Nam đã tổ chức các sự kiện như tập huấn cho nông dân địa phương các phương pháp thu gom và xử lý chất thải tại hộ gia đình nhằm bảo tồn nguồn nước. Heineken Việt Nam đã bàn giao một số trang thiết bị như 99 thùng đựng thuốc bảo vệ thực vật và 600 thùng đựng rác thải.

Đã có 1.260 người dân được hướng dẫn, tập huấn qua dự án, đã cải thiện tình trạng ô nhiễm do hóa chất độc hại cho khoảng 5.600.000 m3 nước tại địa phương (tương đương thể tích 2.240 bể bơi tiêu chuẩn Olympic) và giảm ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi cho khoảng 2.170m3 nước. Thực tế lượng nước sử dụng hàng năm để rửa chuồng nuôi gia súc đã giảm 317,5m3.

Năm 2021, Heineken Việt Nam đã tiến gần hơn đến các mục tiêu phát triển bền vững được đặt ra cho năm 2025 - cụ thể là 100% năng lượng tái tạo, 100% nước được bù hoàn, và hoàn toàn không chất thải chôn lấp.

Các sản phẩm bia của Heineken Việt Nam được nấu bằng 52% năng lượng tái tạo và luôn tích cực góp phần phát triển các chính sách, và cách thức vận hành tại Việt Nam để tiếp tục tăng mức sử dụng năng lượng tái tạo trong tương lai.

Năm 2021, Heineken Việt Nam đứng thứ 2 trong Top các doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam (trong lĩnh vực sản xuất) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bình chọn. Đây là năm thứ sáu liên tiếp Heineken Việt Nam được vinh danh trong Top 3 Doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam.

Nguyễn Văn Công

*Số liệu trong bài dựa trên Báo cáo bền vững 2021 của Heineken Việt Nam

Các bài viết khác

Xem thêm

“Xanh hóa” bao bì chiến lược phát triển bền vững của ngành Đồ uống Việt Nam

Trong thời đại kinh tế tuần hoàn chiếm vị thế quyết định, làn sóng chuyển đổi xanh bùng nổ trên thế giới. Các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam cũng bắt nhịp bằng xu hướng “xanh hoá” bao bì như một sự chuyển dịch tất yếu.

Doanh nghiệp Đồ uống Việt Nam: Nỗ lực thực hiện trách nhiệm cộng đồng

Tham gia tích cực các quỹ xã hội, thực hiện nhiều hoạt động từ thiện, bảo trợ xã hội; Đồng hành cùng chính quyền và người dân vượt qua khó khăn do dịch COVID -19 và chủ động triển khai các quy trình sản xuất theo tiêu chí Xanh – Bền vững... Đó là những hoạt động thể hiện trách nhiệm cộng đồng suốt thời gian qua của các doanh nghiệp ngành đồ uống.

Ấm lòng tình làng nghĩa xóm từ những bao vỏ chai của má

Những ngày tháng 4, dọc các tuyến đường dẫn vào trụ sở ủy ban, nhà văn hóa, đài tưởng niệm liệt sĩ xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An được trang hoàng với những hàng cờ đỏ sao vàng và pa-nô khẩu hiệu chào mừng Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bia Hà Nội – Phát huy truyền thống, nỗ lực và trách nhiệm với cộng đồng

Nhắc đến Habeco - Bia Hà Nội người ta sẽ nghĩ ngay đến Nhà máy bia Hommel được người Pháp xây dựng từ năm 1890, là sự khởi đầu cho một dòng sản phẩm đồ uống Việt Nam, vượt qua thời gian cùng với những thăng trầm của Thăng Long - Hà Nội.

Ngành Nước giải khát và các hoạt động an sinh xã hội những tháng đầu năm 2023

Những năm gần đây, bên cạnh việc chú trọng tới chất lượng sản xuất, các đơn vị của ngành đồ uống Việt Nam còn rất quan tâm tới công tác an sinh xã hội, hướng về cộng đồng. Chỉ trong vài tháng đầu năm 2023, các đơn vị đã có rất nhiều hoạt động tích cực cho xã hội, tạo nên niềm tin yêu của người tiêu dùng dành cho nhãn hàng.

Coca-Cola – Viết tiếp hành trình vì môi trường xanh

Em có nghe “Tiến Quân Ca” vang dội Từ những ngôi trường xóm ấp xa xôi

Ống hút giấy – Sự thay đổi mang ý nghĩa chiến lược của Nestlé Milo

Để hiện thực hóa mục tiêu giảm đi lượng rác thải nhựa đáng báo động như hiện nay, tập đoàn Nestlé Vietnam đang có những bước đi vững chắc trong kế hoạch bảo vệ môi trường, cũng như đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero vào năm 2025.

Thể lệ Cuộc thi viết “Ngành Đồ uống Việt Nam phát triển bền vững, hưởng ứng kinh tế tuần hoàn"

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam  và Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Cuộc thi viết: "Ngành Đồ uống Việt Nam phát triển bền vững, hưởng ứng kinh tế tuần hoàn"

La Vie – Đơn vị quan tâm đến phát triển kinh tế tuần hoàn

Những năm gần đây, La Vie được biết đến là thương hiệu đồ uống tiêu biểu về phát triển bền vững. Nhờ những sáng kiến vì môi trường được áp dụng đối với bao bì sản phẩm cùng sự nỗ lực bảo vệ tài nguyên nước, La Vie ngày càng trở thành một thương hiệu đồ uống được nhiều khách hàng yêu thích.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.