Xem xét không tăng thuế TTĐB đối với bia, rượu…

04/05/2023 - 10:38 AM
387 lượt xem
Cỡ chữ

Năm 2023 được dự báo ngày càng có nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp ngành đồ uống. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện phục hồi, phát triển, các doanh nghiệp trong ngành mong muốn nhà nước chưa nên xem xét tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).

Doanh nghiệp mong muốn không tăng thuế TTĐB đối với sản phẩm bia, rượu để doanh nghiệp phục hồi, phát triển

Khó càng thêm khó

Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Hậu quả từ đại dịch, xung đột Nga - Ukraine, lạm phát, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất kéo dài tại nhiều quốc gia.

Đối với ngành sản xuất đồ uống, tiếp tục còn khó khăn đối với nguồn cung nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất như giá nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất tăng đối với các sản phẩm nhập khẩu từ nguyên liệu thô tới các sản phẩm bao bì, đóng gói; tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất tăng, tín dụng thắt chặt ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm; chi phí năng lượng và tình hình cước vận chuyển vẫn bất ổn, biến động mạnh ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất và cung ứng; người tiêu dùng có xu hướng sử dụng sản phẩm rẻ tiền…

Ông Trần Minh Triết - Phó Tổng giám đốc Điều hành Heineken Việt Nam cho biết: Trong năm 2023, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thách thức về kinh tế, thu nhập, lạm phát, giá cả tăng cao, thiếu đơn hàng, thất nghiệp... Những thách thức này sẽ tác động lớn tới sự phát triển của toàn ngành đồ uống. Do đó, chúng tôi hy vọng nhà nước sẽ tiếp tục ổn định chính sách cho ngành, để ngành có thể phát triển bền vững, đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Theo ông Nguyễn Hoàng Giang - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Sài Gòn (SATRACO): Năm 2023, SABECO nói riêng và các doanh nghiệp đồ uống tại Việt Nam nói chung đang gặp rất nhiều thách thức về suy thoái kinh tế, gián đoạn chuỗi cung ứng, yêu cầu về Luật Thuế, luật Bảo vệ môi trường, Luật an toàn thực phẩm và các chính sách của nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn. Trong bối cảnh của ngành công nghiệp đối đầu với nhiều thách thức nên cần ổn định các chính sách đối với ngành để các doanh nghiệp có điều kiện hồi phục, phát triển.

Trước những thách thức của nền kinh tế, các doanh nghiệp phải chịu tác động rất lớn, nhiều doanh nghiệp đã không vượt qua và đã phá sản, giải thể. Ông Đinh Văn Thuận - Chủ tịch Tập đoàn Cơ nhiệt điện lạnh Bách khoa (POLYCO) nhận định: Hiện nay thuế TTĐB đối với bia là 65%. Trong tình hình khó khăn như hiện nay, nếu tăng thuế TTĐB lên 70-75% thì các doanh nghiệp không biết sẽ sản xuất như thế nào. Sau khủng hoảng từ đại dịch, đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn, uy tín không cầm cự được đã phải giải thể, lên tới hàng nghìn công ty. Tại Công ty POLYCO là một doanh nghiệp uy tín đã cung cấp trang thiết bị sản xuất bia cho các doanh nghiệp lớn trong ngành nhưng cũng chịu tác động rất lớn, sản lượng chỉ còn 20% so với những năm trước đại dịch, không có điều kiện để phát triển. Rất cần có nghiên cứu chứng minh việc tăng thuế tác động đến sản lượng như thế nào và nộp ngân sách cho nhà nước tăng hay giảm, có tác động tích cực hay tiêu cực để có chính sách mang lại hiệu quả chung cho nhà nước.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm ngành rượu tiếp tục phải cạnh tranh với các đối thủ là các doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị cá nhân sản xuất rượu thủ công nhỏ lẻ trốn lậu thuế, gây thất thoát ngân sách nhà nước. Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Hậu Cường - Giám đốc Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (HALICO) cho biết: Trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đối với ngành rượu, không xác định được sản lượng sản xuất rượu của các doanh nghiệp tư nhân, các địa phương, các hộ gia đình. Khi thuế TTĐB càng tăng cao thì việc thu thập số liệu thống kê này lại càng khó khăn. Công ty HALICO hàng tháng, hàng quý, hàng năm đều có báo cáo thống kê chi tiết về số lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, doanh thu, nộp thuế. Tuy nhiên với các doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất thủ công việc thống kê số liệu rất khó khăn, gần như không thực hiện được. Điều này gây thất thoát rất lớn tới ngân sách nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động chân chính. Do đó, các doanh nghiệp mong muốn Quốc hội lùi thời hạn tăng thuế TTĐB tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành rượu, bia, nước giải khát ổn định phát triển.

Ông Doãn Văn Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bia và Nước giải khát Hạ Long cho biết: Từ trước tới nay, chúng ta mới chỉ nhìn nhận việc đánh thuế TTĐB đối với sản phẩm đồ uống nhằm hạn chế người uống, hạn chế người tiêu thụ, giảm thiểu các tác động do đồ uống có cồn gây ra. Tuy nhiên, các vấn đề nguy hiểm sâu xa là nồng độ cồn, andehit trong đồ uống có cồn thì chưa được nghiên cứu, phân tích. Trên thực tế, số lượng người bị tai nạn giao thông, người mắc ung thư có bao nhiêu người mắc bệnh do uống bia, rượu của các doanh nghiệp chính thống hay nguyên nhân từ sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc. Nếu như có phân tích cụ thể nguyên nhân gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thì mới có đánh giá chính xác tác động của việc tăng thuế TTĐB. Chúng ta hạn chế được người uống nhưng nhu cầu uống vẫn tồn tại hàng ngàn năm. Nhu cầu có nên việc chú trọng đến chất lượng nguồn cung là điều vô cùng quan trọng. Việc đánh thuế TTĐB càng cao thì càng làm gia tăng tình trạng rượu lậu, rượu không rõ nguồn gốc, rượu thủ công.

Ổn định chính sách

Về dự thảo đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết: Nước ngọt không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì. Theo số liệu thống kê, lượng đường trung bình trong các sản phẩm nước ngọt chỉ chiếm từ 10 - 15 gram, còn trong kem hay kẹo cao gấp 3 - 5 lần, dao động 22 - 70 gram. Trong đó lượng đường trong các sản phẩm có đường khác lại cao hơn rất nhiều, gấp 1,5- 3 lần so với nước ngọt. Hiện nay, tại Việt Nam việc tiêu thụ nước ngọt không ở mức cao (trung bình 1 người tại Việt Nam tiêu thụ 50,7 lít nước ngọt/năm, thấp hơn một số nước như Trung Quốc là 61 lít, Nhật Bản là 116 lít).

Trong đó, nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở Việt Nam chia thành 2 nguyên nhân chính là do tiêu thụ nhiều chất béo và lười vận động. Do đó việc áp dụng mức thuế TTĐB đối với sản phẩm nước ngọt không làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì.

Hơn nữa, bối cảnh của thị trường như thói quen tiêu dùng, ảnh hưởng của đại dịch đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước giải khát. Đồng thời, trong năm 2021, 2022 giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển biến động theo chiều hướng tăng. Trong tình hình đó, các doanh nghiệp nước giải khát đã duy trì không tăng giá bán để đáp ứng nhu cầu trong tình hình lạm phát. Năm 2023, sau ảnh hưởng của đại dịch, khủng hoảng kinh tế, xung đột làm cho nguyên vật liệu, bao bì đều tăng giá, dẫn tới giá thành tăng, lượng tiêu thụ ảnh hưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn.

Do vậy, để doanh nghiệp ổn định phục hồi sau khủng hoảng, chưa nên áp dụng thuế TTĐB trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay. Việc xem xét đánh thuế đối với các sản phẩm nước giải khát cần có lộ trình, để cơ quan quản lý thêm thời gian phân tích, đánh giá toàn diện hơn và xây dựng lộ trình áp thuế phù hợp, tránh tác động tiêu cực tới người tiêu dùng, doanh nghiệp.

Trước những thách thức, khó khăn trong năm 2023, các doanh nghiệp đồ uống mong muốn nhà nước ổn định chính sách thuế TTĐB, tinh giảm thủ tục xuất nhập khẩu, giảm hồ sơ giấy tiến tới áp dụng hải quan online toàn phần, linh hoạt trong các chính sách tín dụng, lãi suất ổn định để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, phát triển.  

Ánh Dương

Các bài viết khác

Xem thêm

Thừa dinh dưỡng và thiếu vận động là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

​​​​​​​Theo kết quả khảo sát ở Hà Nội, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ở nội thành cao hơn ngoại thành nguyên nhân do thừa dinh dưỡng và thiếu vận động. Làm gì để học sinh có thể trạng tốt, hạn chế thừa cân béo phì là những nội dung được nhiều báo đài cũng như công chúng quan tâm.

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Kỳ 2: Uống bia và nỗi lo phấp phỏng nồng độ cồn

Câu hỏi “Mất bao lâu để nồng độ cồn về 0, để có thể tham gia giao thông?” có lẽ là câu hỏi được tra cứu trên google của không phải ít người trong thời gian vừa qua.

KỲ 1: Nhà hàng, hộ kinh doanh bia khốn đốn - cần chính sách hài hòa các mục tiêu vì sự phát triển bền vững  

​​​​​​​Trong mấy năm gần đây, nhất là từ dịp Tết Nguyên đán 2024 đến nay, các đại lý, cửa hàng, quán bia rơi vào cảnh khốn đốn, kinh doanh ảm đạm, nhà hàng vắng khách, cắt giảm nhân viên, kéo theo đó là các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng bị ảnh hưởng.

'Uống cốc bia hôm trước, sáng nay vẫn bị phạt nồng độ cồn thì vô lý'

Đại biểu Quốc hội ủng hộ nguyên tắc đã uống rượu, bia thì không lái xe, nhưng 'uống ngày trước đến sáng nay vẫn còn nồng độ cồn, nếu bị CSGT phạt thì vô lý'.

Xem xét bổ sung, sửa đổi quy định về an toàn thực phẩm theo hướng thúc đẩy an toàn kinh doanh

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm - từng được coi là ví dụ điển hình về cải cách của môi trường kinh doanh - đã đến lúc cần được nghiên cứu, hoàn thiện để có thể áp dụng vào thực tế các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thực phẩm.

2 phương án về nồng độ cồn - cần căn cứ vào thực tế và ý kiến dư luận

​​​​​​​Trong những ngày trung tuần tháng 3 vừa qua, nhiều báo, tạp chí đã phản ánh về 2 phương án về nồng độ cồn. Theo đó, sáng 15/3, tiếp tục Phiên họp 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có quy định về nồng độ cồn khi lái xe. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm phản ánh trong những ngày qua.

Kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành đồ uống

​​​​​​​Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành Đồ uống đang đối mặt khiến doanh thu sụt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2023 và dự báo còn tiếp tục kéo dài, những ngày qua, các cơ quan báo chí đã đồng loạt phản ánh và truyền đi thông điệp là những kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm giúp ngành đồ uống phục hồi kinh tế và tiếp tục đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.