Các doanh nghiệp cần làm gì để nâng cao uy tín thương hiệu?

26/01/2022 - 09:00 AM
201 lượt xem
Cỡ chữ
Dưới góc nhìn của mỗi chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau, “văn hoá doanh nghiệp – văn hoá kinh doanh” luôn có vai trò quan trọng tới sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp . Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia tại Toạ đàm trực tuyến “Văn hoá doanh nghiệp – Văn hoá kinh doanh vì sự phát triển bền vững” do Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức.

alt
Toàn cảnh tọa đàm
PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA):

alt

“Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng để xây dựng nên các thương hiệu toàn cầu, là cốt lõi trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngành Bia đã sáng kiến và xây dựng nên Quy chế Marketing Việt Nam, xây dựng nên quy chế tự quản, xây dựng nét văn hóa, cách thức làm việc của doanh nghiệp Bia Việt Nam. Năm 2011, Hiệp hội Bia – Rượu - Nước giải khát Việt Nam cùng các doanh nghiệp đã ban hành Quy chế Marketing ngành Bia Việt Nam và ký cam kết thực hiện. Đây là những quy định, nguyên tắc chung thể hiện trách nhiệm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và truyền thông. Đầu tiên nhất là tuyên truyền, giáo dục, cùng nhau thực hiện nghiêm túc các chính sách của nhà nước.

Trong quy chế Marketing ngành Bia Việt Nam đã quy định rất rõ ràng việc thực hiện quy chế, tuân thủ pháp luật, người vị thành niên không được sử dụng bia. Vấn đề giáo dục, truyền thông rất quan trọng nâng cao nhận thức của người tiêu dùng. Quy định xử phạt về sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông cần phù hợp với thực tế…. Nhiều quy định khác nữa để doanh nghiệp tự quản lý về trách nhiệm của người sản xuất, trách nhiệm của người bán hàng và tự giáo dục nhau để thực hiện quy chế, trách nhiệm với xã hội. Quy chế này đã được lãnh đạo của 8 doanh nghiệp lớn trong ngành Bia đã ký vào văn bản cùng nhau thực hiện quy chế chung.

Một trong những giá trị cốt lõi trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là sự tự giác và giáo dục. Tự mỗi doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa riêng cho đơn vị mình, tuân thủ các chính sách của nhà nước để cùng nhau xây dựng văn hóa ngành Đồ uống, doanh nghiệp văn hóa, doanh nhân văn hóa. Người đứng đầu đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục văn hóa tới người lao động. Thông qua các câu slogan của mỗi doanh nghiệp, chúng ta đều nhận biết được văn hoá doanh nghiệp của thương hiệu đó, ví dụ: Bia Hà Nội – Một nét văn hóa Hà Nội. Cần phát triển để trở thành văn hóa của doanh nghiệp, văn hóa của ngành.

Ngành Bia là một trong những ngành có 2 chiều nhìn nhận khác nhau, tuy nhiên nên nhìn ngành này một cách khách quan, phù hợp với thực tế. Mỗi năm, ngành Bia, rượu riêng tiền nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đã đạt khoảng 40 ngàn tỷ đồng, ngoài ra còn nhiều loại thuế khác; Giải quyết việc làm trực tiếp hơn 300.000 lao động, hàng triệu lao động gián tiếp (logistic, vận tải, dịch vụ, nhà hàng, đại lý, bao bì, mía đường, nguyên vật liệu... ). Cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cùng nhau phát triển, hài hòa lợi ích xã hội, phát huy những điểm tốt, giáo dục, khắc phục những tồn tại đưa. Ngành phát triển bền vững, ổn định. Nước Đức là một nước phát triển hàng đầu trên thế giới, có nền văn hóa, có trật tự xã hội, có quy chế, tự hào có GDP đứng hàng đầu thế giới và bia đã tạo nên sự phát triển cho xã hội”.

TS Lê Đăng Doanh - Chuyên gia kinh tế:
 
alt

 
“Doanh nghiệp là cột sống quan trọng của xã hội. Một xã hội không có doanh nghiệp thì xã hội không phát triển. Do vậy phải luôn ủng hộ văn hóa doanh nghiệp. Nếu như ở Hồng Kông, bình quân một người trưởng thành có 1,4 doanh nghiệp, tức là việc kinh doanh phát triển rất lớn. Cho nên phải khuyến khích có càng nhiều doanh nghiệp/người dân càng tốt. Số doanh nghiệp còn hoạt động sau dịch Covid-19 “tổn thương” nhiều. Do đó phải cố gắng thúc đẩy để doanh nghiệp hồi phục lại.

Các công trình nghiên cứu đã tập hợp được 164 định nghĩa về “Văn hóa”. Văn hóa là phạm trù rất rộng lớn, mỗi quốc gia có nền văn hóa mang đặc trưng riêng. Theo tôi thúc đẩy “Văn hóa doanh nghiệp” trước hết là phải thượng tôn pháp luật. Thứ hai là trách nhiệm xã hội, trong đó chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường. Thực tế hiện nay, tăng trưởng GDP tỷ lệ nghịch với vấn đề môi trường. Xã hội càng phát triển thì diện tích rừng càng bị thu hẹp. Đây là vấn đề cần phải thay đổi, làm sao vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường, tăng cường trồng cây xanh. Điều này hoàn toàn phù hợp với văn hóa Việt Nam. Thứ ba, đất nước ta là một thành viên của ASEAN, với 28% giám đốc công ty tư nhân là phụ nữ, đứng đầu trong các nước ASEAN. Văn hóa kinh doanh của Việt Nam là tôn trọng phụ nữ, tôn vinh phụ nữ, tạo điều kiện bình đẳng giới.

Về văn hóa uống trong ngành Đồ uống, tôi đề xuất nên có một ngày Hội Đồ uống Việt Nam tương tự như Lễ hội Bia tại Đức, là ngày truyền thống của Ngành, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, đưa ngành công nghiệp Đồ uống phát triển bền vững và việc sử dụng bia được bình đẳng.

Liên quan tới Nghị định 100, nên tiếp tục kiến nghị để có một ngưỡng tối thiểu cho người sử dụng đồ uống có cồn. Cần tiếp tục tuyên truyền, giáo dục không nên lạm dụng đồ uống có cồn, không phải là doanh nghiệp sản xuất nên ủng hộ việc uống quá đà mà hướng tới việc sử dụng đồ uống có trách nhiệm”.

Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI:
 
alt
 
“Đất nước càng phát triển càng đặt vấn đề văn hóa doanh nghiệp lên cao hơn. Vai trò của doanh nghiệp là kinh doanh, nên việc làm sao bán được nhiều sản phẩm, nhiều dịch vụ, doanh thu nhiều là điều cơ bản nhất. Sau đó cần nâng cao làm sao cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, sử dụng tài nguyên. Sau hiệu quả trong kinh doanh (có lãi, tối đa hóa lợi ích) thì cần nâng cao chất lượng (xã hội, ngành thuế, người lao động…).

Theo quá trình thay đổi của xã hội, từ khách hàng là yếu tố hàng đầu thì nay chuyển thành nhân viên được ưu tiên nhất. Trong các doanh nghiệp sản xuất như ngành bia, rượu có rất nhiều lao động. Do vậy nếu không thu hút, không duy trì được nhân viên thì khó đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn, và cũng ảnh hưởng tới chất lượng với khách hàng. Khách hàng hài lòng hay không, ra sản phẩm tốt hay không, doanh nghiệp có bền vững, trường tồn, có danh tiếng trên thị trường hay không đều do nhân viên.

Tựu chung lại trong mọi vấn đề, từ gia đình, đơn vị, doanh nghiệp cần có văn hóa là cốt lõi để soi đường. Văn hóa khắt khe nhất là văn hóa công đường, sau là văn hóa công sở, văn hóa công cộng và văn hóa công ty… Văn hóa công đường, văn hóa công sở có nhiều quy định, được quy định cụ thể trong Luật. Có văn hóa thành văn và văn hóa bất thành văn. Văn hóa doanh nghiệp là những quy định tự doanh nghiệp đặt ra. Văn hóa là sự kết hợp giữa kinh doanh, pháp luật và con người. Người lãnh đạo là người quyết định và chi phối hình thành nên văn hóa của một doanh nghiệp.

Văn hóa trong doanh nghiệp hiện nay mới chỉ đáp ứng được trong nội bộ, cần tăng cường hơn nữa ra bên ngoài đối với người tiêu dùng, đảm bảo mức độ hài lòng cao của khách hàng. Trong ngành Đồ uống, ngoài cung cách phục vụ và cung cấp sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp còn cần tạo ấn tượng đặc biệt theo chiều sâu như việc quảng cáo tới người tiêu dùng. Văn hóa doanh nghiệp cần để doanh nghiệp tự chủ xây dựng dựa theo thị trường sản phẩm, tuân thủ quy định pháp luật và căn cứ vào quy định cụ thể của doanh nghiệp...

Trong hoạt động kinh doanh, không khó tránh được một số tình huống người tiêu dùng phản ánh chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy vậy, thái độ ứng xử của doanh nghiệp trong cách xử lý, giải quyết vấn đề, tôn trọng người tiêu dùng là vô cùng quan trọng”.

Bà Đặng Thanh Vân - Chuyên gia xây dựng thương hiệu:
 
alt
 
“Văn hóa doanh nghiệp (DN) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh, sự thông suốt và tốc độ triển khai, phối hợp các bộ phận trong tổ chức. Qua khảo sát, chúng tôi gặp không ít tình huống các phòng ban trong 1 DN “bằng mặt mà không bằng lòng” dẫn đến công việc bị trì hoãn. Chỉ sau khi các trưởng bộ phận dẹp bỏ “cái tôi” mà cùng hướng về 1 mục tiêu chung, chia sẻ với nhau thì hiệu suất gia tăng rõ rệt.

Văn hoá DN cũng góp phần quan trọng trong trải nghiệm khách hàng, lan toả danh tiếng thương hiệu và tạo nên thành công cho các kế hoạch thương hiệu tuyển dụng. Những mâu thuẫn hiện tại trong các DN đang nổi cộm hiện nay:

- Sự khác biệt về văn hoá giữa các nhóm độ tuổi, đặc biệt nếu DN đã trên 15 năm, sự đứt gẫy khá rõ giữa các nhóm 7x, 8x, 9x, 10x. Sự khác biệt về văn hoá vùng miền trong nội bộ DN.

- Phong cách lãnh đạo mâu thuẫn với định hướng chiến lược phát triển mới và ngành nghề KD mới. Văn hoá thời đại tiêu dùng nhanh/thời đại online hoá của người Việt hiện đại.

Với nhóm ngành Bia - Rượu - Nước giải khát thì văn hoá vùng miền và văn hoá dân tộc có vai trò chi phối hoạt động kinh doanh.

Ví dụ:
+ Văn hoá Nhậu của người miền Tây - Đông Nam Bộ.
+ Văn hoá tôn vinh ẩm thực của người Việt
+ Văn hoá giải trí của dân cư các vùng miền và nhóm độ tuổi
+ Văn hoá tôn trọng phụ nữ, bình đẳng giới tính, nhóm khách hàng phụ nữ là nhóm quan trọng”.  

PV

Các bài viết khác

Xem thêm

Khai mạc Hội chợ Xuân Giáp Thìn – Hội chợ Đồ uống Xuân 2024

Với chủ đề “Nơi hội tụ hương vị Xuân đất Việt”, Hội chợ Xuân Giáp Thìn – Hội chợ Đồ uống Xuân 2024 vừa chính thức khai mạc vào tối ngày 26/01/2024 (tức 16 tháng Chạp năm Quý Mão) tại phố đi bộ Trần Nhân Tông (Công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Trên 450 đơn vị tham gia Triển lãm ProPak Vietnam lần thứ 16 - 2023

Sáng 16/8, tại Hà Nội, Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức Họp báo về Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về Công nghệ Xử lý, Chế biến và Đóng gói bao bì tại Việt Nam - ProPak Vietnam 2023.

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023 – nền tảng thúc đẩy sự phát triển ngành Thực phẩm và Đồ uống

Sáng 10/8, Triển lãm Quốc tế Thực phẩm – Đồ uống, Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 27 (Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023) đã khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP. Hồ Chí Minh.

Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 10-12/8/2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Sài Gòn, 799 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ chí minh sẽ diễn ra “Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam 2023”.

Triển lãm quốc tế hàng đầu ngành thực phẩm và đồ uống tại TP. Hồ Chí Minh - Vietfood & Beverage - Propack 2023

Triển lãm sẽ có quy mô cực lớn với hơn 750 gian hàng, 650 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia & vùng lãnh thổ. Kết nối và kinh doanh với các doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế.

Triển lãm ProPak Asia sẽ từ ngày 14 – 17 tháng 6/2023 tại Băng Cốc – Thái Lan

Tập đoàn Informa Markets Thái Lan chính thức khởi động triển lãm hàng đầu “ProPak Asia 2023”, diễn ra từ ngày 14 – 17 tháng 6/2023. Sự kiện này là minh chứng cho sự nỗ lực của các tổ chức nhà nước và tư nhân, hướng đến mục tiêu dẫn đầu ngành công nghiệp MICE

 Nâng cao ngành công nghiệp thực phẩm & đồ uống tại Thái Lan lên tầm quốc tế

Informa Markets Thái Lan là công ty trực thuộc Tập đoàn Informa Markets – đơn vị tổ chức triển lãm thương mại quốc tế lớn nhất thế giới. Buổi họp báo “Sự kiện Công nghệ Thực phẩm của Informa Markets – Food Technology Events by Informa Markets” đã diễn ra ngày 19-4, tại Chiang Mai, đánh dấu bước chuẩn bị đầu tiên cho Triển lãm “ProPak Asia 2023” và “Fi Asia 2023” (Food ingredients Asia 2023).

Khai mạc Hội chợ Xuân Giảng Võ - Hội chợ Đồ uống Xuân 2023

Tối 11/01/2023, Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam và Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Xuân Giảng Võ – Hội chợ Đồ uống Xuân 2023 . Đây là sự kiện văn hóa truyền thống rất được chờ đợi của người dân Thủ đô Hà Nội và du khách bốn phương vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà đạt toàn diện các chỉ tiêu năm 2022

Chiều 30/12, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà tổ chức Tiệc tất niên năm 2022 tổng kết, tri ân các khách hàng, đại lý tiêu biểu và trao thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc . Ông Ngô ...

Quảng cáo và mua tạp chí