Chưa nên xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm đồ uống trong giai đoạn khó khăn này

11/09/2021 - 06:00 PM
416 lượt xem
Cỡ chữ
Trong cuộc họp chuyên gia về đề xuất điều chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với các sản phẩm đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá do Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức chiều 09/9 cùng tham gia có các đại diện Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính), đại diện Bộ Công Thương, Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, Lãnh đạo đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp ngành Đồ uống đã tham gia đóng góp ý kiến.

alt
  Mức thuế đồ uống có cồn tại Việt Nam ở mức cao so với thế giới và khu vực
 
Mục tiêu của việc tăng thuế TTĐB đối với sản phẩm rượu, bia, thuốc lá là tiến tới giảm lượng người tiêu dùng, từ đó giảm sản lượng sản xuất. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng để giảm tiêu dùng cần nhiều giải pháp đồng bộ khác.

Phát biểu tại cuộc họp, PGS.TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch VBA đã đưa ra ý kiến về việc tăng mức thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn, có ga. Ông Nguyễn Văn Việt cho biết, ngành Đồ uống có bề dày lịch sử lâu dài, trở thành một ngành sản xuất truyền thống. Bia, rượu là sản phẩm gắn liền với các tín ngưỡng, lễ hội. Ở Việt Nam có truyền thống sử dụng rượu, bia trong thờ cúng tổ tiên, lễ tết, ngày lễ hội…
 
alt
 
Ngành Đồ uống là một ngành kinh tế đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Sản xuất của ngành đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu, đẩy lùi vấn nạn hàng lậu, hàng giả, thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ, du lịch. Hàng năm, ngành giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trực tiếp và gián tiếp trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành còn luôn tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, trách nhiệm cộng đồng (mỗi năm ngành chi cho công tác này ước khoảng trên 100 tỷ đồng); ngành đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 60 ngàn tỷ đồng/năm.

Từ năm 2020, ngành Đồ uống chịu tác động của “cơn lốc” dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu, lợi nhuận toàn ngành năm 2020 lần lượt giảm 16% và 67% so với năm 2019. Việc thực hiện nghiêm các Chỉ thị 15,16,19 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid - 19 gây khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn dẫn tới cầu giảm đột ngột. Nhiều doanh nghiệp thực hiện giãn cách hoặc ngưng sản xuất, cắt giảm lao động để giảm tối đa chi phí. Nguồn nguyên liệu đầu vào tăng, hàng tồn kho lớn, phát sinh chi phí sản xuất 3 tại chỗ, xét nghiệm Covid-19 lớn… làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.
 
alt
 
Liên quan tới vấn đề thuế TTĐB, cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tuy nhiên phải đầu tư nghiên cứu, xem xét để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, làm sao hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Khi xây dựng Luật cần đầu tư nghiên cứu đánh giá tác động về mặt kinh tế và xã hội. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới các chính sách quản lý hoạt động sản xuất rượu thủ công, bởi việc thất thu ngân sách từ khu vực đồ uống có cồn phi chính thức là rất lớn. Theo Báo cáo về Tổng quan về hệ thống chính sách thuế đối với ngành sản xuất rượu và đề xuất kiến nghị - CIEM 2020 - Tổn thất về thuế đối với rượu thủ công gây ra vào khoảng 751,582 triệu USD, chiếm 29% tổng tổn thất về thuế từ khu vực phi chính thức.
 
alt
 
Đối với sản phẩm đồ uống có đường, theo kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy việc áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường không giúp giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì trong cộng đồng và một số quốc gia đã phải bãi bỏ chính sách thuế này sau thời gian ngắn thực hiện như Đan Mạch hay Indonesia. Thay vì sử dụng công cụ thuế, Chính phủ nên đẩy mạnh các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích người tiêu dùng thay đổi thói quen ăn uống, tăng cường vận động.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch VBA đã kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ một số nội dung trọng tâm của chính sách thuế ngành Đồ uống hiện nay: (i) Cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm cải cách những bất cập trong chính sách thuế hiện nay, đánh giá và xây dựng chiến lược thuế TTĐB cho ngành Đồ uống để đạt được mục tiêu kép bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước bền vững cũng như phù hợp với Việt Nam và xu hướng của thế giới; (ii) Thời điểm này chưa nên xem xét về việc tăng thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn và chưa nên đánh thuế TTĐB đối với đồ uống có ga...

Kết luận tại cuộc họp, bà Nguyễn Thúy Anh – Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến góp ý của các chuyên gia, doanh nghiệp liên quan tới chính sách thuế TTĐB đối với sản phẩm thuốc lá, bia, rượu. Tiếp tục nghiên cứu, lắng nghe nhiều ý kiến hơn nữa để có đánh giá tác động đa chiều, đưa chính sách thuế TTĐB phù hợp với thực tiễn xã hội.

Nguyễn Anh

Các bài viết khác

Xem thêm

Khai mạc Hội chợ Xuân Giáp Thìn – Hội chợ Đồ uống Xuân 2024

Với chủ đề “Nơi hội tụ hương vị Xuân đất Việt”, Hội chợ Xuân Giáp Thìn – Hội chợ Đồ uống Xuân 2024 vừa chính thức khai mạc vào tối ngày 26/01/2024 (tức 16 tháng Chạp năm Quý Mão) tại phố đi bộ Trần Nhân Tông (Công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Trên 450 đơn vị tham gia Triển lãm ProPak Vietnam lần thứ 16 - 2023

Sáng 16/8, tại Hà Nội, Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức Họp báo về Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về Công nghệ Xử lý, Chế biến và Đóng gói bao bì tại Việt Nam - ProPak Vietnam 2023.

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023 – nền tảng thúc đẩy sự phát triển ngành Thực phẩm và Đồ uống

Sáng 10/8, Triển lãm Quốc tế Thực phẩm – Đồ uống, Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 27 (Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023) đã khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP. Hồ Chí Minh.

Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 10-12/8/2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Sài Gòn, 799 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ chí minh sẽ diễn ra “Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam 2023”.

Triển lãm quốc tế hàng đầu ngành thực phẩm và đồ uống tại TP. Hồ Chí Minh - Vietfood & Beverage - Propack 2023

Triển lãm sẽ có quy mô cực lớn với hơn 750 gian hàng, 650 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia & vùng lãnh thổ. Kết nối và kinh doanh với các doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế.

Triển lãm ProPak Asia sẽ từ ngày 14 – 17 tháng 6/2023 tại Băng Cốc – Thái Lan

Tập đoàn Informa Markets Thái Lan chính thức khởi động triển lãm hàng đầu “ProPak Asia 2023”, diễn ra từ ngày 14 – 17 tháng 6/2023. Sự kiện này là minh chứng cho sự nỗ lực của các tổ chức nhà nước và tư nhân, hướng đến mục tiêu dẫn đầu ngành công nghiệp MICE

 Nâng cao ngành công nghiệp thực phẩm & đồ uống tại Thái Lan lên tầm quốc tế

Informa Markets Thái Lan là công ty trực thuộc Tập đoàn Informa Markets – đơn vị tổ chức triển lãm thương mại quốc tế lớn nhất thế giới. Buổi họp báo “Sự kiện Công nghệ Thực phẩm của Informa Markets – Food Technology Events by Informa Markets” đã diễn ra ngày 19-4, tại Chiang Mai, đánh dấu bước chuẩn bị đầu tiên cho Triển lãm “ProPak Asia 2023” và “Fi Asia 2023” (Food ingredients Asia 2023).

Khai mạc Hội chợ Xuân Giảng Võ - Hội chợ Đồ uống Xuân 2023

Tối 11/01/2023, Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam và Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Xuân Giảng Võ – Hội chợ Đồ uống Xuân 2023 . Đây là sự kiện văn hóa truyền thống rất được chờ đợi của người dân Thủ đô Hà Nội và du khách bốn phương vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà đạt toàn diện các chỉ tiêu năm 2022

Chiều 30/12, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà tổ chức Tiệc tất niên năm 2022 tổng kết, tri ân các khách hàng, đại lý tiêu biểu và trao thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc . Ông Ngô ...

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.