Những khó khăn của ngành Đồ uống trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine

31/03/2022 - 03:00 PM
436 lượt xem
Cỡ chữ
Ngày 29/3, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (Hiệp hội) đã gửi Công văn số 41/CV-VBA tới Bộ Công Thương để báo cáo về các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị giải pháp của các doanh nghiệp ngành Đồ uống trong bối cảnh tình hình xung đột Nga - Ukraine.

alt
 
Đã khó nay lại khó hơn, ảnh hưởng lớn tới sản xuất...  

Trong 2 năm gần đây, các doanh nghiệp ngành Đồ uống đã và đang gặp rất nhiều khó khăn do chịu tác động “kép” bởi đại dịch Covid-19 và một số chính sách hạn chế đồ uống có cồn như Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, Nghị định 100 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Thực tế nhiều doanh nghiệp lao đao, thậm chí có những doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản do ảnh hưởng “kép” kể trên. Ngay cả đối với những doanh nghiệp có tiềm lực và qui mô lớn hơn cũng sẽ phải mất nhiều năm để có thể quay trở lại mức phát triển như trước đại dịch.  

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề nhưng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn luôn bị loại trừ và hầu như không được hưởng ưu đãi từ các chính sách hỗ trợ, miễn giảm về thuế, phí, lệ phí trong 2 năm vừa qua. Đơn cử như Ngành hàng đồ uống có cồn không được bao gồm trong Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (“Nghị Quyết”), ngành không được áp dụng giảm thuế suất thuế Giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% như phần lớn các ngành sản xuất hàng tiêu dùng khác.

Năm 2022 tiếp tục là năm khó khăn đã được dự báo trước do dịch Covid-19 chưa được dập tắt, cộng thêm nữa là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra từ ngày 24/02/2022 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế thế giới và trong nước. Đúng là ngành Đồ uống đã khó nay lại khó hơn do liền một lực chịu tác động của 3 yếu tố kể trên. Thực tế cho thấy, cả Ukraine và Nga gộp lại chiếm 30% sản lượng xuất khẩu malt trên toàn thế giới. Vì thế, chiến tranh nổ ra tại Nga-Ukraine đã làm ảnh hưởng nặng nề đến nguồn cung malt (một trong những nguyên liệu tối quan trọng trong sản xuất bia) và khiến cho giá thành nhập khẩu malt tăng cao.

Thị trường xăng dầu trên thế giới tuy đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn chưa hoàn toàn ổn định và các nhà máy lọc dầu tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, cộng hưởng với việc các containers ngay tại biển bị ùn tắc cao, khiến cho chi phí vận chuyển (nhập khẩu nguyên vật liệu, vận chuyển hàng đến hệ thống phân phối và bán lẻ) vẫn tăng cao so với mức tăng hàng năm và là 1 trong những gánh nặng chi phí cao.
 
alt
 
Đối với ngành Đồ uống do đặc thù sản xuất sử dụng các nguyên vật liệu nhập khẩu nên việc chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, giá xăng dầu tăng... làm cho giá nguyên vật liệu tăng phi mã, điển hình như: Giá malt tăng cao hơn 40-50% so với năm 2021 và còn dự kiến tăng nữa và thậm chí không có nguồn hàng; Giá bột trợ lọc tăng cao hơn 50 - 60% so với năm 2021; Giá hoa houblon tăng cao hơn 15-20% so với năm 2021; Giá nguyên, phụ liệu, hóa chất nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất bia cũng tăng cao (khoảng 10% so với năm 2021); Giá đường nguyên liệu tăng cao hơn 15-20% so với năm 2021; Giá vỏ lon tăng cao hơn từ 15%-30% so với năm 2021; Giá vỏ hộp tăng từ 10-20% so với năm 2021; Giá nắp chai tăng từ 30-35% so với năm 2021; Giá các nguyên vật liệu khác cũng tăng từ 15-20%, và dự báo sẽ còn tăng cao nữa.

Nguồn cung nguyên liệu vẫn khan hiếm, việc nhập khẩu nguyên vật liệu chính để sản xuất hiện tại có nguy cơ chậm tiến độ vì đối tác nước ngoài không bố trí được phương tiện để vận chuyển và do đó chi phí đầu vào dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao hơn hiện tại, đặt ra gánh nặng lớn cho các nhà sản xuất khi không thể bình ổn chi phí đầu vào, từ đó chuyển gánh nặng chi phí sang người tiêu dùng cùng với áp lực từ lạm phát.

Việc giá xăng dầu tăng cao kỷ lục trong tháng 3/2022 đã ảnh hưởng lớn đến giá cả nguyên vật liệu, giá cước vận chuyển trong và ngoài nước đặc biệt là cước vận chuyển của các nhà cung ứng và hệ thống phân phối của doanh nghiệp (tăng khoảng 30-40% so với năm 2021) dẫn tới nguy cơ sản xuất bị gián đoạn hiện hữu đối với các doanh nghiệp, và tương lai sẽ còn rất nhiều khó khăn và thách thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hơn nữa, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra trong thời gian dài đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động, làm cho nhu cầu tiêu dùng suy giảm. Giá nguyên vật liệu tăng cao, nhưng doanh nghiệp chưa thể tăng giá bán do nhu cầu thị trường vẫn còn thấp, công tác bán hàng gặp nhiều khó khăn,… do đó sản lượng tiêu thụ giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc đảm bảo lợi nhuận trong năm 2022 là hết sức khó khăn đối với doanh nghiệp (ước tính sản lượng sản xuất, tiêu thụ quý I/2022 giảm từ 30-40% so với cùng kỳ năm 2021).

Một số đề xuất, kiến nghị

Từ những khó khăn của doanh nghiệp, Hiệp hội có một số đề xuất, kiến nghị cụ thể như sau:

1. Chính phủ quan tâm, xem xét ban hành những chính sách tài chính hỗ trợ phù hợp đối với ngành hàng đồ uống chịu thuế TTĐB có thể phục hồi sau một thời gian dài ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid -19, xem xét hỗ trợ miễn giảm tiền thuê đất, giảm hoặc giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN),… trong năm 2022.

2. Chính phủ và Quốc hội chưa xem xét việc tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng đồ uống có cồn cũng như không mở rộng thêm các đối tượng chịu thuế TTĐB khi chưa có đánh giá tác động toàn diện ảnh hưởng từ Covid-19 cùng những biến động phức tạp từ kinh tế thế giới, để hỗ trợ doanh nghiệp có thể phục hồi sau đại dịch, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh.

3. Chính phủ tiếp tục thực hiện việc điều tiết giá các mặt hàng chủ lực như xăng dầu, nhiên liệu để giảm thiểu tác động đến việc tăng giá vật tư nguyên liệu đầu vào nói chung.

4. Chính sách pháp luật quy định về hoạt động sản xuất kinh doanh, pháp luật thuế cần rõ ràng và hướng dẫn cụ thể hơn, tránh sự chồng chéo, đa cách hiểu, tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đối với chính sách giảm thuế từ 10% xuống 8% do không đồng bộ cho tất cả các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nên việc thực hiện đối với doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi xác định mặt hàng chịu thuế GTGT theo quy định.

Kim Anh

Các bài viết khác

Xem thêm

Khai mạc Hội chợ Xuân Giáp Thìn – Hội chợ Đồ uống Xuân 2024

Với chủ đề “Nơi hội tụ hương vị Xuân đất Việt”, Hội chợ Xuân Giáp Thìn – Hội chợ Đồ uống Xuân 2024 vừa chính thức khai mạc vào tối ngày 26/01/2024 (tức 16 tháng Chạp năm Quý Mão) tại phố đi bộ Trần Nhân Tông (Công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Trên 450 đơn vị tham gia Triển lãm ProPak Vietnam lần thứ 16 - 2023

Sáng 16/8, tại Hà Nội, Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức Họp báo về Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về Công nghệ Xử lý, Chế biến và Đóng gói bao bì tại Việt Nam - ProPak Vietnam 2023.

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023 – nền tảng thúc đẩy sự phát triển ngành Thực phẩm và Đồ uống

Sáng 10/8, Triển lãm Quốc tế Thực phẩm – Đồ uống, Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 27 (Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023) đã khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP. Hồ Chí Minh.

Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 10-12/8/2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Sài Gòn, 799 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ chí minh sẽ diễn ra “Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam 2023”.

Triển lãm quốc tế hàng đầu ngành thực phẩm và đồ uống tại TP. Hồ Chí Minh - Vietfood & Beverage - Propack 2023

Triển lãm sẽ có quy mô cực lớn với hơn 750 gian hàng, 650 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia & vùng lãnh thổ. Kết nối và kinh doanh với các doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế.

Triển lãm ProPak Asia sẽ từ ngày 14 – 17 tháng 6/2023 tại Băng Cốc – Thái Lan

Tập đoàn Informa Markets Thái Lan chính thức khởi động triển lãm hàng đầu “ProPak Asia 2023”, diễn ra từ ngày 14 – 17 tháng 6/2023. Sự kiện này là minh chứng cho sự nỗ lực của các tổ chức nhà nước và tư nhân, hướng đến mục tiêu dẫn đầu ngành công nghiệp MICE

 Nâng cao ngành công nghiệp thực phẩm & đồ uống tại Thái Lan lên tầm quốc tế

Informa Markets Thái Lan là công ty trực thuộc Tập đoàn Informa Markets – đơn vị tổ chức triển lãm thương mại quốc tế lớn nhất thế giới. Buổi họp báo “Sự kiện Công nghệ Thực phẩm của Informa Markets – Food Technology Events by Informa Markets” đã diễn ra ngày 19-4, tại Chiang Mai, đánh dấu bước chuẩn bị đầu tiên cho Triển lãm “ProPak Asia 2023” và “Fi Asia 2023” (Food ingredients Asia 2023).

Khai mạc Hội chợ Xuân Giảng Võ - Hội chợ Đồ uống Xuân 2023

Tối 11/01/2023, Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam và Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Xuân Giảng Võ – Hội chợ Đồ uống Xuân 2023 . Đây là sự kiện văn hóa truyền thống rất được chờ đợi của người dân Thủ đô Hà Nội và du khách bốn phương vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà đạt toàn diện các chỉ tiêu năm 2022

Chiều 30/12, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà tổ chức Tiệc tất niên năm 2022 tổng kết, tri ân các khách hàng, đại lý tiêu biểu và trao thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc . Ông Ngô ...

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.