Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Kinh doanh thời Covid-19, thực trạng và giải pháp”

16/07/2021 - 04:00 PM
410 lượt xem
Cỡ chữ
Sáng 16-7, tại Hà Nội, Tạp chí Đồ uống Việt Nam (cơ quan thông tin lý luận của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam) đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Kinh doanh thời Covid-19, thực trạng và giải pháp”.

alt
Ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch VBA (áo đỏ) và ông Nguyễn Văn Chương - Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Đồ uống Việt Nam (áo trắng) điều hành Tọa đam trực tuyến

Tham dự tọa đàm có ông Vũ Đức Nam – Phó trưởng phòng Công nghiệp thực phẩm, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), bà Vũ Thị Hồng Nhung đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), bà Chu Thị Vân Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VBA, ông Lương Xuân Dũng – Chánh Văn phòng VBA, TS. Lê Đăng Doanh – chuyên gia kinh tế, bà Đặng Thanh Vân - chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu, ông Vũ Minh Hiếu - chuyên gia marketing online, các ông bà là Giám đốc, Phó Giám đốc, Giám đốc đối ngoại, Trưởng phòng Thị trường của các doanh nghiệp ngành Đồ uống, giảng viên trường Đại học Thương mại, đại diện nhà hàng cùng đại diện một số cơ quan báo chí.

Phát biểu mở đầu buổi Tọa đàm trực tuyến, ông Nguyễn Văn Chương – Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Đồ uống Việt Nam cho biết: Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành Đồ uống nói riêng. Đợt dịch lần thứ 4 bắt đầu từ cuối tháng 4 năm 2021 đến nay đã lan ra nhiều tỉnh, thành phố, nhà hàng bia, quán ăn… phải tạm dừng hoạt động, có một số địa phương thuộc tỉnh Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh... thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Ở Hà Nội, hàng ngày vẫn có ca nhiễm mới ở khu cách ly. Thông thường mùa hè là thời điểm tiêu thụ chính của các sản phẩm đồ uống, nay do dịch bệnh nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành và các nhà hàng gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng tiêu thụ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, người lao động ở các nhà hàng bia bị mất việc làm, ảnh hưởng lớn tới đời sống của người lao động ở các dịch vụ liên quan...

Trước bối cảnh đó, Tạp chí Đồ uống Việt Nam đã tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Kinh doanh thời Covid – 19, thực trạng và giải pháp” nhằm ghi nhận những khó khăn của các doanh nghiệp, nhà hàng kinh doanh đồ uống, đồng thời tìm ra các giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn thông qua những chia sẻ của các chuyên gia kinh tế, chuyên gia tư vấn thương hiệu, chuyên gia marketing online và đại diện cơ quan quản lý, từ đó có chiến lược kinh doanh cho phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn.

Doanh nghiệp Đồ uống gặp nhiều khó khăn

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tham dự đã được nghe nhiều ý kiến phản ánh tình hình thực tế và một vài kiến nghị của doanh nghiệp. Theo ông Dương Như Quang – Giám đốc Công ty TNHH Hải Hà: “Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước, tác động của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Luật Phòng, chống tác động của rượu, bia, thực trạng kinh doanh đồ uống nói chung và bia, rượu nói riêng từ năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu và lợi nhuận của các nhà phân phối và đại lý kinh doanh đồ uống giảm lớn toàn khu vực và các tỉnh, thành.

Do dịch bệnh nên các nhà hàng, khách sạn, điểm bán ở một số tỉnh, thành phải tạm dừng hoạt động, do vậy doanh thu bán hàng 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước giảm 39%, lợi nhuận giảm trên 10%. Để duy trì hệ thống bán hàng, đảm bảo việc làm thường xuyên cho người lao động, không làm đứt gãy hệ thống bán hàng của doanh nghiệp, đơn vị đã đề ra các phương án, giải pháp bán hàng tốt nhất, phục vụ kịp thời cho các điểm bán, đảm bảo điều kiện trong phòng chống dịch bệnh, duy trì hệ thống bán hàng, đảm bảo việc làm cho người lao động.
 
alt
Tọa đàm trực tuyến có sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia
Theo ý kiến của đại diện một số doanh nghiệp tại Tọa đàm mong muốn nhà nước cần có thêm nhiều chinh sách giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, cần quan tâm tới người lao động. Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù nguồn cung cấp vaccine vẫn còn hạn chế  nhưng các cấp lãnh đạo cũng nên xem xét ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp, nhà máy trong các đợt kế tiếp vì đây là thành phần làm ra của cải vật chất cho xã hội thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra, nên ưu tiên hơn cho đội ngũ lái xe tải, nhân viên bán hàng, những người làm dịch vụ… Công ty có kiến nghị liên quan tới Nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cần gia hạn cho doanh nghiệp thêm 06 tháng, giãn một số loại thuế, phí như thuế đất, giãn nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động, không thu phí Công đoàn năm 2021.

Một số doanh nghiệp cũng nêu khó khăn, vướng mắc hiện nay ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh. Trước tình hình hiện nay, các doanh nghiệp mới thành lập gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng tiêu thụ giảm từ 40 - 50%, các doanh nghiêp chịu gánh nặng lớn về các khoản thuế, phí nên mong muốn nhà nước có chính sách giảm tiền thuê đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp để hồi sức cho doanh nghiệp...

Tại tọa đàm, các doanh nghiệp đều mong muốn Chính phủ xem xét có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp phát triển ổn định, vì ngành Đồ uống là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Có ý kiến cho răng nên điều chỉnh mức độ xử phạt về nồng độ cồn để phù hợp với tình hình thực tế….

Nhiều giải pháp được đưa ra

Tại Tọa đàm, TS Lê Đăng Doanh – chuyên gia kinh tế đã có bài phát biểu chia sẻ thông tin dưới góc nhìn kinh tế. Doanh nghiệp phải chuẩn bị tinh thần và kế hoạch dài hơi vì đại dịch có thể còn kéo dài, nên ưu tiên việc tiêm vacscine cho người lao động, đặc biệt là các lao động có chuyên môn cao, phối hợp với tổ chức công đoàn có giải pháp giúp đỡ người lao động.

Bà Đặng Thanh Vân – chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu cũng đưa ra nhiều giải pháp thiết thực đối với doanh nghiệp, gồm 5 nhóm giải pháp như: tập trung truyền thông về những đóng góp của ngành cho ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ lớn; cần thay đổi thói quen tiêu dùng đối với ngành đồ uống dịch chuyển sang mua sắm online; cần điều chỉnh sản phẩm hướng tới sức khỏe người tiêu dùng để kịp thời thích ứng với sự thay đổi; kinh doanh online đẩy mạnh xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên các sàn thương mại điện tử; thực hiện đa nhiệm trong kinh doanh của lãnh đạo để đẩy mạnh xây dựng thương hiệu tăng tương tác cộng đồng; tập trung cho văn hóa doanh nghiệp, tạo động lực cho người lao động và vai trò lãnh đạo làm gương.

Chuyên gia markting online Vũ Minh Hiếu bổ sung một số đánh giá về thị trường cũng như một số chiến lược làm truyền thông phù hợp trong giai đoạn này dưới góc nhìn marketing. Thời điểm gần đây, khách hàng có một số thay đổi về hành vi như khả năng chi trả của nhóm người có thu nhập thấp hiện tại đang thấp hơn bình thường, họ sẽ tập trung mua sắm các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm nhiều hơn. Vì lý do dịch bệnh, một số địa phương có thực hiện giãn cách ở nhà sinh hoạt và làm việc, nên rõ ràng nhu cầu giải trí tại nhà sẽ tăng lên. Khi đó chắc chắn các doanh nghiệp, nhà hàng trong mảng đồ uống, hàng ăn sẽ có thêm thị trường để khai thác. Mùa dịch, khách hàng có xu hướng mua sắm trên các trang thương mại điện tử nhiều hơn và có hành vi sử dụng các mạng xã hội rất nhiều, các doanh nghiệp hay nhà hàng hoàn toàn có thể tận dụng những hành vi này để quảng bá, tiếp thị và gia tăng thương hiệu cho nhãn hàng. Các doanh nghiệp nên có những chiến dịch để đẩy mạnh độ nhận diện trên các kênh online, đặc biệt là các kênh mạng xã hội. Đồng thời có các chương trình tặng quà, khuyến mãi phù hợp trong mùa dịch...
 
alt
 
Tại tọa đàm, ông Vũ Đức Nam – Phó trưởng phòng Công nghiệp Thực phẩm đánh, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá cao những đóng góp của ngành Đồ uống, có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần xây dựng được các kịch bản, ứng phó đối dịch bệnh,…cơ sở sản xuất, khu công nghiệp lên bản đồ chung sống với Covid-19, tăng cường các hình thức kinh doanh trực tuyến hay thương mại điện tử, năng động chuyển đổi sản phẩm theo xu hướng, phù hợp với tình hình hiện nay. Cục Công nghiệp sẽ lắng nghe, đề xuất và báo cáo cơ quan có thẩm quyền, đề xuất các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì phục vụ sản xuất.

Kết thúc tọa đàm, Lãnh đạo VBA và Tạp chí Đồ uống Việt Nam sẽ tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp để kịp thời có những kiến nghị tới các cơ quan quản lý nhà nước, truyền thông hiệu quả hơn nữa về các khó khăn và mong muốn của doanh nghiệp, góp phần giúp ngành sớm vượt qua thách thức trong ngắn hạn và dài hạn, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế đất nước, vì sự phát triển bền vững.

Tươi Nguyễn

Các bài viết khác

Xem thêm

Khai mạc Hội chợ Xuân Giáp Thìn – Hội chợ Đồ uống Xuân 2024

Với chủ đề “Nơi hội tụ hương vị Xuân đất Việt”, Hội chợ Xuân Giáp Thìn – Hội chợ Đồ uống Xuân 2024 vừa chính thức khai mạc vào tối ngày 26/01/2024 (tức 16 tháng Chạp năm Quý Mão) tại phố đi bộ Trần Nhân Tông (Công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Trên 450 đơn vị tham gia Triển lãm ProPak Vietnam lần thứ 16 - 2023

Sáng 16/8, tại Hà Nội, Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức Họp báo về Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về Công nghệ Xử lý, Chế biến và Đóng gói bao bì tại Việt Nam - ProPak Vietnam 2023.

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023 – nền tảng thúc đẩy sự phát triển ngành Thực phẩm và Đồ uống

Sáng 10/8, Triển lãm Quốc tế Thực phẩm – Đồ uống, Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 27 (Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023) đã khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP. Hồ Chí Minh.

Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 10-12/8/2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Sài Gòn, 799 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ chí minh sẽ diễn ra “Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam 2023”.

Triển lãm quốc tế hàng đầu ngành thực phẩm và đồ uống tại TP. Hồ Chí Minh - Vietfood & Beverage - Propack 2023

Triển lãm sẽ có quy mô cực lớn với hơn 750 gian hàng, 650 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia & vùng lãnh thổ. Kết nối và kinh doanh với các doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế.

Triển lãm ProPak Asia sẽ từ ngày 14 – 17 tháng 6/2023 tại Băng Cốc – Thái Lan

Tập đoàn Informa Markets Thái Lan chính thức khởi động triển lãm hàng đầu “ProPak Asia 2023”, diễn ra từ ngày 14 – 17 tháng 6/2023. Sự kiện này là minh chứng cho sự nỗ lực của các tổ chức nhà nước và tư nhân, hướng đến mục tiêu dẫn đầu ngành công nghiệp MICE

 Nâng cao ngành công nghiệp thực phẩm & đồ uống tại Thái Lan lên tầm quốc tế

Informa Markets Thái Lan là công ty trực thuộc Tập đoàn Informa Markets – đơn vị tổ chức triển lãm thương mại quốc tế lớn nhất thế giới. Buổi họp báo “Sự kiện Công nghệ Thực phẩm của Informa Markets – Food Technology Events by Informa Markets” đã diễn ra ngày 19-4, tại Chiang Mai, đánh dấu bước chuẩn bị đầu tiên cho Triển lãm “ProPak Asia 2023” và “Fi Asia 2023” (Food ingredients Asia 2023).

Khai mạc Hội chợ Xuân Giảng Võ - Hội chợ Đồ uống Xuân 2023

Tối 11/01/2023, Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam và Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Xuân Giảng Võ – Hội chợ Đồ uống Xuân 2023 . Đây là sự kiện văn hóa truyền thống rất được chờ đợi của người dân Thủ đô Hà Nội và du khách bốn phương vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà đạt toàn diện các chỉ tiêu năm 2022

Chiều 30/12, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà tổ chức Tiệc tất niên năm 2022 tổng kết, tri ân các khách hàng, đại lý tiêu biểu và trao thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc . Ông Ngô ...

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.