VBA góp ý kiến vào Dự thảo Quyết định phê duyệt “Tiêu chí dinh dưỡng lành mạnh đối với một số nhóm thực phẩm phổ biến”

14/12/2021 - 10:00 AM
175 lượt xem
Cỡ chữ
Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA - Hiệp hội) được biết, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đang trong quá trình xây dựng và lấy ý kiến cho Dự thảo Quyết định phê duyệt “Tiêu chí dinh dưỡng lành mạnh đối với một số nhóm thực phẩm phổ biến”. Trong đó đưa ra một số nội dung tiêu chí dinh dưỡng lành mạnh áp dụng cho 5 nhóm sản phẩm: ngũ cốc và các sản phẩm chế biến; thịt; cá và thủy hải sản; sữa và các sản phẩm chế biến; đồ uống. Với tư cách là đại diện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đồ uống, đối tượng chịu tác động, sau khi nghiên cứu Dự thảo Bộ Tiêu chí, Hiệp hội xin chia sẻ một số ý kiến, đề xuất và kiến nghị như sau:

Trước tiên, Hiệp hội đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Y tế nói chung và Cục Y tế dự phòng nói riêng trong việc tăng cường dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng cần được tiếp cận một cách toàn diện trên cơ sở các nghiên cứu khoa học và đánh giá tác động không chỉ từ góc độ dinh dưỡng, sức khỏe mà còn từ góc độ xã hội và kinh tế.
 
alt
 
MỘT SỐ GÓP Ý - ĐỀ XUẤT CHI TIẾT

1. Tiêu chí dinh dưỡng cần được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học và nhằm giải quyết những vấn đề dinh dưỡng một cách toàn diện và phù hợp với nhu cầu thực tiễn

Việc xây dựng các tiêu chí dinh dưỡng cho thực phẩm cần phải dựa trên những nghiên cứu độc lập và toàn diện với sự tham gia của các chuyên gia, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng và thực phẩm. Các tiêu chí dinh dưỡng cần phù hợp với tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam và tập trung giải quyết những vấn đề về dinh dưỡng theo từng nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội để tránh tình trạng các tiêu chí dinh dưỡng chỉ giải quyết cho một số những vấn đề cụ thể mà chưa tiếp cận về vấn đề dinh dưỡng một cách toàn diện.

Cụ thể, theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc (2018 – 2020), cơ cấu sinh năng lượng trung bình trong khẩu phần ăn của người Việt Nam (protein, lipid, glucid) được coi là phù hợp với khuyến nghị cho người Việt Nam. Tuy nhiên, mức ăn rau quả trung bình của người Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 66.5% - 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành. Lượng tiêu thụ thịt của người Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực thành thị đang gia tăng nhanh trong 10 năm qua, vượt quá nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ còi xương suy dinh dưỡng trung bình ở trẻ em dưới 5 tuổi là 19,8%, đặc biệt tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở khu vực nông thôn và miền núi còn cao.  

Do đó, thay vì ban hành Bộ Tiêu chí Dinh dưỡng mới cho một số nhóm sản phẩm thực phẩm và đồ uống, Hiệp hội kiến nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu và cập nhật các nội dung về Khuyến nghị Dinh dưỡng (Recommended Dietary Allowance “RDA”) đã ban hành năm 2014 cho phù hợp hơn với tình hình hiện tại, và xây dựng theo hướng cung cấp thông tin dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng khác nhau (độ tuổi, giới tính, lối sống và vận động) để dự thảo thực sự có ý nghĩa thực tiễn.

alt
 
2. Cần xem xét lại cách tiếp cận về việc giải quyết các vấn đề dinh dưỡng

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, yếu tố về hành vi lối sống như hút thuốc lá, thói quen ít vận động, tập thể dục, sử dụng màn hình điện tử thường xuyên, thiếu ngủ và chế độ dinh dưỡng không phù hợp trong khẩu phần ăn hàng ngày của người tiêu dùng, là những nguyên nhân chính gây ra các bệnh không lây nhiễm. Kể cả trong trường hợp, người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm đạt các tiêu chí dinh dưỡng lành mạnh được khuyến nghị theo như Bộ Tiêu chí, nhưng lại tiêu thụ với số lượng lớn và mất cân bằng so với các loại thực phẩm khác thì vẫn không thể coi là lành mạnh và không tốt cho sức khỏe. Theo ý kiến của PGS Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng thì người Việt đang tiêu thụ muối nhiều gấp đôi và tiêu thụ rau lại chỉ bằng một nửa so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh về tim mạch và đái tháo đường tăng nhanh.

Để giải quyết các vấn đề dinh dưỡng, Cơ quan soạn thảo nên xem xét từ góc độ tăng cường các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm thay vì tiếp cận từ góc độ giảm thành phần dinh dưỡng có nguy cơ. Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng: mặc dù tình trạng thừa cân, béo phì đang ở mức báo động, đặc biệt là ở khu vực thành thị, nhưng tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em đặc biệt là ở khu vực nông thôn và miền núi còn đang ở mức cao (trên 20%). Các khuyến cáo về giảm chất béo và đường trong thực phẩm có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em khu vực nông thôn và miền núi, trong khi chưa chứng minh được tác động tích cực trong việc giảm tỷ lệ thừa cân và béo phì ở khu vực thành thị.

Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đã đề cập đến các nhóm giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người dân Việt Nam bao gồm:
i.    Giáo dục và phổ cập kiến thức dinh dưỡng.
ii.    Đảm bảo an ninh thực phẩm.
iii.    Phòng chống suy dinh dưỡng protein và năng lượng ở trẻ em, bà mẹ.
iv.    Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.
v.    Lồng ghép hoạt động dinh dưỡng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu
vi.    Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
vii.    Theo dõi, đánh giá, giám sát dinh dưỡng.
viii.    Xây dựng mô hình điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo.

Việc xây dựng các ngưỡng thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm như trong Dự thảo hiện chưa phù hợp với các nhóm giải pháp nhằm cải thiện dinh dưỡng theo chiến lược quốc gia về dinh dưỡng. Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị cần phải xem xét, đánh giá lại tính hiệu quả của Bộ Tiêu chí Dinh dưỡng này đối với nỗ lực cải thiện tình trạnh dinh dưỡng.

3. Tác động đến định hướng tiêu dùng của xã hội

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, 2 năm qua những doanh nghiệp trong ngành thực phẩm, đồ uống đã và đang gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận sụt giảm.

Các tiêu chí về dinh dưỡng của Bộ Y tế đưa ra có thể tạo nên những quan niệm sai lầm của xã hội đối với các sản phẩm không theo các tiêu chí dinh dưỡng đặt ra và ảnh hưởng tới tâm lý, định hướng của người tiêu dùng đối với những sản phẩm này. Hệ lụy là doanh thu của Ngành có thể sụt giảm, người lao động mất việc làm, và nhà nước thất thu thuế, trong khi đó tình trạng dinh dưỡng của người tiêu dùng chưa chắc đã được cải thiện.

Hiệp hội kiến nghị Bộ tiêu chí cần được nghiên cứu toàn diện dựa trên Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và thực trạng về dinh dưỡng, thể chất của người dân theo vùng miền tại Việt Nam cũng như đối với sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống và đối với người lao động trong các doanh nghiệp thực phẩm từ đó mới đảm bảo được hiệu quả khi ứng dụng vào thực tiễn.

4. Quá trình xây dựng Bộ tiêu chí cần có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là đối tượng chịu tác động

Do Bộ tiêu chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thực phẩm và đồ uống, Hiệp hội kiến nghị trong quá trình xây dựng Bộ Tiêu chí Dinh dưỡng, Cơ quan soạn thảo cần có đánh giá tác động toàn diện tới kinh tế và xã hội. Đồng thời, lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, người tiêu dùng và doanh nghiệp để có đánh giá tác động của Bộ tiêu chí này một cách toàn diện công khai, minh bạch, nâng cao tính khả thi của chính sách để không gây ra những hệ lụy tiêu cực trong bối cảnh tình hình kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp dự báo còn khó khăn kéo dài trong tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam như hiện nay.

5. Kiến nghị

Từ những phân tích nêu trên, Hiệp hội có một số đề xuất, kiến nghị xin gửi Bộ Y tế và Cơ quan soạn thảo xem xét:

•    Chưa ban hành Bộ Tiêu chí để tránh tác động không mong muốn đến kinh tế, xã hội nói chung và ảnh hưởng tới tiêu dùng của người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện dịch bệnh khó khăn hiện nay;

•    Bộ Y tế nên tập trung đẩy mạnh việc thực thi tốt các nội dung trong bản Khuyến nghị Dinh dưỡng (Recommended Dietary Allowance “RDA”) đã được ban hành;

•    Đồng hành với Chính phủ đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục lối sống lành mạnh cho cộng đồng, đặc biệt tại các trường học từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông trong việc lựa chọn, sử dụng thực phẩm lành mạnh góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.

•    Cần phải phối hợp với các Bộ, Ban ngành liên quan để đánh giá tác động về mặt xã hội và kinh tế; đối tượng chịu tác động của Bộ Tiêu chí một cách toàn diện;

•    Hiệp hội sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ Bộ Y tế, Chính phủ trong các chương trình, hoạt động nhằm thực hiện những giải pháp trên.

Trên đây là một số ý kiến đóng góp của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đối với Dự thảo Quyết định về “Tiêu chí dinh dưỡng lành mạnh đối với một số nhóm thực phẩm phổ biến”, kính mong lãnh đạo Bộ Y tế, cơ quan chủ trì soạn thảo xem xét.

Nguồn: VBA

Các bài viết khác

Xem thêm

Khai mạc Hội chợ Xuân Giáp Thìn – Hội chợ Đồ uống Xuân 2024

Với chủ đề “Nơi hội tụ hương vị Xuân đất Việt”, Hội chợ Xuân Giáp Thìn – Hội chợ Đồ uống Xuân 2024 vừa chính thức khai mạc vào tối ngày 26/01/2024 (tức 16 tháng Chạp năm Quý Mão) tại phố đi bộ Trần Nhân Tông (Công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Trên 450 đơn vị tham gia Triển lãm ProPak Vietnam lần thứ 16 - 2023

Sáng 16/8, tại Hà Nội, Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức Họp báo về Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về Công nghệ Xử lý, Chế biến và Đóng gói bao bì tại Việt Nam - ProPak Vietnam 2023.

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023 – nền tảng thúc đẩy sự phát triển ngành Thực phẩm và Đồ uống

Sáng 10/8, Triển lãm Quốc tế Thực phẩm – Đồ uống, Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 27 (Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023) đã khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP. Hồ Chí Minh.

Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 10-12/8/2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Sài Gòn, 799 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ chí minh sẽ diễn ra “Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam 2023”.

Triển lãm quốc tế hàng đầu ngành thực phẩm và đồ uống tại TP. Hồ Chí Minh - Vietfood & Beverage - Propack 2023

Triển lãm sẽ có quy mô cực lớn với hơn 750 gian hàng, 650 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia & vùng lãnh thổ. Kết nối và kinh doanh với các doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế.

Triển lãm ProPak Asia sẽ từ ngày 14 – 17 tháng 6/2023 tại Băng Cốc – Thái Lan

Tập đoàn Informa Markets Thái Lan chính thức khởi động triển lãm hàng đầu “ProPak Asia 2023”, diễn ra từ ngày 14 – 17 tháng 6/2023. Sự kiện này là minh chứng cho sự nỗ lực của các tổ chức nhà nước và tư nhân, hướng đến mục tiêu dẫn đầu ngành công nghiệp MICE

 Nâng cao ngành công nghiệp thực phẩm & đồ uống tại Thái Lan lên tầm quốc tế

Informa Markets Thái Lan là công ty trực thuộc Tập đoàn Informa Markets – đơn vị tổ chức triển lãm thương mại quốc tế lớn nhất thế giới. Buổi họp báo “Sự kiện Công nghệ Thực phẩm của Informa Markets – Food Technology Events by Informa Markets” đã diễn ra ngày 19-4, tại Chiang Mai, đánh dấu bước chuẩn bị đầu tiên cho Triển lãm “ProPak Asia 2023” và “Fi Asia 2023” (Food ingredients Asia 2023).

Khai mạc Hội chợ Xuân Giảng Võ - Hội chợ Đồ uống Xuân 2023

Tối 11/01/2023, Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam và Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Xuân Giảng Võ – Hội chợ Đồ uống Xuân 2023 . Đây là sự kiện văn hóa truyền thống rất được chờ đợi của người dân Thủ đô Hà Nội và du khách bốn phương vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà đạt toàn diện các chỉ tiêu năm 2022

Chiều 30/12, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà tổ chức Tiệc tất niên năm 2022 tổng kết, tri ân các khách hàng, đại lý tiêu biểu và trao thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc . Ông Ngô ...

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.