Xem xét chưa tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn

01/06/2022 - 10:00 AM
428 lượt xem
Cỡ chữ
Tại Hội thảo “Ngành Đồ uống Việt Nam phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới” do Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (Hiệp Hội) tổ chức ngày 6/5 vừa qua đã nhận được nhiều ý kiến, tham luận của các chuyên gia uy tín, các nhà khoa học, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng. Các ý kiến cho rằng chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB) với bia, rượu trong vài năm tới và nên thay cách tính thuế tương đối hiện nay.

PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam:
Ngành Đồ uống có cồn Việt Nam trong điều kiện bình thường mới

alt

“Việt Nam có lịch sử 4 ngàn năm và đồ uống gắn liền với văn hóa, có giá trị trong nghi thức giao tiếp, văn hóa ẩm thực, trong các lễ hội, tín ngưỡng, ngày Tết đều gặp gỡ bạn bè, người thân và cùng nhau nâng ly rượu, cốc bia.Hiện nay, nhiều bộ phận thường hay nhắc đến tác hại của rượu, bia mà quên đi những giá trị với sức khỏe con người khi sử dụng một cách điều độ, hợp lý. Một số nhà học giả nổi tiếng trên thế giới như C.W.Bamforth, Manfred Walzl đã có tác phẩm nói đến giá trị của bia và sức khỏe. Nếu như nhận thức của con người biết sử dụng điều độ sản phẩm đồ uống có cồn sẽ mang lại những giá trị nhất định cho sức khỏe.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kế, giai đoạn từ năm 2015-2019, tốc độ tăng trưởng trung bình sản xuất bia là 7,32%. Năm 2020, do tác động của Covid-19, sản lượng ngành Bia đạt 4,388 triệu lít, giảm 14% so với năm 2019. Năm 2021, sản lượng bia tiếp tục giảm 7,8% so với năm 2020. Trong 2 năm từ 2019-2021, sản lượng bia Việt Nam giảm 20% (tương đương khoảng 1 tỷ lít bia, giảm ngân sách lớn). Trong thời kỳ phục hồi, các doanh nghiệp ngành Đồ uống cần có nhiều giải pháp như: nâng cao năng suất, thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, dịch vụ, cho ra đời các sản phẩm mới, có các chương trình khuyến mại, kích thích tiêu dùng, sử dụng lao động hiệu quả, hợp lý, nỗ lực không ngừng thì mới hy vọng đạt tốc độ tăng trưởng như trước đại dịch. Đặc biệt là cần có chính sách ổn định, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển. Các chính sách của nhà nước cần tạo ra sự công bằng, hài hòa để quản lý tốt sản phẩm đồ uống phi chính thức.

Trước những khó khăn chồng chất của các doanh nghiệp đồ uống, rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện để ngành phục hồi, phát triển ổn định, mang lại giá trị cho nhà nước, người tiêu dùng và xã hội”.

Bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VBA:
Ngành nước giải khát: Thực trạng và kiến nghị

alt

“Tính đến năm 2021, Việt Nam có khoảng 1.800 cơ sở sản xuất nước giải khát. Theo khảo sát của Euromonitor, từ năm 2015-2019, tăng trưởng bình quân của ngành nước giải khát là 8,4%/năm, doanh thu năm 2019 đạt trên 123 nghìn tỷ đồng (~ 5,3 tỷ USD). Ngành giải quyết việc làm cho 300.000 lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp, luôn tiên phong trong các chương trình trách nhiệm xã hội như cung cấp nước sạch, năng cao năng lực phụ nữ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp nước giải khát đã hỗ trợ công tác chống dịch trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Theo báo cáo Tác động của dịch Covid-19 đối với đồ uống (CIEM), có 79,2% doanh nghiệp đã cắt giảm chi phí, 58,3% doanh nghiệp tạm dừng đầu tư, mở rộng sản xuất, 33,3% doanh nghiệp cắt giảm lao động… Năm 2021, kết quả doanh thu và lợi nhuận của ngành nước giải khát giảm 4,83%, lợi nhuận giảm trên 31,8% so với năm 2020.

Theo dự báo, năm 2022 kinh tế sẽ khởi sắc hơn bởi tình hình dịch bệnh tương đối ổn định, dịch vụ du lịch đã mở cửa trở li, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng đều trong trạng thái bình thường mới… Tuy nhiên, do xung đột Nga - Ukraine đã làm cho giá nguyên liệu, chi phí logistic tăng cao, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Nước giải khát.

Từ thực tế hiện nay, cần có thời gian để các doanh nghiệp được phục hồi, đảm bảo sự ổn định về chính sách nhất là chính sách về thuế, phí trong thời hạn ít nhất từ 3-5 năm tới. Chưa nên xem xét tăng thuế hoặc bổ sung thêm đối tượng nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bởi chưa có nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa thuế tiêu thụ đặc biệt với tình trạng thừa cân béo phì và các bệnh tiểu đường. Cần xem xét ngành nước giải khát như một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19”.

TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Bối cảnh chung nền kinh tế Việt Nam và thế giới

alt

“Năm 2021, kinh tế Việt Nam khó khăn nhất kể từ khi dịch COVID-19 diễn ra do duy trì trạng thái đóng cửa kéo dài. Tác động của dịch COVID-19 tới doanh nghiệp được nhận diện qua mức độ thu hẹp về thị trường tiêu thụ và làm thay đổi hành vi tiêu dùng. Trong bối cảnh dịch bệnh, thị trường tiêu thụ đối với nhiều sản phẩm bị thu hẹp, sức mua của người tiêu dùng giảm sút. Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê vào tháng 4/2020, có tới 57,7% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cho rằng thị trường tiêu thụ bị giảm mạnh. Khảo sát do cơ quan này tiến hành vào tháng 9/2020 về tác động của dịch COVID-19 cho thấy có tới trên 2/3 số doanh nghiệp cho rằng thị trường tiêu thụ trong nước giảm mạnh, bị thu hẹp đáng kể. Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp cũng ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải hàng hóa, sản xuất đồ uống.

Từ đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam có triển vọng phục hồi do chính sách mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là sự mở cửa hoàn toàn từ 15/3/2022; Sự phục hồi của thị trường lao động là điều kiện quan trọng cho phục hồi sản xuất; Các gói kích cầu nhằm hỗ trợ phục hồi tăng trưởng sẽ như một “cú huých“ tới tăng trưởng kinh tế thời gian tới.

Để tạo điều kiện phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023, cần sớm được đánh giá chính thức của Chính phủ đối phó với nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài, nghiên cứu kịch bản tiếp tục giảm thuế TTĐB với giá xăng dầu khi giá thế giới biến động lớn, cũng như hoãn/giãn việc tăng các sắc thuế/phí nhằm bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng khác. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong khơi thông nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Cần kiểm soát tốt nguồn cung, chuỗi cung ứng vật tư, nhiên liệu sản xuất kể cả hàng hóa tiêu dùng vừa giảm áp lực lạm phát, vừa giúp giảm rủi ro kinh doanh. Tháo gỡ những vướng mắc về logistics, giảm thiểu tình trạng ách tắc ở biên giới do công tác phòng dịch.

Cần xây dựng các thể chế và chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tháo bỏ các rào cản về thể chế và chính sách thu hút đầu tư và liên kết đầu tư giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Cần quyết liệt và nhanh hơn các gói kích thích kinh tế đã được thông qua trong Nghị quyết 11, bên cạnh gói đầu tư CSHT thì các gói cho vay hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ xây nhà ở xã hội cho người lao động, các biện pháp miễn giảm thuế/phí cho nhóm đối tượng cụ thể, cần được đẩy mạnh hơn nữa. Song song đó là nâng cao chất lượng nguồn lực lao động và sẵn sàng cho sự dịch chuyển lao động trong bối cảnh hậu Covid-19 và cách mạng công nghiệp 4.0”.

TS. Phạm Tuấn Khải: Thực trạng chính sách thuế đối với ngành Đồ uống Việt Nam
Thực trạng chính sách thuế đối với ngành đồ uống Việt Nam

alt

“Ngành Đồ uống hiện nay đang phải đóng nhiều loại thuế như: thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập các nhân, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế sử dụng đất, thuế bảo vệ môi trường, phí, lệ phí khác.

Quy định các loại thuế khác nhau nhưng cũng có tác động lớn tới ngành Đồ uống. Trong đó, thuế TTĐB đối với rượu, bia được quan tâm nhất. Luật Thuế TTĐB hiện quy định áp thuế này với 17 loại hàng hóa và dịch vụ, trong đó có bia rượu. Hiện tại, thuế suất TTĐB đối với bia là 65%. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu được chia làm 2 mức dựa trên nồng độ cồn, bao gồm: thuế suất 65% với rượu trên 20 độ và 35% với rượu dưới 20 độ. Mức thuế cũng đã được điều chỉnh tăng dần qua các năm từ 45% (2010) lên 65% (2018).

Đối với rượu, thuế TTĐB 1998 chia các mức thuế ra làm 5 nhóm dựa theo nồng độ cồn và một nhóm đặc biệt là rượu thuốc. Sau khi gia nhập WTO, Luật Thuế TTĐB năm 2008 ghép các nhóm nói trên thành 02 nhóm: dưới 20 độ và trên 20 độ. Mức thuế đối với cả 2 loại rượu tăng dần qua các năm, từ 25% và 45% (2010) lên 35% và 65% (2018) lần lượt với rượu có nồng độ thấp hơn 20 độ và cao hơn 20 độ. Cách tính là thuế tương đối, tính tỷ lệ % dựa trên giá trị sản phẩm hay giá bán sản phẩm (ad valorem) chứ không dựa trên mức tuyệt đối, cố định cho từng sản phẩm (specific tax). Tổng cục Thống kê & ESCAP Trade Insights, năm 2018 lượng tiêu thụ cồn trung bình của thế giới là 6 lít/người, ASEAN là 4 lít/ người, Việt Nam là 3 lít/người, tuy nhiên thuế đồ uống trung bình ở Việt Nam lại cao nhất (65%). Trong khu vực, Việt Nam đang là nước có thuế suất cao thứ 2 sau Thái Lan (trừ 2 nước đạo Hồi là Indonesia và Malaysia).

Về kiến nghị đối với thuế TTĐB, ngành đồ uống, Chính phủ cần ổn định môi trường chính sách thời điểm này, đặc biệt là chính sách thuế, để doanh nghiệp vượt khó do COVID-19, và xung đột Nga-Ukraine; Chưa điều chỉnh tăng thuế; hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn cũng là giải pháp nhằm nuôi dưỡng nguồn thu, hướng tới việc động viên thuế thuận lợi trong dài hạn; Việc thay đổi một chính sách thuế cần đồng bộ với các chính sách thuế; và tương đồng với thế giới và khu vực; Cần làm rõ cơ sở khoa học trong phương pháp và cách tính thuế; Cần nghiên cứu đánh giá toàn diện về tác động kinh tế, xã hội của cải cách thuế; Các chính sách thuế cần phù hợp với tinh thần của Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, những thay đổi về chính sách thuế cần được xem xét phù hợp, để không cản trở những nỗ lực này”.

TS. Ngô Trí Long:
Điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn trong điều kiện bình thường mới

alt

“Trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, các chính sách, quy định có liên quan đến Ngành và cuộc xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp rượu, bia. Việc điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn là chưa phù hợp.

Về lý thuyết khi tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng rượu, bia của người dân từ đó ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất, cũng như doanh nghiệp nhập khẩu rượu, bia.

Hiện nay, chính sách thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn chưa công bằng bởi chỉ thu được ở khu vực chính thức, thất thu thuế ở khu vực phi chính thức. Về chính sách thuế đối với rượu thủ công nhìn chung không có khác biệt so với chính sách thuế chung của rượu, bia. Theo kết quả nghiên cứu, rượu bia không chính thức chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 70%. Lượng sản xuất tiêu thụ này chưa kiểm soát, quản lý được dẫn đến thất thu thuế, không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và gây ra sự cạnh tranh không công bằng.

Phương pháp tính thuế TTĐB chưa đảm bảo sự công bằng giữa đồ uống có cồn chất lượng cao và đồ uống có cồn chất lượng thấp. Việt Nam đáng sử dụng phương pháp tính thuế tương đối. Điểm hạn chế lớn nhất của phương pháp tương đối là không quan tâm đến chất lượng của sản phẩm và độ cồn đối với sản phẩm; chưa đảm bảo sự công bằng giữa rượu, bia chất lượng cao với chất lượng thấp.

Cần giữ ổn định mức thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn trong giai đoạn phục hồi kinh tế bởi trong giai đoạn hồi phục nền kinh tế, cần chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp có điều kiện phục hồi và nuôi dưỡng nguồn thu. Nâng cao năng lực quản lý đồ uống có cồn phi chính thức và rượu thủ công nhằm tránh lạm dụng đồ uống có cồn, giảm tiêu thụ rượu phi chính thức, ổn định nguồn thu, giảm thất thu thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Nghiên cứu phương pháp tính thuế TTĐB và lộ trình thực hiện phù hợp đảm bảo mục tiêu của thuế TTĐB và tuân thủ nguyên tắc chính sách thuế, xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế TTĐB sau khi nền kinh tế phục hồi, ổn định.

Việc tăng thuế TTĐB đối với rượu bia chỉ nên xem xét từ năm 2025, cần tìm giải pháp kiểm soát thị trường phi chính thức, thay vì tập trung vào việc tăng thuế TTĐB, gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh hợp pháp.
 
Bà Holly Bostock - Giám đốc ngoại vụ cấp cao Heineken Việt Nam:
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thuế TTĐB

alt
 
“Cơ chế tính thuế trên giá xuất xưởng tuy đã tồn tại từ lâu trong khung pháp lý Thuế TTĐB tại Việt Nam nhưng lại khiến chi phí gánh nặng xã hội tăng cao khi chỉ khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm giá rẻ mà quên đi yếu tố về nồng độ cồn - mới chính là yếu tố gây hại thật sự.

Cơ chế thuế theo nồng độ cồn đã được nhiều nền kinh tế phát triển áp dụng như Liên minh Châu Âu (EU) và Singapore, chứng minh được sự ổn định và hiệu quả qua thời gian. Các quốc gia thực hiện việc chuyển đổi từ cơ chế tính thuế theo giá trị sang nồng độ cồn (gần đây nhất là Sri Lanka) đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong việc tiêu dùng rượu, bia bất hợp pháp và mức tăng trưởng bền vững của ngân sách nhà nước.

Tại đất nước Sri Lanka: Ban đầu, chính phủ đã tăng thuế TTĐB theo giá trị đối với bia (tăng 70%) nhiều hơn đối với rượu mạnh (tăng 25%). Theo đó, bia trở thành loại đồ uống có cồn đắt tiền nhất, có tác động vô cùng tiêu cực đến cả ngành bia và ngân sách của chính phủ, đồng thời thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng đồ uống có cồn mạnh hơn và có nguồn gốc bất hợp pháp dẫn đến sự gia tăng lớn trong lượng tiêu thụ cồn nguyên chất của cả nước. Vào năm 2017, Chính phủ đã chuyển sang cơ chế tính thuế TTĐB tuyệt đối trên nồng độ cồn. Từ đó, nhanh chóng hồi phục môi trường kinh doanh cho ngành bia và tăng trưởng ngân sách của nhà nước, đồng thời người dân giảm đáng kể tiêu dùng bia rượu bất hợp pháp.

Do đó, cần thực hiện việc chuyển đổi cơ chế tính thuế cho đồ uống có cồn một cách bền vững và hài hòa nhất theo một lộ trình thích hợp nhằm sớm đạt được các lợi ích quốc gia bền vững và đột phá chiến lược. Để làm được điều đó, việc tạm hoãn tăng thuế suất là cần thiết để các nhà chính sách cùng doanh nghiệp có thêm thời gian nghiên cứu cơ chế tính thuế theo nồng độ cồn cho ngành rượu, bia”.

Ông Trần Quang Chiểu - Nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Đồ uống phục hồi
alt
 
Trong thời gian qua, rất nhiều những ngành nghề đã được hưởng chính sách ưu đãi ngắn hạn của nhà nước như: miễn giảm thuế, giảm thuế VAT, chính sách tín dụng, ưu đãi lãi suất ngân hàng… nhưng ngành Đồ uống lại không được hưởng các chính sách này. Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng các sản phẩm đồ uống hiện nay hầu như không tăng giá, mặc dù chi phí nguyên liệu đầu vào đều tăng giá. Qua đây thể hiện hành động đồng hành, chia sẻ của các doanh nghiệp Đồ uống với Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn với đất nước.

Tuy không nằm trong các đối tượng hưởng ưu đãi về thuế nhưng các doanh nghiệp Đồ uống luôn nộp ngân sách nhà nước đầy đủ và kịp thời. Chính phủ không nên điều chỉnh chính sách tài chính, tài khóa đối với nền kinh tế nói chung và ngành Đồ uống nói riêng, nhất là các chính sách về thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển. Khi ban hành các chính sách thuế phải nghiên cứu cho đồng bộ với thế giới và khu vực, phải đồng bộ với các chính sách thuế khác”.

TS. Lê Đăng Doanh
Khuyến khích người dân sử dụng rượu, bia có chất lượng cao
alt
 
“Theo kinh nghiệm thế giới, không nên lạm dụng các biện pháp cấm đoán hoặc đánh thuế quá đáng vào các mặt hàng như rượu, bia. Ví dụ: Thụy Điển là quốc giá đánh thuế vào rượu cao nhất thế giới (100%), nhưng trên phà từ Thụy Điển đến Đan Mạch hầu hết đàn ông đều say rượu, bởi lên phà không có thuế, uống rượu trên phà rẻ hơn trên đất Thụy Điển rất nhiều. Từ đó cho thấy không phải sử dụng biện pháp triệt để thì có thể giải quyết được việc hạn chế tiêu dùng mà có thể còn gây tác dụng ngược. Việc đánh thuế quá cao sẽ kích thích buôn lậu gia tăng.

Hơn hết cần có chính sách khuyến khích các địa phương kiểm soát uống rượu lậu, khuyến khích nấu rượu văn minh, tăng cường chất lượng rượu, có biện pháp xử lý vi phạm người bán rượu chứa cồn methanol.

Coi trọng vai trò vận động quần chúng trong việc sử dụng rượu, bia có văn hóa, uống có trách nhiệm, không nên ép buộc người khác uống rượu, bia. Các đoàn thể địa phương cần tăng cường để vận động, tuyên truyền nhất là các địa phương dân tộc thiểu số.

Nên xem xét đa dạng hóa các sản phẩm, coi việc uống bia và kiểm soát bia ở mức độ phù hợp. Tại Đức, mỗi huyện có 1 nhà máy bia, và là niềm tự hào về nhãn hiệu bia của mình, người dân địa phương luôn ủng hộ uống bia địa phương mình”.

Ánh Dương

Các bài viết khác

Xem thêm

Khai mạc Hội chợ Xuân Giáp Thìn – Hội chợ Đồ uống Xuân 2024

Với chủ đề “Nơi hội tụ hương vị Xuân đất Việt”, Hội chợ Xuân Giáp Thìn – Hội chợ Đồ uống Xuân 2024 vừa chính thức khai mạc vào tối ngày 26/01/2024 (tức 16 tháng Chạp năm Quý Mão) tại phố đi bộ Trần Nhân Tông (Công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Trên 450 đơn vị tham gia Triển lãm ProPak Vietnam lần thứ 16 - 2023

Sáng 16/8, tại Hà Nội, Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức Họp báo về Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về Công nghệ Xử lý, Chế biến và Đóng gói bao bì tại Việt Nam - ProPak Vietnam 2023.

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023 – nền tảng thúc đẩy sự phát triển ngành Thực phẩm và Đồ uống

Sáng 10/8, Triển lãm Quốc tế Thực phẩm – Đồ uống, Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 27 (Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2023) đã khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP. Hồ Chí Minh.

Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 10-12/8/2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Sài Gòn, 799 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ chí minh sẽ diễn ra “Triển lãm Quốc tế Đồ uống Việt Nam 2023”.

Triển lãm quốc tế hàng đầu ngành thực phẩm và đồ uống tại TP. Hồ Chí Minh - Vietfood & Beverage - Propack 2023

Triển lãm sẽ có quy mô cực lớn với hơn 750 gian hàng, 650 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia & vùng lãnh thổ. Kết nối và kinh doanh với các doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế.

Triển lãm ProPak Asia sẽ từ ngày 14 – 17 tháng 6/2023 tại Băng Cốc – Thái Lan

Tập đoàn Informa Markets Thái Lan chính thức khởi động triển lãm hàng đầu “ProPak Asia 2023”, diễn ra từ ngày 14 – 17 tháng 6/2023. Sự kiện này là minh chứng cho sự nỗ lực của các tổ chức nhà nước và tư nhân, hướng đến mục tiêu dẫn đầu ngành công nghiệp MICE

 Nâng cao ngành công nghiệp thực phẩm & đồ uống tại Thái Lan lên tầm quốc tế

Informa Markets Thái Lan là công ty trực thuộc Tập đoàn Informa Markets – đơn vị tổ chức triển lãm thương mại quốc tế lớn nhất thế giới. Buổi họp báo “Sự kiện Công nghệ Thực phẩm của Informa Markets – Food Technology Events by Informa Markets” đã diễn ra ngày 19-4, tại Chiang Mai, đánh dấu bước chuẩn bị đầu tiên cho Triển lãm “ProPak Asia 2023” và “Fi Asia 2023” (Food ingredients Asia 2023).

Khai mạc Hội chợ Xuân Giảng Võ - Hội chợ Đồ uống Xuân 2023

Tối 11/01/2023, Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam và Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Xuân Giảng Võ – Hội chợ Đồ uống Xuân 2023 . Đây là sự kiện văn hóa truyền thống rất được chờ đợi của người dân Thủ đô Hà Nội và du khách bốn phương vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Công ty CP Bia Hà Nội – Hồng Hà đạt toàn diện các chỉ tiêu năm 2022

Chiều 30/12, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà tổ chức Tiệc tất niên năm 2022 tổng kết, tri ân các khách hàng, đại lý tiêu biểu và trao thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc . Ông Ngô ...

Quảng cáo và mua tạp chí