Lịch sử của rượu

16/12/2018 - 09:31 AM
680 lượt xem
Cỡ chữ

Từ rất lâu, đồ uống chứa cồn đã gắn liền với lịch sử phát triển của con người. Nhiều nhà khảo cổ tin rằng, rượu vang được làm từ nho đã ra đời cách đây hơn 10000 năm và những đồ uống khác như bia, rượu mật ong thậm chí còn xuất hiện sớm hơn. Xuyên suốt quá trình lịch sử, rượu đã được dùng một cách rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau như trong các lễ hội, trận đánh, lễ kí hiệp ước,...Các nhà lịch sử đã viết rằng, từ thời tiền sử, các du mục đã làm ra bia từ ngũ cốc và nước trước khi học được cách làm ra bánh mì. Người Celtic, Hi Lạp cổ, Nauy, Ai Cập và Babylon đã có rất nhiều ghi chép về hoạt động sản xuất và tiêu thụ đồ uống có cồn thời đó. Những người Ai Cập cổ còn cho rằng rượu là một lễ vật không thể thiếu cho những người đã mất trên hành trình sang thế giới bên kia.

 

Cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp đã trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu lớn cho quá trì lên men và chưng cất. Nền văn minh nông nghiệp đầu tiên xuất hiện là Summeria vào khoảng 4000 năm trước công nguyên. Đã có những bằng chứng rõ nét đưa ra bởi các nhà khảo cổ minh chứng về việc rượu đã được sản xuất tại đây. Một bản miêu tả quá trình sản xuất bia được chạm khắc bằng chữ tượng hình Summer cổ, theo đó bánh mì được xé vụn, ngâm vào nước tạo thành nước ủ men, và sau đó làm ra thứ đồ uống được ghi lại là làm cho mọi người có cảm giác “vui vẻ, ngạc nhiên và sung sướng”.

 

Các nền văn minh càng trở nên thịnh vượng thì việc sản xuất và tiêu thụ rượu bia càng trở lên phát triển. Như chúng ta biết, những người dân Ai Cập cổ đại là những người uống rượu bia thực thụ vì họ đã phát minh ra ống hút đầu tiên, nhờ vậy có thể uống bia còn lẫn với vỏ lúa mì. Đồng thời cũng có những đoạn trong văn tự cổ của họ đề cập tới những ảnh hưởng xã hội của nạn say rượu, trong một văn tự có niên đại 1600 năm trước công nguyên còn ghi lại gần 100 bài thuốc lien quan đến sử dụng rượu. Cũng có những dẫn chứng từ nền văn minh rực rỡ khác là Babilon, các tấm bảng đất sét miêu tả lại công thức làm bia và thực tế, người Babilon đã biết sản xuất tới 20 loại bia. Những nền văn minh đầu tiên đó đều trồng lúa mì và có thể nó đã được trồng trọt một cách cẩn thận để làm bia. Người Babilon cũng cho ra đời đầu tiên một văn bản luật để điều chỉnh và kiểm soát việc uống rượu bia.

 

Rượu mạnh do chưng cất có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ vào khoảng 800 năm trước công nguyên. Đồ uống chứa cồn như rượu vang, bia được sản xuất chủ yếu thông qua quá trình lên men một số loại quả hay hạt. Những đồ uống như Brandy, Cognac và Sake được tạo ra bằng cách chưng cất các sản phẩm lên men nên thường có tác động mạnh hơn. Phải đến thế kỉ thứ 7, công nghệ chưng cất mới du nhập đến châu Âu.

 

 Khi Hi Lạp và Roman chiếm cứ lãnh thổ và trở thành những nền văn minh lớn nhất lúc đó, rượu vang được coi là đò uông chính của họ và thường được them vào các hương vị thảo mộc như nhựa thơm, bạc hà, bồ công anh, hạt ngải,…và thậm chi là càng cua, vỏ sò,…Người Hi Lạp còn thờ thần Bacchus như là vị thần của rượu vang, người Roman cũng thờ một vị thần tương tự nhưng dưới tên Dionysus. Hình thức cúng bái thường là những cuộc vui bất tận, và trong các tác phẩm của họ cũng chứa đựng rất nhiều điều răn đe về sự quá độ trong sử dụng rượu bia. Có một bản ghi chép kể về Caesar đã nâng cốc chúc mừng những binh sĩ của ông sau khi vượt qua Rubicon, khởi đầu của cuộc nội chiến Roman. Cũng chính các binh đoàn Roman đã phổ biến bia tới bắc Âu khoảng năm 55 trước công nguyên.

 

    Bia rượu trong thời trung cổ tại châu Âu thực sự rất giàu protein, Carbon Hydrate và được coi là một nguồn dinh dưỡng trong xã hội đương thời. Có lý thuyết cho rằng, cây hoa bia mà bây giờ được coi là một thành phần thiết yếu của sản xuất bia được phát hiện từ thế kỉ 8 hoặc 9 trước công nguyên bởi người Babylon, đã được những người châu Âu coi là cây dược liệu chính cho vào bia để làm hương vị thơm ngon hơn. Quy trình đó sớm trở thành chuẩn mực trong sản xuất bia rượu, đồ uống.

 

Việc tiêu thụ rượu bia cũng không ngừng được nâng lên, vào thời trung cổ, rất nhiều tu viện sản xuất bia phục vụ cho các giáo sĩ của họ đồng thời bán cho người ngoài. (Lý do các tu sĩ rất chú trọng tới việc sản xuất bia bởi họ muốn một loại đồ uống thỏa mãn khẩu vị nhưng cũng giầu dinh duỡng cho bữa ăn của họ). Mức độ sử dụng bia trong các tu viện tăng một cách không ngờ, ghi chép của các sử gia chỉ ra rằng thậm chí một tu sĩ được phép sử dụng tới 5 lit bia một ngày.

 

Đến thời phục hưng, với sự phát triển đa dạng, chưng cất rượu và làm bia đã được coi như là một nghệ thuật, những người làm bia thường tập kết lại thành phường hội với một người chủ, sau đó họ dạy lại kĩ thuật cho những người học việc để tiếp tục. Thời phục hưng không những nổi bật về nghệ thuật mà còn cả về khoa học. Nhiệt kế đã được phát minh cùng với các dụng cụ khác dùng trong sản xuất bia rượu, điều đó dẫn đến quản lý một cách khoa học quá trình sản xuất. Các kĩ thuật về hơi nước, làm lạnh và vi sinh học cũng được ứng dụng mạnh trong công nghiệp, nhờ đó quá trình chưng cất trở lên hoàn thiện hơn và làm ra các loại rượu mạnh hơn và tinh khiết hơn. Việc sản xuất các loại rượu mạnh như Gin, Brandy, Sambuca chỉ được bắt đầu trong khoảng một nghìn năm trở lại đây. Đức, Bỉ và Anh nhanh chóng mở rộng sản xuất bia rượu thành một nghành riêng biệt. Mỗi quốc gia phát triển một loại sản phẩm truyền thống riêng và gắn liền với quốc gia đó như: Vodka của Nga, Whisky của Scotland, Tequila của Mexico, người Hi Lạp có Ouzo, người Ý có Strega và Sambuca,…

 

Cũng bắt đầu từ đó, sản xuất bia rượu đã trở thành một ngành công nghiệp thực thụ, đa dạng trong sản phẩm và tiến bộ dần về công nghệ. Kéo theo đó là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận trải khắp từ châu Âu sang các nước thuộc đia. Như một hậu quả dĩ nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó thì mức độ tiêu thụ cũng liên tiếp được nâng lên, điều đó kết hợp với độ mạnh của rượu cũng được nâng cao đã để lại nhiều hậu quả rõ rệt cho xã hội và sức khỏe loài người. Vì vậy, song song với tiến trình đó, những đạo luật nhằm quản lý sản xuất và tiêu thụ rượu bia cũng được ra đời rất sớm và song song tồn tại tới nay.Cụ thể với Hoa Kì, là nước tiêu thụ cũng như sản xuất lớn trong thời thuộc địa cũng như nội chiến, đạo luật hạn chế đầu tiên đã được ban hành tại bang Maine năm 1851, sau đó mở rộng ra 12 bang khác. Tiếp đó, 18 năm sau, ủy ban hạn chế của nhà nước cũng ra đời nhằm thực hiện các hoạt động quản lý hiệu quả hơn.

Các bài viết khác

Xem thêm

Tài xế uống 4 lon bia: “CSGT phạt 7 triệu đồng tôi lấy gì đóng”

Sau khi bị Đội CSGT Tân Sơn Nhất kiểm tra có nồng độ cồn kịch khung, nam tài xế không hợp tác với lực lượng chức năng mà liên tục gọi điện thoại nhờ người can thiệp bỏ qua lỗi vi phạm.

Uống có văn hóa, văn minh trong dịp nghỉ Lễ

Năm nay, dịp lễ Quốc khánh 2-9 được nghỉ 4 ngày liền nên hầu như ai đi làm ăn, công tác xa cũng về quê để nghỉ ngơi, gặp mặt gia đình, bạn bè. Nhiều người cảm nhận dịp nghỉ lễ năm nay như thế nghỉ Tết Nguyên đán vì có nhiều thời gian thăm hỏi nội, ngoại, cùng nhau làm cỗ cúng ông bà, tổ tiên.

Văn hóa uống trong thành ngữ, tục ngữ thơ ca

Ở Việt Nam và thế giới, rượu bia là thứ đồ uống không thể thiếu trong các dịp vui như lễ tết, cưới xin, mừng thọ, mừng nhà mới...

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.