Thuế Tiêu thụ đặc biệt và những vấn đề cần quan tâm trong bối cảnh khó khăn hiện nay  

02/03/2024 - 09:09 AM
145 lượt xem
Cỡ chữ

Xung quanh vấn đề xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu, doanh nghiệp, hiệp hội, báo chí và người tiêu dùng đã có những ý kiến, đề xuất, phản ánh vì đây là một trong những dự luật tác động lớn tới doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Mới đây, Chính phủ cơ bản thống nhất nội dung đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) của Bộ Tài chính, trong đó chưa bổ sung nội dung mới về phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với mặt hàng rượu, bia...

 

 

Chính phủ thống nhất chưa bổ sung cách tính thuế hỗn hợp với rượu, bia

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 25/NQ-CP về đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Theo đó, Chính phủ cơ bản thống nhất với nội dung tiếp thu, giải trình, chỉnh lý hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại Tờ trình ngày 6.2.2024 của Bộ Tài chính và hồ sơ liên quan kèm theo. Cụ thể, Chính phủ thống nhất chưa bổ sung vào Chính sách 5 của đề nghị xây dựng luật nội dung mới về phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với mặt hàng rượu, bia bảo đảm phù hợp với Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ và cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 

 

 

Về tiến độ trình dự án luật, nghị quyết nêu rõ, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5.2024. Sau đó, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án luật tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10.2024 và thông qua dự án luật tại kỳ họp thứ 9, tháng 5.2025.

Chính phủ giao Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật và gửi Bộ Tư pháp tiến hành các thủ tục trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

 

 

 

Trước đó, một trong những quy định khiến giới kinh doanh và các chuyên gia băn khoăn trong đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) lần này là việc có nên bổ sung phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp hay không. Theo các chuyên gia, tính thuế tương đối, tuyệt đối hay hỗn hợp là các phương pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Trong đó, phương pháp tính thuế tuyệt đối có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, nhiều quốc gia đã áp dụng nhằm hạn chế sản xuất, tiêu dùng đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là không bắt kịp được sự biến động của giá cả khi có lạm phát hoặc giảm phát.

Mặt khác, hiện chúng ta chưa áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp hay tuyệt đối với mặt hàng rượu, bia nên ưu điểm của cách này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, chứ thực tiễn chưa chứng minh được. Nếu áp dụng mức thuế tuyệt đối trên số lít sản phẩm, giá của các dòng cao cấp sẽ lợi hơn, trong khi giá của dòng phổ thông (doanh nghiệp Việt chiếm phần lớn) sẽ bị đẩy lên do đó sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất bia thương hiệu Việt.

 

Căn cứ vào thực tế việc áp thuế theo phương án hỗn hợp là chưa phù hợp

 

Theo TS Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính), thị trường bia Việt Nam đang có chênh lệch lớn giữa giá bán sản phẩm bình dân và phân khúc giá cao. Nếu áp dụng mức thuế tuyệt đối trên số lít sản phẩm, giá của các dòng cao cấp sẽ lợi hơn, trong khi giá của dòng phổ thông (doanh nghiệp Việt chiếm phần lớn) sẽ bị đẩy lên. Do đó sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất bia thương hiệu Việt.

Chuyên gia đặt câu hỏi, một lít bia của thương hiệu cao cấp tính thuế 10.000 đồng, một lít bia hơi cũng đánh 10.000 đồng thì chúng ta hình dung xem người tiêu dùng có chấp nhận cốc bia ta đang uống cộng thêm 10.000 đồng tiền thuế là 20.000 đồng không? Theo tính toán của chuyên gia, với phương án hỗn hợp thì thuế tiêu thụ đặc biệt của sản phẩm bia cao cấp sẽ tăng từ 65% lên 75%. Trong khi đó, bia bình dân hiện nay đang là 65% sẽ tăng lên 85%. Như vậy, người tiêu dùng có thu nhập thấp lại chịu thuế lớn hơn người có thu nhập cao.

TS Nguyễn Văn Phụng cho rằng, trong điều kiện hiện nay, chúng ta áp thuế theo phương án hỗn hợp là chưa phù hợp. Nếu thay đổi phương pháp tính thuế mà gây nên sự xáo trộn, mang lại thu nhập nhãn hàng Việt Nam ít đi, nhãn hàng nước ngoài lại cao lên thì phải hết sức cân nhắc. Phương pháp tính thuế nào là sự lựa chọn của mỗi quốc gia, sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Việc lựa chọn các phương án sẽ do Quốc hội quyết định trên cơ sở lắng nghe ý kiến của người dân và bài toán cân đối giữa sản xuất - tiêu dùng, trước mắt - lâu dài, hiện tại - tương lai"...

Trên cơ sở đó, TS Nguyễn Văn Phụng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng phương pháp tính thuế truyền thống (tương đối) theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán thì sẽ hợp lý, hiệu quả và thiết thực hơn cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cũng cho rằng, trên thị trường Việt Nam hiện nay có sự chênh lệch giá bán rất lớn giữa dòng sản phẩm cao cấp, bình dân và phổ thông. Do đó, việc áp dụng thêm mức thuế tuyệt đối tạo sự mất công bằng lớn trong ngành bia Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp trong ngành phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt nhiều hơn, bị mất lợi thế cạnh tranh... Chính sự mất công bằng vô lý này sẽ làm cho các doanh nghiệp ngành bia Việt Nam lâm vào cảnh thua lỗ, dẫn tới phá sản và không còn động lực đầu tư...

Ông Hải đặt câu hỏi, chúng ta có nên ban hành một chính sách mà vô tình chỉ làm lợi cho một doanh nghiệp mà thiệt hại cho cả ngành sản xuất bia thương hiệu Việt và thiệt hại cho cả ngân sách Nhà nước, người tiêu dùng hay không. Vì vậy, theo ông Hải, xét theo thực tiễn thì tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp tương đối là khả thi nhất, đơn giản và công bằng nhất.

Một số Đại biểu Quốc hội nhất trí với phương án giữ nguyên phương pháp tính thuế hiện tại và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng thì cần hạn chế điều chỉnh những chính sách tác động mạnh tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, ông cho rằng lúc này Nhà nước cần giữ nguyên cách tính thuế hiện tại và tăng theo lộ trình.

Có Đại biểu cho rằng, việc bổ sung thêm một mức thuế tuyệt đối với mặt hàng rượu, bia là không công bằng với tất cả các doanh nghiệp trong ngành. Mỗi doanh nghiệp đều có năng lực sản xuất kinh doanh, thị trường khác nhau và giá bán sản phẩm cũng không giống nhau vì thế không thể áp chung một mức thuế như nhau, sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng, không công bằng. Do vậy cần có cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt hợp lý để đảm bảo tính cạnh tranh và công bằng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty sản xuất bia ở phân khúc thấp, bình dân sẽ chịu ảnh hưởng rất nặng nề nếu theo phương án 2.

 

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, chưa nên tăng thuế TTĐB 

 

Theo Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Thịnh - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, thuế là một trong những chính sách rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên phải đảm bảo nguyên tắc công bằng cho tất cả doanh nghiệp, không phân biệt lớn nhỏ.

Vì vậy, ông Thịnh đề nghị cân nhắc lựa chọn áp dụng phương pháp tính thuế, cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng về những điều kiện cần và đủ, phân tích rõ và đánh giá bài toán lợi ích và chi phí để đề xuất áp dụng phương pháp tính thuế phù hợp nhất trong từng giai đoạn phát triển.

 

 

 

 

Theo Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Thịnh, chúng ta cần đánh giá rõ hơn phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay có gì chưa tốt với mục tiêu cần đạt được là hạn chế sử dụng bia rượu và đảm bảo được môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu chính sách thuế mới không hướng đến được các mục tiêu đó thì cần cân nhắc việc thay đổi phương pháp. Để hướng đến mục tiêu hạn chế sử dụng bia, rượu thì nên điều chỉnh tỷ lệ phần trăm tính thuế và các biện pháp quản lý Nhà nước khác về xử lý người sử dụng rượu, bia không đảm bảo độ tuổi, tham gia giao thông chứ cũng không nên lấy nguyên nhân đó làm lý do chính để tăng thuế, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phương án nào tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong ngành bia thì chúng ta cần được ưu tiên...

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp bị tác động nặng nề bởi hậu quả của đại dịch COVID-19 khiến doanh thu và lợi nhuận ngành bia sụt giảm mạnh, Chính phủ chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong giai đoạn này. Hiện nay, trong bối cảnh các doanh nghiệp nói chung, ngành bia nói riêng còn nhiều khó khăn, vì thế để họ ổn định sản xuất kinh doanh thì năm 2024 chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt...

Theo thống kê mới đây cho thấy, doanh thu ngành Bia sụt giảm mạnh khoảng 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế lao dốc giảm hơn 23%... Các doanh nghiệp ngành Bia cũng như các thương hiệu lớn đều ghi nhận sụt giảm mạnh doanh thu và lợi nhuận do tác động của chính sách hạn chế đồ uống có cồn, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu... Ghi nhận tại nhiều nhà hàng, quán bia ở Hà Nội, ngay cả buổi tối và ngày cuối tuần khách đến cũng rất vắng, cả tầng 1 nhà hàng Bia Hải Xồm chỉ có 5 bàn có khách, còn các bàn khác đều trống. Lên tầng 2 của nhà hàng không thấy bóng khách nào, hàng chục bàn ghế  Nhân viên, quản lý nhà hàng đều than phiền vì lượng khách sụt giảm tới 2/3 so với trước đây, tâm lý nhiều người là ngại đến nhà hàng ăn uống vì sợ bị phạt nồng độ cồn. Việc vắng khách đến ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ bia mà còn kéo theo các thực phẩm, nông sản cũng không tiêu thụ được vì ăn và uống luôn song hành với nhau. Sụt giảm doanh thu nhưng nhà hàng vẫn phải lo trả lương cho nhân viên, tiền thuê nhà hàng...

Thực tế khó khăn là hiện hữu, nếu kéo dài thời gian khó khăn như hiện nay thì không chỉ có ngành Bia - Rượu khốn đốn mà nhiều lĩnh vực liên quan như nông sản, hải sản, dịch vụ, việc làm... cũng sẽ bị tác động lớn, ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm của người lao động. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, cần có chính sách hỗ trợ, các giải pháp phù hợp với thực tế để các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, trong đó có đồ uống, dịch vụ, nhà hàng có điều kiện phục hồi, phát triển kinh tế...

Văn Minh (tổng hợp)

Các bài viết khác

Xem thêm

Thừa dinh dưỡng và thiếu vận động là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

​​​​​​​Theo kết quả khảo sát ở Hà Nội, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ở nội thành cao hơn ngoại thành nguyên nhân do thừa dinh dưỡng và thiếu vận động. Làm gì để học sinh có thể trạng tốt, hạn chế thừa cân béo phì là những nội dung được nhiều báo đài cũng như công chúng quan tâm.

Cần những chính sách vừa hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội vừa giải quyết bệnh không lây nhiễm hiệu quả

Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống” nhằm chỉ ra những nguyên nhân phát sinh, cũng như đề ra những khuyến nghị, giải pháp tầm soát các căn bệnh này.

Kỳ 2: Uống bia và nỗi lo phấp phỏng nồng độ cồn

Câu hỏi “Mất bao lâu để nồng độ cồn về 0, để có thể tham gia giao thông?” có lẽ là câu hỏi được tra cứu trên google của không phải ít người trong thời gian vừa qua.

KỲ 1: Nhà hàng, hộ kinh doanh bia khốn đốn - cần chính sách hài hòa các mục tiêu vì sự phát triển bền vững  

​​​​​​​Trong mấy năm gần đây, nhất là từ dịp Tết Nguyên đán 2024 đến nay, các đại lý, cửa hàng, quán bia rơi vào cảnh khốn đốn, kinh doanh ảm đạm, nhà hàng vắng khách, cắt giảm nhân viên, kéo theo đó là các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng bị ảnh hưởng.

'Uống cốc bia hôm trước, sáng nay vẫn bị phạt nồng độ cồn thì vô lý'

Đại biểu Quốc hội ủng hộ nguyên tắc đã uống rượu, bia thì không lái xe, nhưng 'uống ngày trước đến sáng nay vẫn còn nồng độ cồn, nếu bị CSGT phạt thì vô lý'.

Xem xét bổ sung, sửa đổi quy định về an toàn thực phẩm theo hướng thúc đẩy an toàn kinh doanh

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm - từng được coi là ví dụ điển hình về cải cách của môi trường kinh doanh - đã đến lúc cần được nghiên cứu, hoàn thiện để có thể áp dụng vào thực tế các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thực phẩm.

2 phương án về nồng độ cồn - cần căn cứ vào thực tế và ý kiến dư luận

​​​​​​​Trong những ngày trung tuần tháng 3 vừa qua, nhiều báo, tạp chí đã phản ánh về 2 phương án về nồng độ cồn. Theo đó, sáng 15/3, tiếp tục Phiên họp 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có quy định về nồng độ cồn khi lái xe. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm phản ánh trong những ngày qua.

Kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành đồ uống

​​​​​​​Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành Đồ uống đang đối mặt khiến doanh thu sụt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2023 và dự báo còn tiếp tục kéo dài, những ngày qua, các cơ quan báo chí đã đồng loạt phản ánh và truyền đi thông điệp là những kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm giúp ngành đồ uống phục hồi kinh tế và tiếp tục đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.