Văn hóa uống qua lăng kính của các nhà sử học, nhà văn, nhà báo...

01/07/2023 - 02:30 PM
131 lượt xem
Cỡ chữ

Với sự tham gia của các nhà văn hóa, chuyên gia kinh tế, pháp luật, ngôn ngữ, xã hội học và lĩnh vực đồ uống cùng sự đồng hành của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO), Hội thảo “Văn hóa uống và trách nhiệm với cộng đồng” do Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức đã thành công tốt đẹp. Đã có nhiều ý kiến, tham luận được đưa ra tại Hội thảo với mong muốn lan tỏa thông điệp “uống có văn hóa, trách nhiệm” tới cộng đồng.

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Cùng với thức ăn, đồ uống là lĩnh vực quan trọng đối với đời sống con người và tạo nên những tập quán văn hoá đôi khi còn hệ trọng hơn cả giá trị dinh dưỡng trong những cộng đồng khá đa dạng giữa các vùng miền của một quốc gia đa sắc tộc và văn hoá. Uống không chỉ coi đơn giản là hành vi đưa một chất lỏng vào trong cơ thể qua con đường tiêu hoá để đáp ứng một nhu cầu sống tối quan trọng của con người. Uống còn là phương thức giao tiếp và ứng xử của con người trong cộng đồng.

Với những thức uống có độ cồn, gọi chung là rượu, là sản phẩm phổ biến đến mức độ đã trở thành một nhu cầu gắn với xã hội loài người. Không dân tộc nào là không có, nó góp phần tạo ra sự thăng hoa, kích thích sáng tạo... và là thành tố tạo nên những nét văn hóa ẩm thực riêng của một dân tộc.

Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, văn hóa uống cũng rất quan trọng. Vấn đề này thậm chí từng được đưa ra thảo luận tại Quốc hội, nhằm kiểm soát, nâng cao văn hóa uống, xây dựng trách nhiệm tới người tiêu dùng, góp phần thay đổi hành vi, tránh lạm dụng, chấp hành tốt quy định “đã uống rượu, bia thì không lái xe”, hạn chế được tình trạng tai nạn giao thông và các hệ lụy trong gia đình, xã hội.

Nhà báo Hồ Quang Lợi - nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo việt Nam

 Việc uống gắn liền với phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa và uống có văn hóa là điều mà chúng ta mong muốn hướng tới. Với thị trường rộng lớn của Việt Nam (gần 100 triệu dân), nhu cầu uống hàng ngày là rất lớn, bao gồm đồ uống có cồn và không cồn. Chúng ta cần uống làm sao để tăng cường sức khỏe và tạo cảm hứng tốt trong cuộc sống, thể hiện giao lưu trong xã hội. Để làm được điều đó, chất lượng các sản phẩm đồ uống phải tốt, phong phú các sản phẩm đối với nhiều đối tượng khác nhau. Chẳng hạn sản xuất đồ uống dành riêng cho người cao tuổi, người trẻ và nước giải khát, sữa cho trẻ em để bắt nhịp nhu cầu xã hội. Theo nhịp sống chuyển động của xã hội thì nhu cầu đó không đứng yên mà luôn luôn thay đổi.

Việc uống và uống có trách nhiệm là một vấn đề đang được xã hội quan tâm. Nhìn ra cộng đồng và nhìn vào các gia đình, có nhiều nơi, việc uống rất tốt, rất đẹp nhưng vẫn còn nhiều nơi uống chưa văn hóa, văn minh và để xảy ra nhiều điều phiền toái do lạm dụng đồ uống có cồn. Do đó, việc Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Hội thảo “Văn hóa uống và trách nhiệm với cộng đồng” là một hoạt động thực sự có ý nghĩa với văn hóa, xã hội. Để làm sao từ việc uống chúng ta cùng nhau góp phần xây dựng nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội.

PGS.TS. Nguyễn Toàn Thắng - Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về khoa học công nghệ, với tiềm năng to lớn về khoa học kỹ thuật chế biến thức uống, Ngành Đồ uống nước ta có thể tiếp tục sáng tạo những thương hiệu sản phẩm mới về bia, rượu, nước giải khát, nước uống tinh khiết đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, đảm bảo chất lượng của thức uống, bảo vệ thương hiệu của Ngành, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Ngành Đồ uống Việt Nam đã và đang đảm nhiệm sứ mệnh quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hướng tới giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong cả nước.

Trên thực tế, khi người tiêu dùng biết cách sử dụng đồ uống một cách thông minh và hợp lý sẽ mang lại giá trị tốt cho sức khỏe, thậm chí có loại đồ uống còn là bài thuốc dân gian chữa bệnh cho con người. Do đó, cần trang bị những kỹ năng và thái độ sử dụng đồ uống một cách có trách nhiệm, chuẩn mực, đúng với nghi thức văn hóa ứng xử khi sử dụng các loại đồ uống, góp phần xây dựng văn hóa uống lành mạnh cho xã hội.

Văn hóa ẩm thực nước ta (trong đó có văn hóa uống) chính là mỏ vàng quý giá cần được Ngành Đồ uống tiếp tục khai thác nhiều hơn nữa để vừa phát triển Ngành Đồ uống và văn hóa uống một cách mạnh mẽ, vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của cuộc sống, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần cho con người, đồng thời đây cũng là hoạt động tích cực góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên những tầm cao mới.

PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA)

 Lịch sử đã chứng minh, bia và rượu là một trong các đồ uống lâu đời nhất mà loài người đã tạo ra, có niên đại ít nhất từ thiên niên kỷ 5 trước Công Nguyên, được ghi chép trong các thư tịch cổ Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà. Bia được sử dụng rộng rãi và được phân phối cùng bánh mì thời cổ đại Ai Cập. Ở Châu Âu, bia là loại đồ uống rất phổ biến (được ví như “bánh mì, nước”) và sử dụng rộng rãi như người phương Đông dùng trà.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy những lợi ích đối với sức khoẻ nếu rượu bia được sử dụng hợp lý với mức độ vừa phải và ý thức có trách nhiệm. Nếu uống điều độ, phù hợp với thể trạng, bia có thể mang lại các lợi ích đối với sức khỏe, làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của xã hội. Điều này đã được tổ tiên chúng ta từ xa xưa tin tưởng và niềm tin này đã len lỏi vào các câu ngạn ngữ, ca dao, tục ngữ và đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Thực tế cũng cho thấy, bia rượu gắn liền với đời sống văn hóa của nhiều quốc gia. Nổi tiếng nhất là Lễ hội Bia October Fest diễn ra hàng năm ở thành phố Munich, Bang Bayern, Cộng hòa Liên bang Đức với trên 6 triệu người tham dự. Hay như Lễ hội rượu vang Beaujolais Nouveau Day ở vùng làm rượu vang nổi tiếng hàng đầu nước Pháp cũng được coi là một trong những lễ hội về rượu vang được tổ chức hàng năm lớn nhất thế giới.

Tại Việt Nam, các thương hiệu bia trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đều áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, tự động hóa, cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu tới một số quốc gia trên thế giới... Các thức uống này đã trở thành thương hiệu quốc gia được sử dụng trong các buổi yến tiệc, tiếp đón các nguyên thủ quốc gia, tiếp đón khách quý mà minh chứng gần đây nhất là việc Thủ tướng Úc đã cùng các cộng sự đến quán bia nằm trên phố Đường Thành (Hoàn Kiếm) để thưởng thức bia hơi Hà Nội và bánh mì. Hay trước đó, vào năm 2016, trong chuyến công du tới Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain đã dùng bữa tại một quán bún chả nằm trên đường Lê Văn Hưu cùng bia Hà Nội... Hình ảnh cốc bia hơi, hay chai bia Hà Nội trong những sự kiện trên đã góp phần giới thiệu, quảng bá nét văn hóa ẩm thực của Việt Nam tới đông đảo du khách quốc tế.

PGS.TS Đỗ Minh Cương - Phó viện trưởng Viện Văn hóa Kinh doanh (Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam (VNABC)

Trước hết phải khẳng định rằng rượu, bia là một phát minh, sáng tạo vĩ đại, có giá trị rất lớn của con người. Có nhiều người còn cho rằng tầm quan trọng của phát minh này chỉ đứng sau việc con người tìm ra lửa. Nhiều nghiên cứu và kết quả khảo cổ cho thấy bia được phát minh từ thời kỳ đồ đá cũ cách đây 5 - 6 ngàn năm và đã được tôn sùng như một vị thần hay được bảo trợ bởi thần, được sử dụng như một thứ đồ uống yêu thích trong các xã hội cổ đại ở Ai Cập, Hy Lạp, Trung Hoa, Ấn Độ... Rượu bia cùng với bánh mỳ được coi trọng là món quà thiêng liêng được Đức Chúa Trời ban tặng cho loài người, giúp cho người khỏe mạnh và phát triển về thể chất và tinh thần. Các hoàng đế, vua chúa ở Âu - Á sau đó vẫn coi rượu bia là một vật phẩm quý để ban thưởng cho cấp dưới hoặc làm tặng phẩm, triều cống bang giao… Quốc tửu là một sản phẩm quan trọng bậc nhất trong các quốc yến hoặc các sự kiện mời dự tiệc ngoại giao.

Nhìn xuyên suốt lịch sử và hiện đại như vậy chúng ta sẽ thấy rượu bia từ xưa đến nay đã trở thành một thành phần của phương thức sinh hoạt có tính văn hóa của người Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xã hội đa văn hóa hiện nay, chúng ta cần tổng kết, xây dựng một hệ thống văn bản về văn hóa sử dụng đồ uống có cồn của Việt Nam với các giá trị, chuẩn mực, quy phạm, nguyên tắc thực hiện với mục đích bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, học hỏi những tinh hoa của nhân loại, phát triển mặt tích cực của văn hóa rượu bia, góp phần phát triển các nguồn lực văn hóa trong kinh doanh cũng như trong hoạt động và sinh hoạt cộng đồng của mỗi tổ chức, doanh nghiệp…theo các yêu cầu quá trình hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông

Ở Việt Nam và thế giới, rượu bia là thứ đồ uống không thể thiếu trong các dịp vui như lễ tết, cưới xin, mừng thọ, mừng nhà mới... Trong một khía cạnh nào đó, rượu bia là thứ kích thích sự hưng phấn tạo nên không khí tưng bừng, náo nhiệt cho bữa ăn. Nó cũng là chất xúc tác làm cho bữa ăn trở nên ngon hơn cả về vật chất và tinh thần. Thiếu rượu bia, bữa ăn lắm khi nhạt nhẽo và vô nghĩa. Dân gian có câu “Ăn no uống say” phản ánh sự thỏa mãn của con người trong việc ăn uống mỗi khi có đình đám hội hè. Nhưng dân gian cũng nói “say bét nhè”, “say khướt cỏ bợ” nhằm phê phán việc say quá mức tới chỗ không còn tỉnh táo.

Có thể nói, từ xa xưa, dân tộc ta đã có ý thức về văn hóa uống rất rõ ràng. Uống cho vui, uống để tăng cường sức khỏe chứ không phải uống để trở nên bê tha làm mất đi vẻ đẹp sang trọng của mình. Vì ý thức rõ ràng như thế nên uống rượu hay thưởng trà đều là thú vui tao nhã khi sử dụng đúng lúc, đúng mức độ. Xét về bản chất, rượu là chất men làm đẹp cho cuộc sống, làm tăng sức lực của con người nếu biết dùng nó thích hợp, đúng lúc và đúng chỗ, không quá đà, bừa bãi.

Rượu bia là thứ đồ uống đã trở thành thói quen của đời sống. Để phát huy tính tích cực của nó, chúng ta hãy uống rượu bia sao cho thật văn hóa để làm cho rượu bia trở thành chất xúc tác, tạo cảm hứng lành mạnh trong đời sống hàng ngày của mỗi người.

Thanh Nga (Thực hiện)

Các bài viết khác

Xem thêm

VBA tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024

Ngày 12/1/2024, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai kế hoạch năm 2024, nhằm đánh giá lại những kết quả hoạt động của VBA và các doanh nghiệp (DN) ngành Đồ uống Việt Nam trong năm qua, đồng thời đề ra chương trình hành động trong năm 2024.

Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”

Sáng ngày 27/12, Tạp chí Đồ uống Việt Nam (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam –VBA) tổ chức Tọa đàm “Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp”.

Chia sẻ thông tin ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững

Mới đây, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức chương trình Gặp gỡ, chia sẻ thông tin về ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững. Thông qua cuốn Tài liệu ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển bền vững và Video giới thiệu về ngành, các cơ quan, đại biểu có dịp hiểu hơn về tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như những đóng góp quan trọng của ngành Đồ uống Việt Nam đối với kinh tế - xã hội đất nước.

Bồi dưỡng cách thức xây dựng và ứng dụng công cụ hiện đại nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp trong ngành Đồ uống Việt Nam, trong 2 ngày  23/11 và 24/11/2023, Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam (Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam) phối hợp với Viện Kinh tế và Kinh doanh ASEAN – EBI tổ chức Lớp tập huấn về “Cách thức xây dựng và ứng dụng BSC- KPIs công cụ hiện đại để đánh giá hiệu quả công việc nhằm tối ưu hóa trong doanh nghiệp 4.0”.

VBA phối hợp trong công tác phòng chống hàng giả, chống buôn lậu

Ngày 21/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phối hợp giữa Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia với các hiệp hội, ngành hàng năm 2023 và phương hướng công tác phối hợp trong thời gian tới. Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tham gia và có bài tham luận về những đề xuất kiến nghị công tác phối hợp trong giai đoạn tới đối với lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát.

Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên

Thực hiện Quyết định số 2919-QĐ/ĐUK ngày 29/8/2023 của Đảng Ủy khối Doanh nghiệp Hà Nội về việc kết nạp Đảng viên, ngày 12 tháng 10 năm 2023, Chi bộ I, Đảng bộ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Thu Nga - cán bộ Tạp chí Đồ uống Việt Nam thuộc VBA.

TIN BUỒN

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam và Tạp chí Đồ uống Việt Nam thông báo Tin buồn:

Cần có giải pháp phù hợp để doanh nghiệp đồ uống phục hồi và phát triển

Ngày 19/9/2023, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 81/CV-VBA gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo tình hình khó khăn của ngành đồ uống.

VBA khảo sát đánh giá của doanh nghiệp hội viên đối với hoạt động của Hiệp hội

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức khảo sát đánh giá của doanh nghiệp đối với các hoạt động của Hiệp hội để từ đó có cơ sở phân tích, cải thiện chất lượng hoạt động của Hiệp hội và có các hỗ trợ tốt nhất tới các doanh nghiệp hội viên.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.