Câu chuyện về trà trầm và văn hóa trầm hương ở không gian Trầm Kệ

24/07/2023 - 03:56 PM
206 lượt xem
Cỡ chữ

Có một nhà báo không chỉ yêu thích văn chương, thơ nhạc, tâm hồn bay bổng mà còn là một người yêu trầm hương như yêu mạch máu của chính mình. Đó là chữ duyên đến với trầm hương mà không phải ai cũng có được. Có lẽ, cái chất của “dân Văn” (anh tốt nghiệp ngành Văn học), của người có tâm hồn đẹp đã thôi thúc anh làm một việc gì đó có giá trị cho đời, nhất là giá trị văn hóa và kinh tế. Sự ra đời của thương hiệu Trầm hương Trầm Kệ dường như là sự hội tụ của tất cả những yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Người mà chúng tôi muốn nói đến là Nhà báo Đức Kế - Founder Trầm hương Trầm Kệ.

Nhà báo Đức Kế - Founder Trầm hương Trầm Kệ

Câu chuyện chữ “duyên” bên ấm trà trầm

Tôi và Nhà báo Đức Kế có điểm chung là cùng học ngành Ngữ Văn (Kế học sau tôi 3 năm, K43 Văn học), anh em biết nhau từ thời chen chân xếp hàng vào Thư viện KTX Mễ Trì để đọc sách. Cả hai đều có tâm hồn lãng mạn, yêu cái đẹp nhưng lại rất thực tế, đời thường; cùng gắn bó với nghề báo với những con chữ. Song, Nhà báo Đức Kế có điểm khác đó là niềm yêu thích trầm hương và kinh doanh các dòng sản phẩm trầm hương với thương hiệu Trầm hương Trầm Kệ. Chúng tôi hẹn gặp nhau trong một buổi sáng trung tuần tháng 7 khi ánh nắng mùa hè còn chói chang, không gian Trầm hương Trầm Kệ ở C8, TT15 Khu đô thị Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội) hiện lên trước mắt tôi với câu “Không gian trà Trầm Kệ”, bên cạnh là hai câu ca dao “Cao Ly sâm tốt mấy cũng chẳng màng/Trầm hương mất vị, bạc ngàn khó mua”. 

Bên ấm trà trầm, nhà báo Đức Kế chia sẻ mình biết đến trầm hương khoảng 15 năm nay, nhưng thực sự kinh doanh mặt hàng văn hóa độc đáo này khoảng 8 năm trở lại đây. Thời gian gần đây, tôi quan tâm nghiên cứu và sản xuất thêm sản phẩm trà trầm, đây là loại trà chỉ có ở Việt Nam, uống rất thơm, mát, có thể dùng như là nước uống hàng ngày. Trong không gian Trầm Kệ có hình ảnh và câu triết lý của Nhà báo Đức Kế - Người sáng lập Thương hiệu Trầm Kệ viết: “Trầm Hương sinh ra từ quá trình đớn đau, nghiệt ngã; dâng cho đời thức hương cao quý mà giản dị. Trầm Hương được mệnh danh là “Thiên Mộc” (Cây của Trời), “Linh Mộc” (Cây Linh thiêng), là linh khí của Trời - Đất. Thật đáng trân trọng lắm thay!”... Trong không gian Trầm Kệ có nền màu vàng cam, chúng tôi ấn tượng với những câu thư pháp theo ý tưởng Đức Kế và được người bạn học là một nhà thư pháp khá nổi tiếng Thiền Phong viết. Chữ “Bát Nhã Hương” có nghĩa là hương của trí tuệ, bên cạnh đó là chữ “Thiên Hương” (hương của Trời), cùng với đó là chữ Thiền, chữ Dư khánh (có nghĩa là nhiều niềm vui, trong câu “Tích thiện Dư khánh” có nghĩa là làm nhiều việc thiện, việc tốt sẽ có nhiều niềm vui mà Nhà thư pháp Hoài An đã tặng)... Nhiều người bạn cứ nghĩ tên Thương hiệu Trầm Kệ có nghĩa là Trầm Kế nhưng không phải, ông chủ của Thương hiệu này đã giải thích nghĩa của Trầm Kệ như sau: Trầm có nghĩa là Trầm Hương, còn Kệ có nghĩa là buông bỏ. Trong Kinh Phật, Kệ là cảnh giới, trong kinh doanh, tôi luôn lấy Phật Giáo làm triết lý kinh doanh.

Theo Nhà báo Đức Kế, hiện nay chỉ Việt Nam mới có trà trầm, với 2 loại là trà trầm làm từ lá của cây dó bầu và trà thông thường ướp hương trầm. Có nhiều loại cây dó bầu, trong đó có 4-5 loại dó bầu tạo ra trầm hương. Trà làm từ lá của cây dó bầu rất đặc biệt, tôi đã nghiên cứu và sản xuất sản phẩm trà trầm từ mấy năm gần đây. Lá cây dó bầu được khai thác trong 5-7 ngày sau khi ra lá, nếu để quá ngày sẽ không dùng được vì bị chát, lá non quá cũng không dùng được. Vì vậy, người trồng phải theo dõi khi lá cây dó bầu được 5-7 ngày thì hái. Cây dó bầu rất cao, giòn dễ gẫy nên việc hái được lá của nó cũng rất khó khăn, vất vả, phải bắc thang cao để hái.

 
 

 Theo ông chủ Trầm Kệ thì hiện có các loại trầm như trầm cảnh để trưng bày ở chùa đền, phòng thờ, phòng khách, bàn làm việc; Trầm trang sức gồm các loại vòng, nhẫn, dây chuyền; Trầm thưởng hương, thờ cúng (nhang có tăm, nhang không tăm, bột, nụ, dăm; Tinh dầu trầm hương...). Hiện, có khoảng 500 mẫu trầm các loại tại không gian Trầm Kệ. Mùa thu, mùa đông, mùa xuân người ta thường đốt trầm bên cạnh bàn trà để thưởng hương trầm, giúp cho buổi đàm đạo bên ấm trà thêm ấm cúng, thi vị.

Chia sẻ về mối lương duyên đến với Trầm Hương, nhà báo Đức Kế - Founder Trầm hương Trầm Kệ bày tỏ: “Tôi vô cùng may mắn khi được gắn bó với nghề báo, được đi nhiều, tìm hiểu nhiều giúp tôi học hỏi được nhiều thứ. Tốt nghiệp chuyên Ngành Văn học, nhưng khi làm nghề tôi lại được giao viết về mảng kinh tế, nên tư duy về kinh tế và văn hóa trong tôi hình thành khá sớm. Mối lương duyên đặc biệt với với trầm hương cũng bắt đầu từ đó. Tôi đặt câu hỏi tại sao từ xa xưa, các cụ đã yêu thích trầm hương đến vậy, điều đó thể hiện trong các cuốn sách cổ từ hàng ngàn năm trước, từ đó tôi tìm hiểu mới biết là mùi thơm của trầm không giống như các loại gỗ thơm khác, có cái đặc biệt của nó. Quá trình thành trầm cũng rất đặc biệt, khi cây dó bầu bị thương, bị gãy thì tiết ra nhựa để hàn gắn vết thương. Không phải cây dó bầu nào cũng có trầm, hàng nghìn cây dó bầu mới có cây có trầm. Điều đặc biệt là năng lượng của trầm hương rất lớn và đã được khoa học chứng minh; trầm còn có nhiều tác dụng trong Đông y và đặc biệt là nó rất hiếm, trầm chỉ có ở một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Nam Á, nhờ có khí hậu, thổ nhưỡng tốt, điều đó rất quan trọng để cây dó bầu tạo ra trầm. Tôi đã từng nhiều lần vào Quảng Nam để viết bài về trầm, có dịp gặp gỡ nhiều phu trầm ngày xưa...

Người sáng lập Thương hiệu Trầm Kệ cho biết: Trong lúc mọi người đang đổ dồn đi mua bất động sản, thì tôi lại dành thời gian đi các nơi để mua lại trầm, thu gom, mua để đấy, đồng thời tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về giá trị của trầm hương, giá trị của nó không tính được bằng tiền... Hiện nay, trầm quý không còn nhiều, ví dụ như trầm chìm giờ rất có giá trị. Bình thường gỗ dó bầu mỏng dễ nổi nhưng khi có lượng trầm lớn nặng hơn nước thì nó chìm, hiện trầm chìm rất hiếm, có tiền cũng khó mua được, có cái vòng chìm đeo tay với giá 500 triệu đồng, thậm chí vài ba tỷ đồng... Nếu xét về kinh tế thì Trầm Hương của Việt Nam có giá trị rất lớn, được nhiều khách nước ngoài yêu thích, có thể nói là số 1 thế giới. Cây dó bầu sinh trầm hương phân bổ chủ yếu ở các nước Đông Nam Á và một vài nước Nam Á, như: Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia, Philippines… trong đó, trầm hương Việt Nam được xem là tốt và đắt nhất thế giới.

 Tuy nhiên, việc trồng cây dó bầu để có trầm hiện nay còn manh mún, chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nếu quan tâm hơn sẽ có cơ hội phát triển. Khi kinh doanh trầm hương, chúng tôi đặt giá trị văn hóa lên cao hơn giá trị kinh tế, qua trầm hương chúng tôi có dịp tìm hiểu về bề dày lịch sử Việt Nam gắn bó với trầm hương ra sao, gắn với từng triều đại trong lịch sử. Thời Triều Nguyễn đã từng xuất khẩu trầm hương sang châu Âu, khai thác một cách khoa học, không khai thác tận diệt như bây giờ. Ngày xưa người dân chỉ dùng trầm hương để thờ cúng, sau này do không kiểm soát được nên có tình trạng trầm hương giả, hương liệu hóa chất ảnh hưởng đến những người làm ăn chân chính...

Trầm hương từ xưa đã được sử dụng trong thờ cúng, hay các đại lễ của một số tôn giáo, trầm hương tích tụ được linh khí của trời đất, cây dó bầu vốn mềm nên dễ bị gẫy, từ đó sinh ra trầm hương, không phải cây dó bầu nào gãy cũng sinh ra trầm, nó phụ thuộc vào khí hậu, thổ nhưỡng, có những cây dó bầu bị đổ xuống đất dần dần sinh ra trầm hương (còn gọi là trầm rục). Trầm Hương còn có giá trị về phong thủy, trầm hương có nhiều năng lượng, cầu sức khỏe, công danh sự nghiệp.

Từ lâu trầm hương được nhiều người nghe tới, tuy nhiên để hiểu rõ về trầm hương thì không phải ai cũng hiểu rõ. Theo dân gian xưa, hương trời bay theo gió rồi rơi vào vết thương trên cây dó bầu, hòa cùng vào nhựa chảy ra, theo thời gian kết tinh tạo thành trầm hương. Trong sách Y lý Triều Nguyễn có đoạn viết về trầm hương: “…thụ thiên địa chi khí”, nghĩa là trầm hương là kết tinh của linh khí trời đất! Còn theo khoa học lý giải, trầm hương là phần nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó bầu, mọc nhiều trong những cánh rừng già của Việt Nam. Khi cây dó bầu bị thương, chất dầu trong cây tụ lại để chống lại sự phá hoại nhiễm bệnh từ bên ngoài. Chất dầu đọng lại đó dần dần biến tính và thành trầm hương, tuỳ theo thời gian hình thành và mức độ nhiễm mà cho ra những khối trầm hương to nhỏ và hình dáng khác nhau. Những cây dó bầu có trầm hương thường bị xơ xác và thân có u, bướu, bị sâu đục, gò mối đóng, hay mảnh bom đạn găm vào…

Con đường trở thành ông chủ Trầm Kệ

Còn nhớ, cách đây 15-16 năm, khi mọi người có xu thế đổ xô đi đầu tư vào bất động sản thì Nhà báo Đức Kế đã gom góp, nhà có bao nhiêu của nả đều tập trung đầu tư vào trầm hương. Nhờ đó, nguồn nguyên liệu trầm hương của anh cũng kha khá, cả trầm nguyên liệu cổ xưa và cả trầm sinh đang trồng trong vườn rừng. Anh cũng là người đầu tiên đưa hàng chục cây dó bầu khủng đã cho trầm hương về trồng trong khu vườn tâm linh Trầm Kệ tại Hòa Lạc (Hà Nội). Nhà báo Đức Kế là một trong những người trẻ ở đất Bắc nổi tiếng về trầm hương, được nhiều người trong giới trầm hương biết đến. Từ yêu thích và đam mê với trầm, nhà báo Đức Kế đã gây dựng cho mình một thương hiệu riêng về trầm hương. Đó là Trầm Kệ, với hệ thống các showroom cùng hàng trăm nhân viên và cộng sự cùng lan toả văn hoá trầm hương tới mọi miền Tổ quốc. Anh cho biết, hiện nay chỉ có khoảng 1% dân số Việt Nam tiếp cận đến trầm hương, tức khoảng 1 triệu người biết đến trầm hương, những người hiểu một cách đầy đủ về trầm chiếm khoảng 0,01%, đặc biệt, những người có thể phân biệt được trầm hương chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Theo Nhà báo Đức Kế, để phân biệt trầm hương, có 4 tiêu chí chính để nhận biết các dòng trầm: thứ nhất là nguồn gốc xuất xứ: tuy nhiên do không thể tiếp cận trực tiếp nên người mua sẽ khó mà biết chính xác được; thứ hai là đường vân: xấu hay đẹp, ăn ngang hay ăn dọc, ăn bông…; thứ ba là lượng dầu: lượng dầu ít hay nhiều, đậm đặc hay không đậm đặc, dầu dẻo hay cứng; thứ tư là mùi hương: đây là tiêu chí quan trọng nhất, nhưng lại quá khó để cảm nhận, phân biệt. Theo các nghiên cứu, mỗi sợi trầm hương tự nhiên chuẩn sẽ có khoảng 176 loại mùi khác nhau. Và với mỗi khứu giác của từng người, chỉ nhận biết được một hoặc một số mùi. Vì vậy, cùng một nhóm người cảm nhận về một sợi trầm hương nhưng mỗi người sẽ lại có cảm nhận khác nhau về mùi.

Đây cũng là điểm đặc biệt của trầm hương và cũng là thách thức trong việc thẩm định trầm hương. Khi đeo trầm, nhiệt độ của cơ thể cùng với trầm hương ở mỗi một người sẽ tạo ra một mùi hương đặc trưng không ai giống ai. Về bản chất, trầm hương đeo càng lâu càng "lên nước", đeo càng lâu càng sẫm bóng; vân gỗ sáng rõ và hương trầm thanh nhẹ, dịu ngọt. Nhiều người gọi đây là hiện tượng “kết duyên trầm” nên người xưa còn có câu: “Đeo trầm 3 năm, trầm dưỡng cả đời” tức là ai đeo trầm mà càng ngày càng đẹp, càng thơm thì được gọi là bén duyên với trầm và trầm sẽ dưỡng người ấy cả đời. Đeo càng lâu, trầm càng gần gũi và tạo ra năng lượng tốt. Nhiều người còn tin rằng, đeo trầm sẽ được an lành, được thuận lợi, hanh thông và trầm sẽ trợ duyên bằng cách tỏa ra mùi hương đặc trưng riêng của mình.

Nói về việc phục vụ khách hàng, ông chủ Trầm Kệ cho biết: “Chúng tôi sẽ phải cố gắng rất rất nhiều thì mới có thể đáp ứng được mong mỏi của quý khách hàng và những “tín đồ” trầm hương. Cái khó nhất khi mở showroom hay cửa hàng về trầm hương không chỉ đòi hỏi nguồn vốn dồi dào mà còn đòi hỏi sự hiểu biết, am hiểu sâu sắc về trầm. Một số người vì lợi nhuận làm cho thị trường trầm hương bị méo mó ít nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến những người làm trầm hương chân chính.

Chia sẻ về tiềm năng phát triển của Trầm hương Việt Nam, nhà báo Đức kế cho biết: Trầm hương Việt Nam được đánh giá là quý và đắt nhất thế giới. Thế nhưng, giá trị thương hiệu trầm hương Việt Nam vẫn chưa thực sự lớn mạnh. Điều tôi nung nấu nhất chính là, cùng mọi người chung sức đưa trầm hương Việt Nam lan tỏa đến hàng triệu người dùng, từ đó xây dựng thương hiệu trầm hương Việt Nam ra thế giới… Với tâm huyết của mình, hy vọng ông chủ Trầm Kệ sẽ góp phần lan toả văn hoá, giá trị của trầm hương đến cộng đồng và đưa trầm hương Việt Nam nâng cao giá trị, phát triển tới thị trường thế giới... 

Nhà báo Đức Kế mong muốn, cần có chính sách phù hợp về trầm hương, hiện cấm khai thác tự nhiên, hiện nay chủ yếu là trồng dó bầu để tạo ra trầm hương, mỗi người kinh doanh và chơi trầm cần có chiến lược của mình, hãy dẹp bỏ những đồ giả, nhái, hương liệu hóa chất rất độc hại cho con người và môi trường, từ đó xây dựng thương hiệu và phát triển các sản phẩm trầm hương một cách lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Chia tay Founder Kệ, chúng tôi còn biết anh còn đang đầu tư cả lĩnh vực du lịch, với thương hiệu Du thuyền – Nhà nổi Đồng Mô, góp phần có thêm dịch vụ du lịch ở Xứ Đoài. Món quà trà trầm và vòng trầm mà anh tặng thật sự ý nghĩa bởi chứa đựng hương vị và văn hóa trầm hương mà anh chia sẻ cho chúng tôi.

Trường Văn

Các bài viết khác

Xem thêm

Bánh tôm Hồ Tây, Bia Trúc Bạch - Tạo nên nét văn hóa ẩm thực thu hút khách du lịch

Không biết có tự bao giờ, bánh tôm Hồ Tây tồn tại mãi với thời gian, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hà Nội. Ngon, lạ, thanh tao, có sức hút với du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với Thủ đô yêu dấu.

Đâu là nguyên nhân của bệnh thừa cân béo phì, câu trả lời từ thực tế...

Qua khảo sát thực tế và hỏi ý kiến phụ huynh cho thấy, tình trạng thừa cân béo phì (TCBP) ở trẻ nhỏ là do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn thừa dinh dưỡng, ăn đồ chiên rán nhiều, lười vận động, chứ không phải do nước giải khát có đường

Đảng bộ VBA, Hội Cựu chiến binh Hiệp hội với hành trình “Về Nguồn” ở Điện Biên, Sơn La

 Hòa trong không khí của cả nước hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), triển khai thực hiện Công văn số 04/CV-TG-CCB ngày 11/1/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội về việc “Tuyên truyền 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1494 - 07/5/2024) nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô và kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), từ ngày 22/4 đến ngày 26/4/2024

Trải nghiệm văn hóa, ẩm thực tại Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024

Với chủ đề "Thăng Long-Hà Nội, Thủ đô quyến rũ", Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25-28/4/2024 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) với nhiều nội dung hấp dẫn.

“Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”và phổ biến các quy định mới về an toàn thực phẩm

Sáng 20/4, tại Hải Dương, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hải Dương với sự hỗ trợ tích cực của Công ty Cổ phần Phát triển Dinh dưỡng Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo

Tại sao trầm cảm lại phổ biến trong cuộc sống hàng ngày?

Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật trên toàn cầu

Ngọt ngào mật hoa dừa

Có một thứ đồ uống của Việt Nam mình rất ngon và bổ dưỡng mà tôi tin chắc nhiều người còn chưa biết. Bạn đã nghe đến mật hoa dừa bao giờ chưa? Đã thử uống chưa?

Du lịch khám phá ẩm thực, đồ uống: Xu hướng được du khách ưa chuộng

Theo khảo sát của một ứng dụng đặt khách sạn nổi tiếng ở Việt Nam ủy thác nghiên cứu với 27.730 khách du lịch ở 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng 1.000 du khách Việt Nam cho thấy, Du lịch khám phá ẩm thực sẽ là một trong những xu hướng được du khách ưa chuộng cho các chuyến du lịch vào năm sau.

Festival Thu Hà Nội năm 2023: Tỏa sáng âm hưởng miền di sản

Với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu”, chương trình “Festival Thu Hà Nội năm 2023” diễn ra từ ngày 29/9-1/10 bao gồm nhiều nội dung phong phú, đặc sắc góp phần tôn vinh hoạt động du lịch, văn hóa, di sản, thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội, mang đến cho du khách và người dân địa phương những trải nghiệm đáng nhớ.

Quảng cáo và mua tạp chí