Đâu là nguyên nhân của bệnh thừa cân béo phì, câu trả lời từ thực tế...

08/07/2024 - 03:04 PM
842 lượt xem
Cỡ chữ

Qua khảo sát thực tế và hỏi ý kiến phụ huynh cho thấy, tình trạng thừa cân béo phì (TCBP) ở trẻ nhỏ là do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn thừa dinh dưỡng, ăn đồ chiên rán nhiều, lười vận động, chứ không phải do nước giải khát có đường. Việc nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và vận động, luyện tập cho phụ huynh học sinh và bản thân mỗi người là rất cần thiết. Chúng tôi xin dẫn ra đây hai trường hợp thực tế nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin và hiểu hơn về câu chuyện thừa cân béo phì.

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp trẻ phòng tránh bệnh thừa cân béo phì

Câu chuyện thứ nhất: Đã thành lệ, mỗi khi hè đến, chị Mai ở Cầu Giấy (Hà Nội) lại đưa các con về quê nội chơi mấy tuần để các cháu thư giãn sau một năm học, một phần vừa tránh xa các thiết bị điện tử, phần quan trọng nữa là để gắn kết với các anh chị em họ ở quê.

Hai cậu con trai nhà chị Mai, bạn 8 tuổi, bạn 14 tuổi hào hứng trước đó cả tuần vì đã hình dung trước những trò chơi sẽ được các anh chị ở quê hướng dẫn chơi cùng. Nào là trò chơi đuổi bắt, thả diều, đá bóng… rồi được đi dỡ khoai, bẻ ngô… vô cùng thú vị. Đúng như dự đoán, ngay khi ba mẹ con tay xách nách mang quần áo và chút quà bước vào sân, mấy anh chị em con bác Hùng, con cô Hoài vốn nhà sát cạnh nhà nội đã ùa ra vây lấy bọn trẻ, giúp bê đồ rồi rủ 2 cậu nhóc đi chơi luôn. Loáng cái, đã thấy tiếng chí chóe nô đùa của mấy anh chị em vang lên giòn dã, mấy cậu bé vốn chỉ quen với bốn bức tường cùng các thiết bị điện tử giờ chạy băng băng, mồ hôi ướt đẫm…

Đến bữa ăn, sau khi mâm cơm thịnh soạn đón các cháu ở Hà Nội lên được dọn ra, bác Hùng đã khệ nệ bê vào một thùng nước ngọt để “cả nhà ăn uống cho ngon miệng” khiến chị Mai không khỏi ái ngại. Bọn trẻ nhao nhao giơ tay: cho cháu, cho con…, còn ông bác vui vẻ “Cứ yên tâm, ai cũng có phần”…  Hai cậu con chị Mai cầm lon nước bác đưa, vừa nhìn các anh chị em sung sướng bật nắp những lon nước mát lịm, vừa dụt dè đưa mắt nhìn mẹ, vì ở nhà chị đã quán triệt không được tự ý sử dụng các loại nước ngọt nếu chưa được mẹ cho phép. Bác Hùng như hiểu ý liền động viên các cháu: “Các chàng trai, mạnh dạn lên chứ! Uống lon nước vào ăn cỗ sẽ ngon miệng hơn đấy! Mà mẹ Mai cũng đừng cấm đoán con quá, các anh chị ở đây bác cho uống suốt mà có sao đâu?”.

Nghe anh Hùng nói vậy, chị Mai nhẹ nhàng nói:

- Bác không biết đấy thôi, người ta vẫn nói uống nước ngọt là một trong những nguyên nhân khiến trẻ béo phì, vì thế em mới không muốn cho các cháu uống...

Người anh lúc này mới ôn tồn nói:

- Chắc thím nghĩ chúng tôi ở quê nên lạc hậu phải không? Các cháu ở đây cũng đang tuổi ăn tuổi lớn nên tôi cũng phải quan tâm tìm hiểu cả đấy. Mà giờ muốn biết thông tin đâu có khó, đài báo, ti vi đưa tin cả ngày, đấy còn chưa nói đến mạng Internet, muốn biết cái gì cũng có. Thím thừa biết nguyên nhân gây bệnh béo phì có nhiều lắm, nào là do chế đồ ăn thừa sinh dưỡng, do thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, rồi chất ngọt từ bánh trái, trà sữa…, nhất là do lười vận động. Trẻ con trên thành phố ngoài giờ lên lớp, về nhà chỉ có bốn bức tường, suốt ngày tivi, điện thoại nên rất dễ béo phì. Chứ như ở quê, chạy nhảy nhiều, rồi còn giúp bố mẹ chăn lợn, chăn gà, làm việc nhà, nghỉ hè còn ra đồng vui chơi, làm ruộng… nên chúng nó hay uống nước ngọt mà không béo phì được! Nói thật, cả xã này mấy nghìn hộ cũng không nhà nào có con bị béo phì thím ạ!  

Chị Mai nghe vậy cũng mỉm cười và thầm thừa nhận lời của anh Hùng có nhiều phần đúng.

Câu chuyện thứ 2: Anh chị Linh, Đức ở Tây Hồ (Hà Nội) sau nhiều năm trông mong đã có được hai bé sinh đôi, nhưng khi mới sinh các bé rất nhỏ, một bé 2,7 kg, còn một bé chỉ được 2,5 kg. Thương các con thể trạng bé, anh chị Linh Đức liền dồn sức để chăm bẵm. Thấy ai giới thiệu loại sữa nào tốt, bổ dưỡng liền tìm mua ngay cho các con dùng, uống theo nhu cầu chứ không hề theo chỉ dịnh dinh dưỡng ghi ngoài bao bì.

Chỉ chưa đầy một tuổi, cả 2 bé đều mũm mĩm, mập mạp, nhìn vô cùng thích mắt. Ngắm 2 con mỗi khi đến lớp luôn nổi trội so với các bạn về chiều cao, cân nặng, anh chị mừng lắm và thầm tự hào vì lúc sinh ra các con nhỏ bé hơn các bạn nhưng giờ đã khác. Duy trì chế độ dinh dưỡng tẩm bổ đến khi 2 bé chuẩn bị bước vào lớp 1, đưa các con đi khám sức khỏe tổng quát, cả 2 vợ chồng chị Linh mới tá hỏa vì bác sĩ thông báo cả 2 bé đều có biểu hiện TCBP. Biết các bé lúc sinh ra rất nhỏ bé, bác sĩ đã thông tin thêm, những trường hợp dinh dưỡng kém ở thời kỳ bào thai sẽ làm tăng nhạ̣y cảm với ảnh hưởng của chế́ độ̣ ăn dư thừa. Những trẻ sơ sinh có cân nặng thấp khi mới sinh đượ̣c sống trong môi trường thự̣c phẩm dồi dào dễ trở thành thấp – béo.

Ngay khi về nhà, vợ chồng anh chị Linh Đức và các con đã bắt tay vào thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, giảm lượng bánh sữa, những đồ ăn chiên rán và tăng lượng rau xanh, sữa chua. Cả 2 bố mẹ động viên và dành thời gian cùng các con tập luyện mỗi ngày như chạy bộ, bơi, đánh cầu lông… Nhờ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và có chế độ tập luyện phù hợp, chỉ một thời gian ngắn, 2 bé đã có số cân nặng hợp lý, việc đi lại, học tập cũng nhanh nhẹn và hoạt bát hơn.

 Hai ví dụ kể trên nằm trong rất nhiều những câu chuyện từ thực tế cuộc sống cho thấy, nước ngọt không phải là nguyên nhân chính gây nên bệnh TCBP. Và chứng bệnh này hoàn toàn có thể khắc phục với một chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý.

Bàn về nguyên nhân gây bệnh TCBP, PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bệnh béo phì là kết quả của một chế́ độ̣ ăn dư thừa vượ̣t quá nhu cầu, lối sống ít vận động, thời gian tĩnh tại nhiều làm ít tiêu hao năng lượ̣ng, hoặc có thể do các bệnh rối loạ̣n chuyển hóa trong cơ thể. “Chưa có nghiên cứu tìm thấy mối liên quan duy nhất của TCBP với đường/ thực phẩm chứa đường. Vào trong cơ thể, các chất protein, glucid đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Vì vậy không nên coi ăn nhiều chất béo hay đường mới gây TCBP”, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm khẳng định. 

Bác sĩ Lâm cũng chia sẻ kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Saiko Shikanail, Vũ Thị Hiền và Shigeru Yamamoto về tiêu thụ đường của trẻ em Việt Nam, Campuchia và Nhật Bản cho thấy, không tìm được mối liên quan giữa đường tiêu thụ và béo phì ở trẻ em ở cả 3 vùng nêu trên. Còn kết quả của nghiên cứu cắt ngang của Viện Dinh dưỡng Quốc gia vào năm 2019 trên học sinh các cấp cho thấy, học sinh thành thị có tỷ lệ TCBP cao hơn nhóm học sinh nông thôn (41,9% với 17,8%) nhưng lại có tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt thường xuyên (≥3 lần/tuần) thấp hơn (lần lượt là 16,1% và 21,6%). Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ em khu vực nông thôn tiêu thụ các sản phẩm có đường khác (bánh kẹo, kem chè …) chiếm 56,4%, cao hơn trẻ ở khu vực thành thị với 51,1%.

“Hiện nay, nhóm TCBP tập trung ở trẻ em khu vực thành thị nơi mà trẻ em ít vận động thể chất và có thời gian tĩnh tại nhiều. Đây là nguyên nhân đáng kể dẫn tới TCBP. Vận động ít, không đủ còn gây ra hội chứng chuyển hóa như béo bụng, rối loạn lipid, tăng huyết áp, kháng insulin”, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết.

Hiện nay, nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều đường và có hàm lượng calories cao như kẹo, bánh, kem, đồ ăn nhanh, sữa, trà sữa... Chưa kể, trong số các loại đồ ăn này có nhiều sản phẩm trôi nổi, ko rõ nguồn gốc được bày bán ở các vỉa hè, cổng trường... rất nguy hại cho sức khỏe.

Thanh Nga

Các bài viết khác

Xem thêm

Bánh tôm Hồ Tây, Bia Trúc Bạch - Tạo nên nét văn hóa ẩm thực thu hút khách du lịch

Không biết có tự bao giờ, bánh tôm Hồ Tây tồn tại mãi với thời gian, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hà Nội. Ngon, lạ, thanh tao, có sức hút với du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với Thủ đô yêu dấu.

Đảng bộ VBA, Hội Cựu chiến binh Hiệp hội với hành trình “Về Nguồn” ở Điện Biên, Sơn La

 Hòa trong không khí của cả nước hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), triển khai thực hiện Công văn số 04/CV-TG-CCB ngày 11/1/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội về việc “Tuyên truyền 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1494 - 07/5/2024) nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô và kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), từ ngày 22/4 đến ngày 26/4/2024

Trải nghiệm văn hóa, ẩm thực tại Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024

Với chủ đề "Thăng Long-Hà Nội, Thủ đô quyến rũ", Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25-28/4/2024 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) với nhiều nội dung hấp dẫn.

“Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”và phổ biến các quy định mới về an toàn thực phẩm

Sáng 20/4, tại Hải Dương, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hải Dương với sự hỗ trợ tích cực của Công ty Cổ phần Phát triển Dinh dưỡng Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo

Tại sao trầm cảm lại phổ biến trong cuộc sống hàng ngày?

Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật trên toàn cầu

Ngọt ngào mật hoa dừa

Có một thứ đồ uống của Việt Nam mình rất ngon và bổ dưỡng mà tôi tin chắc nhiều người còn chưa biết. Bạn đã nghe đến mật hoa dừa bao giờ chưa? Đã thử uống chưa?

Du lịch khám phá ẩm thực, đồ uống: Xu hướng được du khách ưa chuộng

Theo khảo sát của một ứng dụng đặt khách sạn nổi tiếng ở Việt Nam ủy thác nghiên cứu với 27.730 khách du lịch ở 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng 1.000 du khách Việt Nam cho thấy, Du lịch khám phá ẩm thực sẽ là một trong những xu hướng được du khách ưa chuộng cho các chuyến du lịch vào năm sau.

Festival Thu Hà Nội năm 2023: Tỏa sáng âm hưởng miền di sản

Với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu”, chương trình “Festival Thu Hà Nội năm 2023” diễn ra từ ngày 29/9-1/10 bao gồm nhiều nội dung phong phú, đặc sắc góp phần tôn vinh hoạt động du lịch, văn hóa, di sản, thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội, mang đến cho du khách và người dân địa phương những trải nghiệm đáng nhớ.

Trầm cảm ở người cao tuổi: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị

Trầm cảm ở người cao tuổi có nguy hiểm không? Các phương pháp chữa trị cho người cao tuổi bị trầm cảm như thế nào? Tại sao người cao tuổi hay nói chuyện một mình? Đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm

Quảng cáo và mua tạp chí