Đề xuất hoãn tăng thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn

04/04/2023 - 11:39 AM
544 lượt xem
Cỡ chữ

Liên quan tới vấn đề Bộ Tài chính lấy ý kiến xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi), trong đó có nội dung tăng thuế TTĐB đối với sản phẩm đồ uống có cồn, nhà quản lý, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đồ uống đã đề xuất tạm hoãn sửa đổi Luật này bởi tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp cần thời gian để hồi phục.

Không nên điều chỉnh thuế TTĐB khi các doanh nghiệp đang gặp nhiều

khó khăn

          Theo bài viết trên Tạp chí Công Thương ngày 19/3/2023 “Các doanh nghiệp đồ uống đề xuất hoãn tăng thuế tiêu thụ đặc biệt” https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-doanh-nghiep-do-uong-de-xuat-hoan-tang-thue-tieu-thu-dac-biet-103476.htm trích ý kiến lãnh đạo Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết: Xem xét chưa sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ít nhất trong thời gian 2023-2024 để giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phục hồi sau đại dịch; Không bổ sung mặt hàng đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt; Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cần được xem xét, thảo luận và thông qua tại hai Kỳ họp Quốc hội.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần có đánh giá cụ thể, toàn diện về tác động của thay đổi đề xuất, bao gồm các tác động lan tỏa với nền kinh tế, trước khi thay đổi luật. Ngoài những khó khăn chung, về môi trường pháp lý: Từ năm 2003 đến nay, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã 5 lần sửa đổi (vào các năm 2003, 2005, 2008, 2014 và 2016). Sự điều chỉnh liên tục gây bất ổn cho môi trường pháp lý, thể chế và kinh doanh, tác động tiêu cực doanh nghiệp. Thực tiễn cũng cho thấy: Tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt chưa đạt được mục tiêu giảm tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe; Tăng thuế không giải quyết vấn đề rượu bất hợp pháp, chiếm 60 - 70% thị trường, gây thất thoát 751 triệu USD/năm, từ đó, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và kinh doanh hợp pháp; Tăng thuế TTĐB không giúp nuôi dưỡng nguồn thu cho nhà nước. Tóm lại, vấn đề gốc rễ bao gồm rượu phi chính thức gây rủi ro cho sức khỏe và gây thất thu ngân sách lại không được tập trung giải quyết.

Đại diện doanh nghiệp sản xuất bia, ông Bennet Neo - Tổng giám đốc SABECO cho rằng, việc thay đổi thuế hiện hành có thể dẫn đến sự tác động tiêu cực đối với hầu hết các doanh nghiệp trong ngành bia. “Chúng tôi kiến nghị nên hoãn việc tăng các loại thuế cho đến khi chúng ta có được sự phục hồi ổn định hơn và mạnh mẽ hơn, và nên thực hiện việc đánh giá tác động trước khi áp dụng bất kỳ thay đổi nào đối với hệ thống thuế hiện hành”, ông Bennet Neo nêu ý kiến.

Trong bài viết “Sửa Luật thuế tiêu thụ đặc biệt: doanh nghiệp rượu bia xin hoãn 2 năm vì khó khăn” trên Tạp chí điện tử Đầu tư Tài chính ngày 15/3/2023 dẫn nhiều ý kiến ông Đỗ Thái Vương – Trưởng tiểu ban Nước giải khát của VBA, cho hay doanh nghiệp rất chia sẻ với mong muốn của Chính phủ trong việc giải quyết các thách thức về sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại chưa thích hợp để tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, bởi doanh nghiệp đang chịu mức tăng nguyên vật liệu vượt quá khả năng gánh chịu.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ dẫn đến tăng giá sản phẩm bia, có thể khiến người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch sang sử dụng các sản phẩm phi chính thống.

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam kiến nghị xem xét chưa sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ít nhất trong thời gian 2023-2024 để giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phục hồi sau đại dịch.

TS Phạm Tuấn Khải – chuyên gia luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ, cho rằng ban soạn thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) cần có đánh giá tác động xã hội của điều luật kỹ hơn khi được điều chỉnh như việc phản ứng của doanh nghiệp phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

“Trong lộ trình xây dựng luật cần quan tâm yếu tố tác động của luật với người tiêu dùng, với kinh tế và xã hội và không nên làm nóng vội, ảnh hưởng đến người làm chính sách và các doanh nghiệp” – ông Khải nói.

“Dù không muốn nhắc lại nhưng đại dịch Covid-19 đã khiến mọi doanh nghiệp gặp khó khăn, trong đó có ngành nước giải khát, bia, rượu. Doanh nghiệp cần môi trường ổn định về thuế phí để quay trở lại mức tăng trước dịch bệnh, đồng thời thực hiện bền vững hơn trong nộp thuế bền vững cho nhà nước”, ông Vương chia sẻ và cho rằng hạn chế lạm dụng rượu bia, nghiêm cấm tham gia giao thông sau khi uống rượu bia... là các biện pháp hiệu quả hơn trong việc hạn chế nguồn gốc gây tác hại của rượu, bia.

“Bất cứ một Luật nào khi ra đời hoặc sửa đổi đều có những tác động đến xã hội. Cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, các doanh nghiệp đang phục hồi sau dịch và hiện gặp nhiều khó khăn với những tác động từ tình hình thế giới, chi phí sản xuất tăng. Các doanh nghiệp đồ uống cần môi trường chính sách ổn định về thuế, phí để quay lại thời kỳ tăng trưởng như trước dịch”, là thông tin được đề cập trong bản tin Nhịp sống hôm nay “Cần đánh giá tác động của luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đến xã hội http://vovdulich.vn/video/can-danh-gia-tac-dong-cua-luat-thue-tieu-thu-dac-biet-sua-doi-den-xa-hoi-27388.html \ phát trên kênh VOV ngày 16/3/2023.

Hiện mức thuế với bia là 65%, rượu 35- 65% tùy độ cồn dưới hay trên 20 độ. Bộ cho rằng việc tiêu thụ, sử dụng các mặt hàng nhất là rượu, bia tăng nhanh nên cần tăng thuế để kiểm soát. Các doanh nghiệp và chuyên gia cũng đề nghị hoãn tăng thuế này, ít nhất đến năm 2025.

Báo VnExpress trong bài “Các doanh nghiệp kiến nghị không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường” https://vnexpress.net/doanh-nghiep-kien-nghi-khong-danh-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-do-uong-co-duong-4581577.html đã trích dẫn ý kiến của ông Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách (VEPR) và TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu.

Ông Nguyễn Quốc Việt cho rằng, ngành sản xuất đồ uống có tăng trưởng sản xuất nhưng cũng biến động rất lớn trong 5 năm qua. Khi có tác động, như dịch Covid-19, tổn thương ngành này lớn hơn nhiều so với các ngành như thực phẩm, thuốc lá.

Theo ông, tính toán chính sách cần nhìn vào thực trạng, thực tế nền kinh tế. "Nếu tăng thuế suất lúc này, tổng thu ngân sách chưa chắc tăng, ngược lại có thể giảm vì mức thuế quá cao. Tổng cầu trên GDP đang giảm mà tăng thuế sẽ khiến tỷ trọng này đi xuống", ông Việt nói,

Phó Viện trưởng VEPR cho rằng, trong bối cảnh khó khăn chung về sản xuất kinh doanh, chính sách thuế với doanh nghiệp, người dân nên duy trì để tiếp sức và kích cầu tiêu dùng trong nước. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

"Thay vì tăng thu từ tăng thuế nên nuôi dưỡng cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển", Phó Viện trưởng VEPR nêu quan điểm.

Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu, chưa nên thay đổi thuế trong giai đoạn doanh nghiệp khó khăn hiện nay, để có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, đánh giá tác động xã hội và tham vấn kinh nghiệm quốc tế. Ông gợi ý, giai đoạn tiếp theo nhà chức trách nên nghiên cứu chuyển áp dụng thuế hỗn hợp (áp dụng song song cách tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối) từ năm 2026 - giai đoạn kinh tế Việt Nam đạt được khát vọng chuyển sang thu nhập trung bình cao.

Hiện, việc sửa đổi Luật thuế TTĐB vẫn còn nhiều băn khoăn. Báo Quân đội nhân dân ngày 25/3 có bài viết “Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Cần xem xét lộ trình và tính phù hợp” https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/ap-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-do-uong-co-duong-can-xem-xet-lo-trinh-va-tinh-phu-hop-722670. Trong bài nêu ý kiến của ông Đậu Anh Tuấn - Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Một sắc thuế tiêu thụ đặc biệt tốt thì ngoài các mục tiêu trên còn cần tính tới những yếu tố như tính khả thi, tính tuân thủ, cạnh tranh bình đẳng, tính tin cậy, dự báo trước được và phù hợp với thông lệ quốc tế. Ông Đậu Anh Tuấn cũng đặt vấn đề, trong bối cảnh doanh nghiệp đang phục hồi sau đại dịch, việc đưa ra chính sách thuế này có phù hợp với chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân hay không? Lộ trình tăng thuế như thế nào là phù hợp để các doanh nghiệp điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định sản xuất, đóng góp nguồn thu cho NSNN?

Do vậy, các doanh nghiệp mong muốn các cơ quan liên quan sẽ xem xét một cách kỹ lưỡng các đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách thuế dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng một chính sách thuế công bằng vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Kim Anh (Tổng hợp)

Các bài viết khác

Xem thêm

Điểm báo:  Nhiều báo, tạp chí đăng ý kiến của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp về thuế tiêu thụ đặc biệt

Tuần qua, những khó khăn của ngành Đồ uống cũng như các ý kiến góp ý của các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục được các cơ quan báo chí cập nhật, phản ánh nhằm góp tiếng nói giúp ngành đồ uống vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, phục hồi và phát triển kinh tế.

Các báo nói gì về việc Bộ Công an đề xuất hạ thấp mức phạt tiền đối với vi phạm về nồng độ cồn

Thông tin Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền giảm mạnh so với quy định hiện hành về vi phạm nồng độ cồn thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan thông tấn báo chí, dư luận, cũng như cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua. Theo Bộ Công an, việc hạ mức phạt tiền để phù hợp với tính chất, mức độ hành vi vi phạm.

Điểm báo: Đề xuất cân nhắc lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống

Những ngày qua, thông tin Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã thu hút sự quan tâm của công luận, với nhiều ý kiến góp ý. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp có chung nhận định, những sửa đổi này sẽ tác động rất lớn đến các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ...

Dư luận phản ánh ngành Bia liên tiếp gặp khó khăn, có nhà máy phải dừng hoạt động

Thông tin Heineken tạm dừng sản xuất nhà máy tại Quảng Nam do lượng tiêu thụ sụt giảm sau Covid-19 và triển khai Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn đã làm nóng dư luận những ngày qua. Điều này có thể cho thấy sức chống chịu của ngành Bia đã vượt quá giới hạn sau thời gian dài liên tục phải đối diện với hàng loạt khó khăn và rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để doanh nghiệp có thể phục hồi.

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII: Vinh danh 122 tác phẩm báo chí suất sắc

​​​​​​​Tối 21/6/2024 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Từ hơn 1.900 tác phẩm dự thi, Hội đồng chung khảo đã chấm 165 tác phẩm tiêu biểu được chọn từ vòng sơ khảo và quyết định trao 10 giải A, 26 giải B, 45 giải C, 41 giải khuyến khích cho những tác phẩm xuất sắc nhất.

Hiệp hội VATAP tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam

Với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, sáng 19/4, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trang trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4) và trao Bằng khen, chứng nhận và biểu trưng cho các doanh nghiệp tiêu biểu.

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024: Quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch 

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn – 2024 được diễn ra từ ngày 09/4 đến hết ngày 18/4 (tức từ mùng 01/3 đến hết mùng 10/3) tại thành phố Việt Trì, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ.

Kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành đồ uống

​​​​​​​Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành Đồ uống đang đối mặt khiến doanh thu sụt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2023 và dự báo còn tiếp tục kéo dài, những ngày qua, các cơ quan báo chí đã đồng loạt phản ánh và truyền đi thông điệp là những kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm giúp ngành đồ uống phục hồi kinh tế và tiếp tục đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính thực tiễn và khoa học xung quanh vấn đề nồng độ cồn…

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, sáng 10/11/2023, sau khi nghe Tờ trình 2 dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về 2 dự án luật này.

Quảng cáo và mua tạp chí