Tiếp tục “nóng” thông tin Bộ Công An bỏ đề xuất giảm tiền phạt người vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu
Thời gian gần đây, những khó khăn của ngành bia tiếp tục được báo chí quan tâm đề cập. Đặc biệt, thông tin Bộ Công an rút lại đề xuất giảm mức phạt vi phạm nồng độ cồn tối thiểu lại tiếp tục làm nóng dư luận được nhiều cơ quan truyền thông tập trung phản ánh.
Những năm qua, các doanh nghiệp bia rượu đứng trước nhiều thách thức khi sản lượng bán ra sụt giảm do chính sách và nhu cầu thị trường thay đổi. Vấn đề này đã được nhiều báo chí quan tâm cập nhật khá đầy đủ và kịp thời.
Gần đây nhất trên, ngày 11/10 trên Tạp chí Kinh doanh và Phát triển có bài “Ngành rượu bia chật vật tìm cánh cửa thoát hiểm” (https://kinhdoanhvaphattrien.vn/nganh-ruou-bia-chat-vat-tim-canh-cua-thoat-hiem-39590.html). Bài viết cho biết, tại Việt Nam, năm 2024 ghi nhận sự “tụt dốc” doanh số của các công ty sản xuất, phân phối mặt hàng đồ uống có cồn. Điều này khiến cho nhiều đơn vị kinh doanh rượu, bia rơi vào cảnh lao đao, phải chật vật tìm cách tồn tại, hàng loạt thương hiệu bia rượu phải chuyển hướng kinh doanh đồ uống không cồn. Bài viết cũng nhận định, các nhà sản xuất bia rượu lo ngại, sức tiêu thụ bia rượu vốn đã sụt giảm bởi Covid-19 và Nghị định 100, sẽ tiếp tục chịu thêm "cú sốc" khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng nhanh và mạnh, đẩy họ vào tình thế khó khăn. Ngày 08/10/2024, tờ Người quan sát có bài viết cho rằng, Nghị định 100 thổi bay 1/3 sản lượng bán bia và 87.000 tỷ đồng vốn hóa của một doanh nghiệp lớn ngành bia, trước khó khăn này doanh nghiệp ứng phó như thế nào? Theo đó, doanh nghiệp này đang đối mặt với nhiều thách thức khi sản lượng bán bia sụt giảm do chính sách và nhu cầu thị trường thay đổi.
Về việc rút đề xuất giảm mức phạt vi phạm nồng độ cồn tối thiểu, ngày 13/10/2024 mới đây, báo Điện tử Chính phủ có bài “Lý do bỏ đề xuất GIẢM TIỀN PHẠT vi phạm NỒNG ĐỘ CỒN mức tối thiểu” (https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/ly-do-bo-de-xuat-giam-tien-phat-nguoi-vi-pham-nong-do-con-muc-toi-thieu-119241004191754407.htm). Theo bài viết, Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (C08) đã cho biết, tại dự thảo Nghị định mới nhất (đang được Bộ Tư pháp thẩm định), Bộ Công an bỏ đề xuất giảm mức phạt tiền đối với vi phạm về nồng độ cồn ở mức tối thiểu. Lý giải về nguyên nhân bỏ đề xuất giảm tiền phạt người vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu, lãnh đạo Cục CSGT cho biết, ngay sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân và các nhà khoa học, trong dự thảo mới nhất, Bộ Công an vẫn giữ nguyên mức xử phạt về nồng độ cồn như trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Trước đó, ngày 09/10/2024 trên báo Tiền Phong có bài “Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an: “Sẽ giảm mức phạt nồng độ cồn nhưng chưa phải thời điểm này” (https://tienphong.vn/se-giam-muc-phat-nong-do-con-nhung-chua-phai-thoi-diem-nay-post1680462.tpohttps://tienphong.vn/se-giam-muc-phat-nong-do-con-nhung-chua-phai-thoi-diem-nay-post1680462.tpo). Bài viết đã trích dẫn ý kiến của Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung - Cục trưởng Cục CSGT (C08, Bộ Công an) cho biết, hiện dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ và trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe đã được ban soạn thảo bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện lần thứ 2 và trình các cơ quan có trách nhiệm thẩm định. Tuy nhiên, qua các lần thẩm tra, các bộ, ngành liên quan chưa đồng ý và có ý kiến cần phải giữ nguyên mức xử phạt này để đảm bảo tính răn đe. Bởi hiện số vụ vi phạm và tai nạn liên quan đến hành vi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn trong người vẫn ở mức gần 20%. Do vậy, thời điểm này, các hành vi vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển xe trong dự thảo vẫn được giữ nguyên.
Cũng trên báo Tiền Phong, ngày 07/10/2024 có bài “Bộ Tư pháp nói gì về việc rút đề xuất giảm mức phạt vi phạm nồng độ cồn tối thiểu?” (https://tienphong.vn/bo-tu-phap-noi-gi-ve-viec-rut-de-xuat-giam-muc-phat-vi-pham-nong-do-con-toi-thieu-post1679930.tpo). Bài viết thông tin các ý kiến của Cục Quản lý và xử lý vi phạm hành chính (Bộ Tư Pháp) cho rằng, hình thức xử phạt và mức phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ xâm hại trật tự quản lý hành chính Nhà nước của hành vi đó; mức phạt phải đảm bảo tính giáo dục, răn đe và hợp lý triển khai.
Cũng phản ánh về vấn đề trên, ngày 6/10 trên báo Lao động có bài “Rút lại đề xuất giảm mức phạt nồng độ cồn là bình thường” (https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/rut-lai-de-xuat-giam-muc-phat-nong-do-con-la-binh-thuong-1403971.ldo). Bài viết ch biết, việc Bộ Công an rút lại đề xuất trước đó và giữ nguyên mức xử phạt về nồng độ cồn như trong Nghị định 100 là tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân, các nhà khoa học. Xét về quá trình soạn thảo luật thì việc đề xuất hay rút lại một đề xuất về một chủ trương trong dự thảo luật có tác động lớn đến đời sống nhân dân sau khi lắng nghe các góp ý, phản hồi từ người dân, chuyên gia, nhà khoa học… là chuyện bình thường, không có gì lạ. Bài báo cũng cho rằng, Mục đích, như quan điểm của Bộ Công an, là để người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn tham gia giao thông dần hình thành thói quen, văn hóa "Đã uống rượu, bia thì không lái xe".
Ngày 3/10, trên báo Người Lao động có bài “Bộ Công an bỏ đề xuất giảm tiền phạt người vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu” (https://nld.com.vn/bo-cong-an-bo-de-xuat-giam-tien-phat-nguoi-vi-pham-nong-do-con-muc-toi-thieu-196241003085327224.htm); Ngày 04/10 trên trang Pháp luận và Bạn đọc có bài “Lý do bỏ đề xuất giảm tiền phạt người vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu” (https://phapluat.suckhoedoisong.vn/ly-do-bo-de-xuat-giam-tien-phat-nguoi-vi-pham-nong-do-con-muc-toi-thieu-98761.html); Trên trang Café F ngày 5/10 cũng có bài “Bộ Công an nêu lý do bỏ đề xuất giảm tiền phạt vi phạm cồn mức tối thiểu” (https://cafef.vn/bo-cong-an-neu-ly-do-bo-de-xuat-giam-tien-phat-vi-pham-con-muc-toi-thieu-188241005071915179.chn)... Các bài viết đều thông tin, ngay sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân và các nhà khoa học, trong dự thảo mới nhất, Bộ Công an vẫn giữ nguyên mức xử phạt về nồng độ cồn như trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Kiệt Vũ