Điểm báo:  Nhiều báo, tạp chí đăng ý kiến của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp về thuế tiêu thụ đặc biệt

20/08/2024 - 11:57 AM
650 lượt xem
Cỡ chữ

Tuần qua, những khó khăn của ngành Đồ uống cũng như các ý kiến góp ý của các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục được các cơ quan báo chí cập nhật, phản ánh nhằm góp tiếng nói giúp ngành đồ uống vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, phục hồi và phát triển kinh tế.

 

Ngày 19/8, Tạp chí Kinh tế và Dự báo có bài “Cân nhắc hiệu quả của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mục tiêu hạn chế tiêu dùng bia, rượuCân nhc hiu qu ca thuế tiêu th đc bit đi vi mc tiêu hn chế tiêu dùng bia, rưu | Tp chí Kinh tế và D báo (kinhtevadubao.vn). Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam, việc điều chỉnh thuế suất các mặt hàng rượu, bia cần hướng đến chính sách thuế TTĐB hài hòa với các mục tiêu và phù hợp với bối cảnh cụ thể. Việc tăng thuế TTĐB ở mức cao và liên tục nhiều khả năng không mang lại hiệu quả như mục tiêu đề ra. Có thể việc tăng thuế làm tăng giá bán, hạn chế sản xuất rượu, bia, nhưng chưa hẳn sẽ đạt được mục tiêu giảm tiêu dùng mặt hàng rượu, bia. Chẳng hạn, việc tăng thuế cao dẫn đến hàng nhập lậu tăng, người tiêu dùng có thu nhập cao chuyển sang uống rượu, bia nhập lậu. Người tiêu dùng ở nông thôn, có thu nhập thấp chuyển sang cơ chế tự cung, tự cấp và bán lấy lãi bằng cách tự nấu rượu, tự pha chế, không nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, không đảm bảo chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân...

 

Theo ông ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, việc đánh thuế là nhằm thay đổi hành vi tiêu dùng, chứ không nên chỉ nhằm hạn chế/cấm tiêu dùng, bởi một chính sách thuế mà hạn chế tiêu dùng, thì xã hội không phát triển được. Chính phủ đang mong muốn kích cầu, tiêu dùng, để sản xuất tăng trưởng mạnh hơn. Vậy nếu thuế tăng cao, nhóm kinh doanh nhà hàng, dịch vụ - nhóm đóng góp cao nhất trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam - giảm xuống, kéo theo sản xuất và nhiều lĩnh vực khác nữa cũng giảm. Do đó, cần đánh giá kỹ lưỡng về tác động này khi đưa ra giải pháp tăng thuế TTĐB.

Ngoài ra, chính sách thuế cũng nên giúp nhà sản xuất thay đổi hành vi sản xuất chứ không nên ép doanh nghiệp phải chịu thiệt hại. Do đó, nếu giãn cách 3-5 năm nâng thuế một lần, thì sẽ là lộ trình hợp lý, để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, lập kế hoạch, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất, vừa thích nghi với chính sách, hạn chế những rủi ro đối với nhà sản xuất. Khi cân nhắc đủ các mặt lợi và hại, với tính toán định lượng cụ thể, thì chính sách thuế mới đảm bảo đúng các mục tiêu giúp tăng thu ngân sách.

Trước đó, ngày 12/8, trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam có bài “Lường trước tác động của việc sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống” (https://vneconomy.vn/luong-truoc-tac-dong-cua-viec-sua-doi-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-nganh-do-uong.htm). Bài viết đã ghi nhận ý kiến đa chiều từ các chuyên gia và doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp, gián tiếp từ Dự thảo Luật nhằm bảo đảm các lợi ích cân bằng và bền vững hơn, hỗ trợ cho việc ban hành chính sách đảm bảo mục tiêu sức khỏe người tiêu dùng, ngân sách, nuôi dưỡng nguồn thu và sự phát triển doanh nghiệp.

Theo đó, bài báo đã đăng tải ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp như: Ông Nguyễn Đức Lê (phó Cục trưởng, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường – Tổng cục quản lý thị trường); Ông Nguyễn Văn Phụng (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài Chính); Bà Lê Mai Khanh (Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam); Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long; Ông Nguyễn Hoàng Giang (Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Sài Gòn (SABECO); Ông Đỗ Thái Vương (Trưởng tiểu ban nước giải khát của VBA)... Các đại biểu đều có chung quan điểm Nhà nước cần cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và nên giãn lộ trình để doanh nghiệp kịp phục hồi.

Vẫn bàn các vấn đề được đặt ra tại Hội thảo trên, cũng trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam còn có bài “Tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt: Lo ngại đồ uống bất hợp pháp lan rộng” (https://vneconomy.vn/tang-manh-thue-tieu-thu-dac-biet-lo-ngai-do-uong-bat-hop-phap-lan-rong.htm). Theo bài viết đặt vấn đề, các chuyên gia lo ngại rằng khi tăng mạnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn và bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt dẫn đến hàng hóa chính thống của ngành này bị lấn át. Khi đó, đồ uống bất hợp pháp lan rộng, mục tiêu giảm tiêu thụ đồ uống có cồn không đạt và thất thu ngân sách…

Các chuyên gia lo ngại rằng khi tăng mạnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn và bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt dẫn đến hàng hóa chính thống của ngành này bị lấn át. Khi đó, đồ uống bất hợp pháp lan rộng, mục tiêu giảm tiêu thụ đồ uống có cồn không đạt và thất thu ngân sách...

Ngày 8/8 hàng loạt các cơ quan thông tấn, báo chí đã đưa tin, phản ánh về Hội nghị. Cụ thể,  Truyền hình VOV có phóng sự “Cần làm rõ cơ sở khoa học khi mở rộng danh sách đồ uống bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt” (https://truyenhinhvov.vn/video/can-lam-ro-co-so-khoa-hoc-khi-mo-rong-danh-sach-do-uong-bi-ap-thue-tieu-thu-dac-biet-59287.htm); Truyền hình Quốc hội có phóng sự “Đánh giá kỹ tác động khi sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt” (https://quochoitv.vn/danh-gia-ky-tac-dong-khi-sua-luat-thue-tieu-thu-dac-biet-231611.htm); Trang Pháp luật MEDIA có phản ánh “Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và ngành đồ uống” (https://baophapluat.vn/media/gop-y-du-thao-luat-thue-tieu-thu-dac-biet-sua-doi-va-nganh-do-uong-post13376.html); Truyền hình Nhân Dân có phóng sự “Sửa thuế TTĐB đối với nhóm ngành ngành đồ uống” (https://nhandantv.vn/sua-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-nhieu-nhom-hang-dich-vu-d255947.htm); Truyền hình Hà Nội có phóng sự “Ngành đồ uống trước nỗi lo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt” (https://www.youtube.com/watch?v=Nu-RhKzpuC0); Truyền hình Hà Nội có phóng sự “Ngành đồ uống trước nỗi lo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt” (https://hanoionline.vn/video/ban-tin-kinh-te-tai-chinh-08-08-2024-257232.htm); Tạp Chí Đồ Uống Việt Nam có bài “Doanh nghiệp rượu bia lo ngại không thể phục hồi trước đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt” (https://vba.com.vn/doanh-nghiep-ruou-bia-lo-ngai-khong-the-phuc-hoi-truoc-de-xuat-tang-thue-tieu-thu-dac-biet.html);

Ngày 9/8/2024, trên Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp có bài “Tăng thuế với đồ uống có cồn: Cần đảm bảo hài hòa lợi ích” (https://diendandoanhnghiep.vn/tang-thue-voi-do-uong-co-con-can-dam-bao-hai-hoa-loi-ich-10140184.html); Cafebiz          có bài “Tổng giám đốc Sabeco: 'Đề xuất tăng thuế liên tục lên đến 90% - 100% vào năm 2030 thực sự là cú sốc' (https://cafebiz.vn/tong-giam-doc-sabeco-de-xuat-tang-thue-lien-tuc-len-den-90-100-vao-nam-2030-thuc-su-la-cu-soc-176240809112718217.chn); Swissfertz Vietnam     có bài “Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt: Tránh tạo ra “cú sốc” đối với ngành đồ uống” (https://swissfertz.com/du-thao-luat-thue-tieu-thu-dac-biet-tranh-tao-ra-cu-soc-doi-voi-nganh-do-uong); Pháp Luật Sức khỏe và Đời Sống       có bài “Đề xuất tăng thuế liên tục lên đến 90% - 100% vào năm 2030 thực sự là cú sốc'” (https://phapluat.suckhoedoisong.vn/tong-giam-doc-sabeco-de-xuat-tang-thue-lien-tuc-len-den-90-100-vao-nam-2030-thuc-su-la-cu-soc-76896.html); Báo Người Lao động        đăng bài “Đề xuất tăng thuế "nhanh và mạnh" với rượu bia, chuyên gia nói gì?” (https://nld.com.vn/de-xuat-tang-thue-nhanh-va-manh-voi-ruou-bia-chuyen-gia-noi-gi-196240808112400952.htm); An Ninh Tiền Tệ        có bài “Đề xuất giãn lộ trình tăng thuế bia rượu” (http://antt.vn/de-xuat-gian-lo-trinh-tang-thue-bia-ruou-388758.htm); Tạp Chí Điện Tử môi trường và cuộc sống      có bài “Bổ sung nước giải khát có đường vào danh sách đối tượng chịu thuế” (https://moitruong.net.vn/bo-sung-nuoc-giai-khat-co-duong-vao-danh-sach-doi-tuong-chiu-thue-76236.html); trang tin Stockbiz có bài “Tránh gây sốc khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống” (https://stockbiz.vn/tin-tuc/tranh-gay-soc-khi-tang-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-do-uong/27500866)...

Thống kê chưa đầy đủ, từ ngày 8 – 19/6 đã có trên 100 bài viết, video thông tin về sự kiện cùng ý kiến của các diễn giả, chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp với quan điểm:  việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cao có thể tăng thu ngân sách nhà nước nhưng cũng có thể tạo ra những cú sốc cho doanh nghiệp, xã hội, người lao động khi số thuế phải trả quá lớn. Do vậy, cần hướng đến chính sách thuế hài hòa và phù hợp.

Theo các bài viết phản ánh, nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế TTĐB cao có thể tăng thu ngân sách nhà nước trong ngắn hạn, nhưng trong trung - dài hạn sẽ làm giảm sức cầu tiêu dùng, giảm doanh thu và lợi nhuận DN, qua đó giảm thu thuế VAT và thuế thu nhập DN. Tiếp đó, cần đánh giá toàn diện các tác động, xem xét cân nhắc kỹ việc tăng thuế trong bối cảnh kinh tế hiện tại của Việt Nam tránh gây “sốc” cho doanh nghiệp, mà vẫn đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.

Đáng chú ý, từ những kinh nghiệm thực tiễn của các nước, một số chuyên gia nhấn mạnh: Cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế để áp dụng một cách hài hòa, hợp lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam. Ngoài ra, bên cạnh công cụ thuế cần đi kèm các công cụ khác như tăng cường chống buôn lậu, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục người tiêu dùng.

Thanh Nga

Các bài viết khác

Xem thêm

Các báo nói gì về việc Bộ Công an đề xuất hạ thấp mức phạt tiền đối với vi phạm về nồng độ cồn

Thông tin Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền giảm mạnh so với quy định hiện hành về vi phạm nồng độ cồn thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan thông tấn báo chí, dư luận, cũng như cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua. Theo Bộ Công an, việc hạ mức phạt tiền để phù hợp với tính chất, mức độ hành vi vi phạm.

Điểm báo: Đề xuất cân nhắc lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống

Những ngày qua, thông tin Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã thu hút sự quan tâm của công luận, với nhiều ý kiến góp ý. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp có chung nhận định, những sửa đổi này sẽ tác động rất lớn đến các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ...

Dư luận phản ánh ngành Bia liên tiếp gặp khó khăn, có nhà máy phải dừng hoạt động

Thông tin Heineken tạm dừng sản xuất nhà máy tại Quảng Nam do lượng tiêu thụ sụt giảm sau Covid-19 và triển khai Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn đã làm nóng dư luận những ngày qua. Điều này có thể cho thấy sức chống chịu của ngành Bia đã vượt quá giới hạn sau thời gian dài liên tục phải đối diện với hàng loạt khó khăn và rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để doanh nghiệp có thể phục hồi.

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII: Vinh danh 122 tác phẩm báo chí suất sắc

​​​​​​​Tối 21/6/2024 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Từ hơn 1.900 tác phẩm dự thi, Hội đồng chung khảo đã chấm 165 tác phẩm tiêu biểu được chọn từ vòng sơ khảo và quyết định trao 10 giải A, 26 giải B, 45 giải C, 41 giải khuyến khích cho những tác phẩm xuất sắc nhất.

Hiệp hội VATAP tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam

Với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, sáng 19/4, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trang trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4) và trao Bằng khen, chứng nhận và biểu trưng cho các doanh nghiệp tiêu biểu.

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024: Quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch 

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn – 2024 được diễn ra từ ngày 09/4 đến hết ngày 18/4 (tức từ mùng 01/3 đến hết mùng 10/3) tại thành phố Việt Trì, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ.

Kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành đồ uống

​​​​​​​Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành Đồ uống đang đối mặt khiến doanh thu sụt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2023 và dự báo còn tiếp tục kéo dài, những ngày qua, các cơ quan báo chí đã đồng loạt phản ánh và truyền đi thông điệp là những kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm giúp ngành đồ uống phục hồi kinh tế và tiếp tục đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính thực tiễn và khoa học xung quanh vấn đề nồng độ cồn…

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, sáng 10/11/2023, sau khi nghe Tờ trình 2 dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về 2 dự án luật này.

Doanh nghiệp đề xuất lùi thời gian điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Dự kiến sẽ điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn và bổ sung mặt hàng Nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB trong thời gian tới sẽ gây tác động rất lớn đối với các doanh nghiệp vẫn đang là vấn đề được các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm phản ánh thời gian gần đây.

Quảng cáo và mua tạp chí