Điểm báo tháng 3/2023

22/03/2023 - 05:55 PM
523 lượt xem
Cỡ chữ

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của Bộ Tài chính với nhiều loại đồ uống như: nước giải khát không cồn, đồ uống có đường, thức uống đại mạch... đã làm nóng dư luận thời gian qua. Đặc biệt, sau sự kiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng tổ chức Hội thảo Ngành đồ uống đóng góp ý kiến về đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), vấn đề trên càng thu hút sự quan tâm của công luận với nhiều ý kiến trăn trở của đại diện các tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia.

 

Mở đầu chuỗi tin bài ngay sau sự kiện trên là bài đăng trên Báo Đầu tư Online ngày 15/3 có tựa đề Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường sẽ gây "tổn thương" cho ngành (Có nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường? (baodautu.vn)) nêu nhiều ý kiến quan ngại trước đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bài viết đã trích dẫn ý kiến của Đại diện Tiểu ban Nước giải khát cho biết: “Chính sách này sẽ ảnh hưởng nặng nề đối với ngành nước giải khát và gây ra những hệ lụy không mong muốn đối với các ngành kinh tế khác có liên quan như ngành mía đường, bán lẻ, bao bì… cũng như cả nền kinh tế”. “Đề xuất mở rộng bổ sung đồ uống không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB vô hình trung sẽ chỉ khuyến khích việc tiếp tục tiêu thụ đồ uống có cồn, không khuyến khích mọi hoạt động đầu tư và đổi mới vào các sản phẩm ít cồn hoặc không cồn, ngay cả khi thuế suất thấp hơn”. Hay ý kiến của đại diện Ngành đồ uống có cồn nhấn mạnh: “Ngoài những khó khăn chung, về môi trường pháp lý, từ năm 2003 đến nay, Luật thuế TTĐB đã 5 lần sửa đổi (vào các năm 2003, 2005, 2008, 2014 và 2016). Sự điều chỉnh liên tục gây bất ổn cho môi trường pháp lý, thể chế và kinh doanh, tác động tiêu cực doanh nghiệp...

Bài báo cũng cho biết, đa số các ý kiến tại sự kiện cũng có chung quan điểm, việc bổ sung đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB và tiếp tục điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia cần được cân nhắc, xem xét một cách tổng thể, phù hợp với bối cảnh thực tế. Đồng thời trích dẫn ý kiến của TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR): "Tổn thương của ngành đồ uống lớn hơn nhiều so với ngành thực phẩm, kể cả ngành thuốc lá".

Báo Đầu tư cũng trích dẫn kiến nghị của Lãnh đạo VBA với những điểm quan trọng: Xem xét chưa sửa đổi Luật thuế TTĐB ít nhất trong thời gian 2023-2024 để giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phục hồi sau đại dịch; Không bổ sung mặt hàng đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB; Dự thảo Luật thuế TTĐB cần được xem xét, thảo luận và thông qua tại hai Kỳ họp Quốc hội; Cần có đánh giá cụ thể, toàn diện về tác động của thay đổi đề xuất, bao gồm các tác động lan tỏa với nền kinh tế, trước khi thay đổi luật.

Cũng phản ánh về Hội thảo “Ngành đồ uống đóng góp ý kiến về đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”, ngày 15/3, tờ Nhà đầu tư đăng bài Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường?” (Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường? (nhadautu.vn)); Trang VnExpress có bài “Doanh nghiệp kiến nghị không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường (Doanh nghiệp kiến nghị không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường - VnExpress Kinh doanh); báo Thanh tra đăng bài Quan ngại khi cả đồ uống không cồn cũng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt” (Quan ngại khi cả đồ uống không cồn cũng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (thanhtra.com.vn)); báo Tiền phong đăng bài “Đề xuất hoãn sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt” (Đề xuất hoãn sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (tienphong.vn)); Tờ Bảo vệ pháp luật đăng bài “Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt” (https://baovephapluat.vn/phap-dinh/cau-chuyen-phap-luat/gop-y-xay-dung-du-an-luat-thue-tieu-thu-dac-biet-136979.html)... Ngày 16/3, báo Điện tử Chính phủ tiếp tục có bài “Ngành đồ uống đóng góp ý kiến xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)” (Nhiều ý kiến đóng góp xây dựng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (baochinhphu.vn)

Về cơ bản, các tờ báo, tạp chí, trang tin đều trích dẫn các ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm đồ uống có đường là chưa phù hợp, đặc biệt khi chúng ta đang sống nhờ những sản phẩm có đường, như sữa bò, hoa quả… Báo Tiền phong trích dẫn ý kiến của TS Võ Trí Thành cho rằng, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang dần phục hồi sau đại dịch, còn rất nhiều khó khăn do biến động giá nguyên vật liệu thì một chính sách thuế điều chỉnh thời điểm này là “lợi bất cập hại".  “Nên tính toán lùi thời điểm sửa đổi luật này sang năm 2026, với mục tiêu hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, đảm bảo kinh tế vĩ mô và sự chuẩn bị của các đối tượng bị tác động” - TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Còn trên báo Điện tử Chính phủ trích dẫn ý kiến của ông Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) khuyến nghị: trong bối cảnh khó khăn chung về sản xuất kinh doanh và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, nên duy trì ổn định các thể chế, chính sách nhằm tiếp sức doanh nghiệp và kích cầu tiêu dùng trong nước. Thay đổi chính sách nếu có, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần tránh việc thay đổi các sắc thuế để thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp và nhân dân, ít nhất trong giai đoạn cần phục hồi tăng trưởng, tránh sự điều chỉnh liên tục gây bất ổn cho môi trường pháp lý, thể chế và kinh doanh, tác động tiêu cực doanh nghiệp. 

Cũng trên báo Điện tử Chính phủ còn trích ý kiến của ông Chris Vanloon, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (Amcham) tại Đà Nẵng cho rằng: ‎"Bộ Tài chính cần cân nhắc các tác động tiềm ẩn của đề xuất đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng so với hiệu quả của nó, dựa trên các bằng chứng khoa học xác đáng và nguyên tắc quản lý rủi ro để tránh những hậu quả không mong muốn cho cộng đồng và xã hội".

Trên VnEpress, trong bài “Doanh nghiệp kiến nghị không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường” đã trích dẫn nhiều ý kiến của các chuyên gia, đại diện nhiều doanh nghiệp. Cụ thể là ý kiến Trưởng tiểu ban Nước giải khát (VBA) cho rằng, thực tế ngành nước giải khát đang phục hồi sau dịch và hiện gặp nhiều khó khăn với những bất ổn từ tình hình thế giới, chi phí sản xuất tăng. Các doanh nghiệp đồ uống cần môi trường chính sách ổn định về thuế, phí để quay lại thời kỳ tăng trưởng như trước dịch. Và nếu áp thuế với đồ uống có đường không giúp giải quyết vấn đề thừa cân béo phì, mà tạo ra chính sách thuế mang tính phân biệt. Chưa kể, chính sách này sẽ gây ra những hệ lụy không mong muốn với các ngành khác có liên quan, như ngành mía đường, bán lẻ, bao bì.

Còn đại diện Heineken Việt Nam nhìn nhận việc Bộ Tài chính đưa thức uống đại mạch, không cồn vào diện chịu thuế là không hợp lý. “Bởi các yếu tố giống nhau về nguyên liệu, quy trình, hình thức, mùi vị không phải là cơ sở pháp lý để áp thuế tiêu thụ đặc biệt. Nó cũng không phù hợp với mục đích của sắc thuế này là hạn chế hoặc không khuyến khích tiêu dùng những sản phẩm có hại cho sức khỏe", đại diện Heineken nói…

Theo dòng những ý kiến trên, ngày 17/3, báo Nông nghiệp với bài “AmCham đề nghị chưa đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với một số đồ uống” (Thuế tiêu thụ đặc biệt: AmCham đề nghị bỏ với một số đồ uống (nongnghiep.vn)) tập trung vào ý kiến của Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) đề nghị Bộ Tài chính bỏ đồ uống có đường, đồ uống đại mạch và nước giải khát không cồn khỏi Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Bài viết trích dẫn ý kiến của ông Chris Vanloon - Chủ tịch AmCham tại Đà Nẵng: "Nếu đề xuất được thông qua, cả ngành thực phẩm và đồ uống, vốn đang chật vật phục hồi sau Covid-19, sẽ đối mặt thêm gánh nặng tài chính. Nó cũng tạo thêm áp lực cho các gia đình khi phải chi trả cao hơn cho nhiều loại thực phẩm thông thường".

Cũng trong bài viết trên đã nhấn mạnh kiến nghị của lãnh đạo VBA cho rằng, chưa sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ít nhất trong thời gian 2023-2024 để giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phục hồi sau đại dịch; Cần có đánh giá cụ thể, toàn diện về tác động của thay đổi, bao gồm các tác động với nền kinh tế; Không bổ sung mặt hàng đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thanh Nga (Tổng hợp)

Các bài viết khác

Xem thêm

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024: Quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch 

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn – 2024 được diễn ra từ ngày 09/4 đến hết ngày 18/4 (tức từ mùng 01/3 đến hết mùng 10/3) tại thành phố Việt Trì, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính thực tiễn và khoa học xung quanh vấn đề nồng độ cồn…

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, sáng 10/11/2023, sau khi nghe Tờ trình 2 dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về 2 dự án luật này.

Doanh nghiệp đề xuất lùi thời gian điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Dự kiến sẽ điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn và bổ sung mặt hàng Nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB trong thời gian tới sẽ gây tác động rất lớn đối với các doanh nghiệp vẫn đang là vấn đề được các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm phản ánh thời gian gần đây.

Điều chỉnh Fs hợp lý và hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Đó là nội dung được các cơ quan báo chí tập trung phản ánh khi đưa tin về hội thảo góp ý về định mức chi phí tái chế và chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu ở Việt Nam do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng các đơn vị tổ chức vào sáng 28/7 tại TP. HCM.

Nhiều cơ quan báo, đài đưa tin về Hội thảo “Văn hóa uống và trách nhiệm với cộng đồng”

Hội thảo “Văn hóa uống và trách nhiệm với cộng đồng” do Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức mới đây với sự đồng hành của Tổng công ty CP Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) đã thành công tốt đẹp, thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, đại biểu và các cơ quan báo chí.

Đề xuất giảm thuế để giảm kích cầu và giảm áp lực cho doanh nghiệp

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với đồ uống có đường, nhiều doanh nghiệp ngành đồ uống lo đối diện khó khăn nhiều hơn. theo đó, các đại biểu QH đề xuất, nên áp dụng giảm thuế VAT 2% cho tất cả mặt hàng để kích cầu và kéo dài một năm thay vì 6 tháng nhằm phát huy hiệu quả.

Báo chí cập nhật xu hướng đồ uống hè 2023

Khi mùa hè bắt đầu oi ả, thời điểm mùa nóng nhất trong năm với thời tiết lên đến 40 độ C đã đến, cũng chính là thời điểm để các doanh nghiệp, các thương hiệu cập nhật và phát triển các loại đồ uống giải khát bắt kịp với những xu hướng mới. Đây cũng chính là đề tài nhiều tờ báo, tạp chí, trang tin tập trung khai thác

Đề xuất hoãn tăng thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn

Liên quan tới vấn đề Bộ Tài chính lấy ý kiến xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi), trong đó có nội dung tăng thuế TTĐB đối với sản phẩm đồ uống có cồn, nhà quản lý, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đồ uống đã đề xuất tạm hoãn sửa đổi Luật này bởi tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp cần thời gian để hồi phục.

Điểm báo tuần 3 - 4 tháng 3 - 2023: Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiều loại đồ uống vẫn đang làm nóng dư luận

Tiếp nối dòng thông tin quanh Hội thảo“Ngành đồ uống đóng góp ý kiến về đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”do Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức, trên công luận báo chí tiếp tục quan tâm đến vấn đề này.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.