Điểm báo thị trường Đồ uống tháng 1/2023

21/02/2023 - 01:25 PM
647 lượt xem
Cỡ chữ
Hòa chung không khí mua sắm phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, thị trường đồ uống cũng không kém phần sôi động được phản ánh trên nhiều tờ báo, tạp chí, trang tin. Cụ thể, tờ Vnexpress có bài “Thị trường đồ uống ‘nóng’ trước Tết Nguyên đán” (https://vnexpress.net/thi-truong-do-uong-nong-truoctet-nguyen-dan-2725740.html); Tờ Tuổi trẻ có bài “Mua sắm Tết: Người Việt tích trữ hàng hóa, thức uống tốt cho sức khỏe” (https://tuoitre.vn/mua-sam-tet-nguoiviet-tich-tru-hang-hoa-thuc-uong-tot-cho-suc-khoe-20230116140022616.htm)... 
 
Trước nhu cầu sử dụng rượu bia tăng cao vào mỗi dịp tết, vấn đề sử dụng thế nào cho đúng cũng được nhiều trang tin đề cập. Cụ thể, tờ vnexpress có bài “Uống rượu bia thế nào ít gây hại sức khỏe” (https://vnexpress.net/uong-ruou-biathe-nao-it-gay-hai-suc-khoe-4556472.html) trong đó nhấn mạnh: Uống chậm, đúng liều lượng, không pha rượu với các loại nước hoa quả, không uống khi đói, lựa chọn rượu nguồn gốc rõ ràng để tránh ngộ độc. 
 
Bàn về nội dung buổi Tọa đàm do Hiệp hội VBA, phối hợp với Tiểu ban Rượu vang & Rượu mạnh của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocharm) tổ chức chiều ngày 9/1/2023, tại Hà Nội, tờ Lao động và sức khỏe Online có bài “Đồ uống có cồn bất hợp pháp: Thực trạng và giải pháp” (http://laodongxahoi.net/do-uong-co-conbat-hop-phap-thuc-trang-va-giai-phap-1326057.html). Trong đó, cập nhật thực trạng và tồn tại của khu vực đồ uống có cồn bất hợp pháp; đánh giá các tác động tiêu cực mà đồ uống có cồn bất hợp pháp gây ra về mặt kinh tế xã hội; đồng thời đề xuất và kiến nghị những giải pháp phù hợp, dựa trên một số thông lệ quốc tế. 
 
Cùng bàn về nội dung trên, tờ Công Thương Online có bài “Đồ uống có cồn bất hợp pháp chiếm tới 63% lượng tiêu thụ tại Việt Nam” (https://congthuong.vn/do-uongco-con-bat-hop-phap-chiem-toi-63-luong-tieu-thu-taiviet-nam-238271.html). Bài viết nhấn mạnh: tình trạng rượu giả, rượu không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, gây thất thu thuế cho nhà nước, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chân chính và đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. 
 
Sau thời gian chật vật vì Covid-19, từ giữa năm 2022, ngành sản xuất và kinh doanh đồ uống được dự đoán sẽ bước vào thời kỳ khởi sắc. Theo đó, các doanh nghiệp cũng sẽ có các chiến lược sản xuất, kinh doanh nắm bắt kịp thời các xu thế tiêu dùng. 
Đầu tiên phải kể đến xu hướng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, là cơ hội cho các mặt hàng mang thương hiệu Việt Nam, gồm cả các sản phẩm đồ uống như cà phê Trung Nguyên, sữa đậu nành Vinasoy… có cuộc lên ngôi ngoạn mục trong việc thu hút khách hàng. Mọi thông tin cụ thể được nêu trong bài viết “Hàng Việt đang lên ngôi” đăng trên báo Hà Nội mới (https://hanoimoi.com. vn/tin-tuc/Kinh-te/1054332/hang-viet-dang-len-ngoi).
 
Khi kinh tế ngày càng phát triển, người tiêu dùng Việt càng quan tâm đến yếu tố sức khỏe trong các sản phẩm tiêu dùng. Theo xu thế chung, giới trẻ Việt cũng quan tâm đến vấn đề sức khỏe khi lựa chọn thức uống với nhu cầu về các sản phẩm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng. Bên cạnh đó là các yêu cầu sản phẩm mẫu mã đẹp mắt, thể hiện gu thưởng thức cá nhân… Đây chính là những lý do khiến nhiều công ty sản xuất đồ uống cho ra đời nhiều sản phẩm mới phù hợp. Mọi thông tin chi tiết được đề cập trong bài viết Những ưu tiên của giới trẻ khi lựa chọn đồ uống đăng trên báo Tuổi trẻ (https:// tuoitre.vn/nhung-uu-tien-cua-gioi-tre-khi-lua-chon-douong-20220321075158591.htm)
 
Tổng hợp về các xu hướng sản phẩm tiêu dùng đặc biệt là mặt hàng đồ ăn, thức uống trong năm mới 2023, được Báo điện tử VTV News dự báo sẽ ngày càng tiện lợi hơn, chú trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo yếu tố thân thiện với môi trường. Mọi thông tin chi tiết sẽ có trong bài viết “Xu hướng sản phẩm tiêu dùng năm 2023” (https://vtv.vn/kinh-te/xu-huong-sanpham-tieu-dung-nam-2023-2023012311124975.htm). Các nội dung được đề cập trong bài viết này sẽ là những gợi mở hữu ích với các cá nhân, đơn vị đã, đang và sẽ tham gia vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đồ uống.  
 
Thanh Nga (Tổng hợp)

Các bài viết khác

Xem thêm

Hiệp hội VATAP tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam

Với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, sáng 19/4, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trang trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4) và trao Bằng khen, chứng nhận và biểu trưng cho các doanh nghiệp tiêu biểu.

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024: Quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch 

Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn – 2024 được diễn ra từ ngày 09/4 đến hết ngày 18/4 (tức từ mùng 01/3 đến hết mùng 10/3) tại thành phố Việt Trì, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính thực tiễn và khoa học xung quanh vấn đề nồng độ cồn…

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, sáng 10/11/2023, sau khi nghe Tờ trình 2 dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về 2 dự án luật này.

Doanh nghiệp đề xuất lùi thời gian điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Dự kiến sẽ điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn và bổ sung mặt hàng Nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB trong thời gian tới sẽ gây tác động rất lớn đối với các doanh nghiệp vẫn đang là vấn đề được các cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm phản ánh thời gian gần đây.

Điều chỉnh Fs hợp lý và hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Đó là nội dung được các cơ quan báo chí tập trung phản ánh khi đưa tin về hội thảo góp ý về định mức chi phí tái chế và chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu ở Việt Nam do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng các đơn vị tổ chức vào sáng 28/7 tại TP. HCM.

Nhiều cơ quan báo, đài đưa tin về Hội thảo “Văn hóa uống và trách nhiệm với cộng đồng”

Hội thảo “Văn hóa uống và trách nhiệm với cộng đồng” do Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức mới đây với sự đồng hành của Tổng công ty CP Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) đã thành công tốt đẹp, thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, đại biểu và các cơ quan báo chí.

Đề xuất giảm thuế để giảm kích cầu và giảm áp lực cho doanh nghiệp

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với đồ uống có đường, nhiều doanh nghiệp ngành đồ uống lo đối diện khó khăn nhiều hơn. theo đó, các đại biểu QH đề xuất, nên áp dụng giảm thuế VAT 2% cho tất cả mặt hàng để kích cầu và kéo dài một năm thay vì 6 tháng nhằm phát huy hiệu quả.

Báo chí cập nhật xu hướng đồ uống hè 2023

Khi mùa hè bắt đầu oi ả, thời điểm mùa nóng nhất trong năm với thời tiết lên đến 40 độ C đã đến, cũng chính là thời điểm để các doanh nghiệp, các thương hiệu cập nhật và phát triển các loại đồ uống giải khát bắt kịp với những xu hướng mới. Đây cũng chính là đề tài nhiều tờ báo, tạp chí, trang tin tập trung khai thác

Đề xuất hoãn tăng thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn

Liên quan tới vấn đề Bộ Tài chính lấy ý kiến xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi), trong đó có nội dung tăng thuế TTĐB đối với sản phẩm đồ uống có cồn, nhà quản lý, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đồ uống đã đề xuất tạm hoãn sửa đổi Luật này bởi tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp cần thời gian để hồi phục.

Quảng cáo và mua tạp chí

Bình chọn trực tuyến

🔴 Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia cũng như các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông. Điều này có nghĩa, khác với quy định trước đây là cứ có nồng độ cồn khi lái xe là bị phạt. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.