Điểm báo tuần 3 - 4 tháng 3 - 2023: Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiều loại đồ uống vẫn đang làm nóng dư luận

29/03/2023 - 06:50 PM
108 lượt xem
Cỡ chữ

Tiếp nối dòng thông tin quanh Hội thảo“Ngành đồ uống đóng góp ý kiến về đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”do Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức, trên công luận báo chí tiếp tục quan tâm đến vấn đề này.

Ngày 23/3, trên báo Công Thương có bài “Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường: Còn nhiều thách thức” (https://congthuong.vn/danh-thue-tieu-thu-dac-biet-do-uong-co-duong-con-nhieu-thach-thuc-247479.html) thể hiện dưới dạng hỏi, đáp của luật sư cùng ra nhận định: Trước nhiều thách thức hiện hữu, việc bổ sung, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường cần được xem xét, cân nhắc cẩn trọng. Bài viết trích dẫn ý kiến của Luật sư Trần Xuân Tiền - Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cho rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường ở Việt Nam sẽ gặp không ít thách thức với các lý do như: theo thống kê của WHO, năm 2023, tỷ lệ thừa cân béo phì của người Việt Nam trong độ tuổi trưởng thành ở mức thấp hơn nhiều nước, hiện đạt 2,1%.  Tiếp đó, chưa có đủ cơ sở chứng minh tình trạng thừa cân/béo phì gia tăng là do tiêu thụ nhiều đồ uống có đường… Vì thế, mục đích đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường ở Việt Nam hướng tới giảm tỷ lệ béo phì ở Việt Nam cần phải được xem xét.

Trong bài viết “Đánh thuế đồ uống có đường: Cân nhắc thời điểm phù hợp” đăng ngày 23/3 tên chuyên trang truyền thông Pháp Luật phapluatplus.vn (https://plo.vn/danh-thue-do-uong-co-duong-can-nhac-thoi-diem-phu-hop-post725280.html) đã trích dẫn ý kiến của đại diện Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương cho rằng: việc bổ sung mặt hàng đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cần đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội và lợi ích doanh nghiệp. Sau dịch bệnh, doanh nghiệp cần có thời gian để phục hồi và phát triển theo chủ trương. Do đó, thời điểm áp dụng việc sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt cần cân nhắc sao cho phù hợp.

Cũng trên chuyên trang phapluatplus.vn, ngày 24/3 có bài “Doanh nghiệp kiến nghị không đánh thuế tiêu thu đặc biệt với đồ uống có đường, nước giải khát không cồn” (https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/doanh-nghiep-kien-nghi-khong-danh-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-do-uong-co-duong-nuoc-giai-khat-khong-con-d191604.html). Bài viết tiếp tục phản ánh kiến nghị của các doanh nghiệp, của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) về việc VBA không bổ sung mặt hàng Đồ uống có đường, Thức uống đại mạch và Nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB.  

Gần đây nhất, ngày 28/3 trên Báo diện tử VTV News có bài viết và phóng sự  có chung tiêu đề Cần xây dựng lộ trình áp thuế phù hợp với đồ uống có đường(https://vtv.vn/kinh-te/can-xay-dung-lo-trinh-ap-thue-phu-hop-voi-do-uong-co-duong-20230327233712437.htm https://vtv.vn/video/can-xay-dung-lo-trinh-ap-thue-phu-hop-doi-voi-do-uong-co-duong-611626.htm). Cả bài viết và phóng sự đều   cho biết, nhiều ý kiến lo ngại không chỉ các sản phẩm nước giải khát, có thể sản phẩm nước ép từ hoa quả tự nhiên hay cả sản phẩm thiết yếu như sữa phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu bị đánh thuế thì sẽ làm gia tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp. Bài viết và phóng sự cũng thông tin về việc Hiệp hội Sữa Việt Nam có văn bản kiến nghị tới Bộ Tài chính nêu rõ sữa và các sản phẩm từ sữa giúp nâng cao sức khỏe cho toàn dân và giảm tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ em. Chưa có cơ sở khoa học nào cho thấy có hệ quả giữa việc uống sữa và béo phì. Vì vậy, dự thảo Luật cần phân loại rõ ràng các đồ uống có đường để đánh thuế, tránh áp thuế các sản phẩm từ sữa.

Cũng trong 2 tác phẩm báo chí trên đã nêu cảnh báo của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp rằng: Việc áp thuế đối với đồ uống có đường, trong đó có các sản phẩm từ sữa, nếu áp dụng cũng sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất, đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của người dân. Sau nhiều dẫn chứng về thực tế áp dụng thuế TTĐB với đồ uống có đường ở một số nước, bài viết và phóng sự kiến nghị: Cần xây dựng lộ trình áp thuế phù hợp với đồ uống có đường với lý do “Đánh thuế đồ uống có đường ngay lập tức cũng sẽ làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và cũng như lực lượng lao động trong cả chuỗi cung ứng của ngành.

Cùng quan điểm trên, ngày 26/3, trên Tạp chí điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp đăng bài “Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường - Cần có lộ trình phù hợp” (https://diendandoanhnghiep.vn/ap-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-do-uong-co-duong-can-co-lo-trinh-phu-hop-241233.html). Bài viết cho rằng, để tránh những bất cập phát sinh, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, theo các chuyên gia, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường cần được cân nhắc và có lộ trình áp dụng phù hợp… Bài viết trích dẫn ý kiến của ông Đậu Anh Tuấn - Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đặt vấn đề, trong bối cảnh doanh nghiệp đang phục hồi sau đại dịch, việc đưa ra chính sách thuế này có phù hợp với chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân hay không? Lộ trình tăng thuế như thế nào là phù hợp để các doanh nghiệp điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định sản xuất, đóng góp nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.

Thanh Nga (Tổng hợp)

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài viết khác

Xem thêm

Báo chí cập nhật xu hướng đồ uống hè 2023

Khi mùa hè bắt đầu oi ả, thời điểm mùa nóng nhất trong năm với thời tiết lên đến 40 độ C đã đến, cũng chính là thời điểm để các doanh nghiệp, các thương hiệu cập nhật và phát triển các loại đồ uống giải khát bắt kịp với những xu hướng mới. Đây cũng chính là đề tài nhiều tờ báo, tạp chí, trang tin tập trung khai thác

Đề xuất hoãn tăng thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn

Liên quan tới vấn đề Bộ Tài chính lấy ý kiến xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi), trong đó có nội dung tăng thuế TTĐB đối với sản phẩm đồ uống có cồn, nhà quản lý, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đồ uống đã đề xuất tạm hoãn sửa đổi Luật này bởi tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp cần thời gian để hồi phục.

Cân nhắc việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường

Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Tại dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Bộ Tài chính đề xuất đưa “đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn” vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Điểm báo tháng 3/2023

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của Bộ Tài chính với nhiều loại đồ uống như: nước giải khát không cồn, đồ uống có đường, thức uống đại mạch... đã làm nóng dư luận thời gian qua. Đặc biệt, sau sự kiện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng tổ chức Hội thảo Ngành đồ uống đóng góp ý kiến về đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), vấn đề trên càng thu hút sự quan tâm của công luận với nhiều ý kiến trăn trở của đại diện các tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia.

Điểm báo các bài viết về Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) đối với sản phẩm đồ uống

Vừa qua, Bộ Tài chính đã có công văn gửi các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp lấy ý kiến về việc đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đề xuất tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá điện tử và bổ sung đồ uống có đường.

Điểm báo thị trường Đồ uống tháng 1/2023

Hòa chung không khí mua sắm phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, thị trường đồ uống cũng không kém phần sôi động được phản ánh trên nhiều tờ báo, tạp chí, trang tin. Cụ thể, tờ Vnexpress có bài “Thị trường đồ uống ‘nóng’ trước Tết Nguyên đán” (https://vnexpress.net/thi-truong-do-uong-nong-truoctet-nguyen-dan-2725740.html); Tờ Tuổi trẻ có bài “Mua sắm Tết: Người Việt tích trữ hàng hóa, thức uống tốt cho sức khỏe” (https://tuoitre.vn/mua-sam-tet-nguoiviet-tich-tru-hang-hoa-thuc-uong-tot-cho-suc-khoe-20230116140022616.htm)..

Quảng cáo và mua tạp chí