KỲ 1: Nhà hàng, hộ kinh doanh bia khốn đốn - cần chính sách hài hòa các mục tiêu vì sự phát triển bền vững  

28/03/2024 - 11:55 AM
481 lượt xem
Cỡ chữ

            Trong mấy năm gần đây, nhất là từ dịp Tết Nguyên đán 2024 đến nay, các đại lý, cửa hàng, quán bia rơi vào cảnh khốn đốn, kinh doanh ảm đạm, nhà hàng vắng khách, cắt giảm nhân viên, kéo theo đó là các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng bị ảnh hưởng. Doanh thu và lợi nhuận ngành Bia sụt giảm mạnh nhất từ trước tới nay, nguyên nhân là do kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và do các quy định khắt khe về nồng độ cồn...

 

Nhà hàng, quán ăn thường xuyên trong tình trạng vắng khách

 

      HỘ KINH DOANH BIA KÊU THAN...

       Việc siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm nồng độ cồn khiến cho người tiêu dùng không dám ra quán uống bia, rượu, ngay cả buổi tối hay cuối tuần cũng không dám uống vì sợ thứ 2 đi làm bị phạt vì có nồng độ cồn trong người. Với mức thu nhập của đa số người lao động như hiện nay, không phải ai cũng có tiền để đi taxi 2 chiều đi và về khi ra quán uống bia. Nhiều người than phiền, có khi tiền đi taxi còn đắt hơn tiền ăn uống, trong khi đó việc ra quán gặp gỡ bạn bè, đối tác là nhu cầu chính đáng... Nếu ra quán mà không uống chút cho vui vẻ thì thà ở nhà ăn cơm vợ nấu cho an toàn. Chính vì lý do này khiến cho các nhà hàng, quán bia, các hộ kinh doanh bia khốn đốn, gặp rất nhiều khó khăn do lượng khách tới quán giảm tới 2/3 so với trước.

            Phóng viên Tạp chí Đồ uống Việt Nam đã tiến hành khảo sát tại một số cửa hàng, đại lý, quán bia, thực tế cho thấy, việc kinh doanh bia hơi, bia các loại đều ảnh hưởng trực tiếp từ các quy định về nồng độ cồn. Mỗi buổi sáng hằng ngày, chị Ngô Thị Dịu  - chủ một cửa hàng tạp hóa trong ngõ An Dương (Quận Tây Hồ - Hà Nội) lại xếp ngay ngắn các thùng bia đủ thương hiệu ra gần phía cửa để khách hàng có thể nhìn thấy rõ hơn. Nếu trước đây, nhất là những ngày lễ tết, lượng khách mua bia đông đúc, chỉ cần để trong nhà, khi nào khách cần gọi chị mới mang ra, còn nay sáng bày ra, tối lại thu vào, lượng khách hỏi đã ít, người mua còn ít hơn.

 

Những đại lý bán buôn, bán lẻ bia trở thành siêu thị mini với đủ loại mặt hàng thiết yếu.

 

            Tại một cửa hàng nằm trên đường Tân Xuân (Quận Bắc Từ Liêm), tuy trên biển hiệu ghi là “Đại lý bán buôn, bán lẻ bia - nước ngọt” kèm theo logo của một thương hiệu bia lớn, tuy nhiên bên trong được bày biện như một siêu thị nhỏ với đủ các mặt hàng tạp hóa như gạo, mì, bánh kẹo, đường sữa... Theo quan sát của phóng viên, lượng khách ra vào cửa hàng khá đông nhưng hầu hết chỉ mua những món đồ thiết yếu mà không phải là bia, mặt hàng kinh doanh chính như tấm biển bên ngoài ghi.

           Anh Phạm Hồng Hà, chủ cửa hàng trên cho biết, những năm trước, cửa hàng kinh doanh bia là chính còn những mặt hàng khác đều là thứ yếu. Lượng bia bán ra của cửa hàng rất chạy, khách chủ yếu là những nhà hàng, quán ăn quanh vùng và các nhà dân gần đó, thỉnh thoảng còn có khách đi đường cũng ghé vào mua hàng. “Tuy nhiên, mấy năm gần đây, nhất là sau đại dịch COVID - 19, khách hàng như trốn đi đâu hết cả. Lượng bia bán ra chậm nên tôi cũng nhập với số lượng nhỏ thôi, bán hết mới lấy thêm. Đồng thời, bán đa dạng các mặt hàng thiết yếu để phục vụ bà con”, anh Hà giãi bày.

           Tại đây, hỏi chuyện một người đàn ông tên Việt đang chọn mua một số hàng hóa, gồm có cả mấy chai đồ uống hương vị trái cây, anh cho biết: “Từ khi Nhà nước ra các quy định liên quan đến xử lý vi phạm nồng độ cồn, tôi ít uống bia rượu hơn, cũng ít khi mua bia về nhà vì nếu ở nhà có sẵn sẽ uống, rồi bất chợt phải đi đâu đó cần điều khiển phương tiện sẽ rất khó. Uống vào mà bị thổi cồn thì coi như mất mấy tháng lương nên mình cũng phải dè chừng!”...

            Tại một quán bia trên đường Lạc Long Quân (Quận Tây Hồ) có vị trí vô cùng thuận tiện khi một mặt là đường lớn, một mặt có view Hồ Tây vô cùng phù hợp để vừa uống bia vừa ngắm cảnh thư giãn, nhưng lượng khách đến quán rất thưa thớt. Chúng tôi bước vào quán thấy anh Mạnh - chủ quán đang trong bếp chế biến mấy món ăn đơn giản gồm mực khô, đậu rán... và có mấy vị khách trung tuổi nhà ở trong ngõ ra quán lai rai vài cốc bia. Anh Mạnh chia sẻ: Tôi kinh doanh quán bia được hơn 7 năm, trước đây có thuê đầu bếp và người bưng bê vì mỗi buổi chiều, nhất là các dịp cuối tuần, khách đến rất đông, 2 vợ chồng không phục vụ kịp. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, nhất là từ khi Nhà nước có quy định xử lý nghiêm các vi phạm về nồng độ cồn, thì khách cứ thưa vắng dần, mỗi ngày chỉ bán được vài chục lít bia hơi, có ngày chỉ hơn chục lít.  

 

 

“Cũng may đây là nhà mình, không phải đi thuê quán nên đỡ rất nhiều chi phí. Khách không đông nhưng giờ chúng tôi cũng không biết phải chuyển hướng thế nào, vì vậy cố gắng duy trì, túc tắc bán kiếm sống. Hy vọng, năm nay và những năm sau mọi thứ sẽ khác đi, người dân làm ăn tốt lên, kinh tế bớt khó khăn thì chắc quán cũng sẽ có khách nhiều hơn”, anh Mạnh chia sẻ.

           Các cửa hàng, đại lý thưa vắng khách, quán xá đìu hiu là hiện thực khá phổ biến trong vài năm gần đây, nhất là từ khi siết chặt xử lý các vi phạm nồng độ cồn, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt giảm doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bia.

 

Cần hài hòa các mục tiêu và có chính sách phù hợp để phục hồi kinh tế

 

           Qua khảo sát cho thấy, trong quý I năm 2024, mặc dù là dịp Tết, mùa lễ hội nhưng tình hình kinh doanh tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, đại lý, nhà hàng, quán bia đều ảm đạm, không sôi động như những năm 2019 trở về trước. Các cửa hàng không nhập nhiều bia hay tích trữ bia như trước mà chỉ nhập hàng cầm chừng.  Nguyên nhân là do khó khăn về kinh tế và việc các cơ quan chức năng siết chặt xử lý vi phạm về nồng độ cồn nên lượng tiêu thụ bia giảm mạnh. Mặc dù các hãng cũng phối hợp để tăng khuyến mãi, nâng mức chiết khấu để giảm giá bán nhưng sức mua vẫn thấp hơn hẳn thường lệ. Đây cũng là bức tranh chung dẫn đến sự sụt giảm rõ nét về doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành bia

          Báo cáo tài chính (BCTC) đã công bố của hầu hết các doanh nghiệp ngành bia trên sàn chứng khoán cho thấy, doanh thu và lợi nhuận cả năm 2023 giảm sâu so với cùng kỳ. Theo đó, doanh thu cả năm 2023 của các doanh nghiệp ngành bia sụt giảm 11%, xuống còn gần 45.700 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế lao dốc mạnh hơn với tốc độ giảm hơn 23%, còn chưa tới 5.100 tỷ đồng. Theo báo cáo năm 2023, các “ông lớn” ngành bia, doanh thu, lợi nhuận đều giảm mạnh, tương đương giảm khoảng 13% và 23% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu chỉ đạt trên 70 - 76% kế hoạch, lợi nhuận chỉ đạo 60 - 74% kế hoạch...

               Báo cáo gần đây từ VIRAC Research còn cho thấy, Nghị định 100 sẽ tiếp tục là rào cản lớn kìm hãm sự phục hồi của ngành bia trong năm nay. Chưa kể, các yếu tố như giá nguyên liệu sản xuất dự kiến tiếp tục tăng mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Bên cạnh đó, tình hình xung đột, chiến tranh ở một số nơi trên thế giới sẽ khiến cho các nguyên liệu đầu vào tăng cao, các doanh nghiệp ngành bia sẽ bị tác động lớn, ảnh hưởng tới phục hồi, phát triển kinh tế. Một số nguyên liệu chính trong sản xuất bia gồm bột trợ lọc dự kiến tăng khoảng 25%, hoa houblon tăng 10%, gạo tăng 4%, đường tăng khoảng 8%. Đặc biệt với Malt là nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất dự kiến tăng khoảng 60% so với mức giá bình quân thu mua năm 2022. Đặc biệt, rủi ro quan trọng của ngành bia là sức cầu chưa có tín hiệu cải thiện, bởi người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt với những mặt hàng không thiết yếu như bia, rượu.

 

 

               Theo đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), ngành sản xuất và kinh doanh đồ uống luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và đầy tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Đây là ngành huy động nhiều nguồn lực xã hội, nhất là từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước, tạo ra nhiều việc làm và tham gia đóng góp ngân sách mỗi năm; góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

           Trước những khó khăn bủa vây, theo lãnh đạo VBA, một trong những giải pháp quan trọng để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đồ uống chính là các loại thuế như thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong giai đoạn này là chưa phù hợp bởi sẽ làm các doanh nghiệp thêm khó khăn, người tiêu dùng giảm mua, doanh thu sẽ tiếp tục giảm và việc nộp ngân sách sẽ giảm theo, người lao động mất việc làm... Bên cạnh đó, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, các chính sách nên tạo điều kiện hơn nữa để doanh nghiệp phục hồi, yên tâm sản xuất, kinh doanh, từ đó sẽ có đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo an sinh xã hội.

              Thiết nghĩ, để các doanh nghiệp ngành Bia cũng như các đại lý, cửa hàng, quán bia vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ như chưa nên tăng Thuế Tiêu thụ đặc biệt, giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% như các ngành nghề khác; căn cứ vào tình hình thực tế để có các chính sách hài hòa giữa bảo vệ sức khỏe người dân, đảm bảo an toàn giao thông với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững. Những quy định nào còn bất cập thì nên điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, điều quan trọng nhất là tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn giao thông, tăng số lượng xe công cộng để thuận tiện cho việc đi lại của người dân, giảm sử dụng xe cá nhân... Các giải pháp phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp có thể phục hồi, từ đó góp phần phát triển kinh tế, tiếp tục đóng góp quan trọng cho kinh tế - xã hội đất nước.  

Nga Nguyễn

Các bài viết khác

Xem thêm

Giải pháp chính sách phù hợp phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá

Ngày 16/10, báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm "Phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá: Giải pháp chính sách phù hợp" nhằm tăng cường tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống buôn lậu thuốc lá, xây dựng hành lang pháp lý trong quản lý thuốc lá mới.

VBA góp ý Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Ngày 15/10, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) có Công văn số 145/CV-VBA gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố về việc góp ý Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi).

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công; 15 lĩnh vực Thông tin và Truyền thông người có chức vụ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024.

Cân nhắc lộ trình tăng, mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp, hài hòa

Ngày 20/9, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đã gửi Công văn số 140/CV-VBA tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc góp ý Dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi).

VBA góp ý Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Ngày 19/9, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có Công văn số 139/CV-VBA gửi Bộ Y tế, đồng gửi Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về việc góp ý Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Nên lắng nghe tất cả các ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp và có đánh giá tác động toàn diện

Rất khó có phương án để tất cả cùng hài lòng nhưng cộng đồng doanh nghiệp hy vọng cơ quan soạn thảo dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi sẽ có thêm những thông tin đa chiều để cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định phù hợp nhất

Nếu chưa rõ tác động và chưa có định lượng cụ thể thì cần xác định một mức “thuế suất tạm thời”

Khi chưa có đánh giá đầy đủ, thì nên giữ ở mức thận trọng hài hòa giữa các bên, đề xuất chỉ tăng 1 lần vào năm 2026, và giãn ra 2 năm đến năm 2028 sau đó cùng ngồi lại để trao đổi xem xét đánh giá tác động cụ thể của tất cả các sắc thuế, nếu tất cả đồng thuận thì chúng ta áp dụng, ngược lại chúng ta có thể áp dụng thêm một vài phương pháp khác cho phù hợp.

Cách tính thuế ở mỗi nước khác nhau, không thể căn cứ theo khuyến nghị của WHO cho nhiều nước có điều kiện khác nhau mà áp dụng cho Việt Nam

Không đưa đồ uống có đường vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với 2 lý do chính: Theo kinh nghiệm quốc tế thì ở nước Đức tỷ lệ sự dụng đồ uống có đường cao nhất Châu Âu, hay ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia sử dụng đồ uống có đường nước cao nhất Châu Á thì đều là những quốc gia không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt mà họ điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng để cải thiện sức khỏe thông qua các chính sách giáo dục và dinh dưỡng cũng như hướng dẫn về dinh dưỡng và thể thao

Thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường, phương án 10% sẽ tác động đến 24 ngành trong nền kinh tế

 Theo tính toán, nếu áp dụng 10% đối với nước giải khát có đường thì hệ số co giãn của người lao động và vốn đối với ngành nước giải khát có đường giảm 1,03%. Điều đó có nghĩa là quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nước giải khát có đường thu hẹp đi đáng kể nếu như áp dụng thuế suất này.

Quảng cáo và mua tạp chí