Tìm lối đi cho ngành Bia Việt Nam

20/06/2024 - 07:13 AM
264 lượt xem
Cỡ chữ

Những quy định liên quan đến xử lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông cùng xu hướng thắt chặt chi tiêu các mặt hàng không thiết yếu khiến ngành bia, rượu sẽ vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khó khăn trong năm 2024. Do đó, đề xuất tăng “sốc” thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia của Bộ Tài chính hiện đang được lấy ý kiến rộng rãi cần được đánh giá toàn diện và cân nhắc kỹ lưỡng.

 

Hàng quán vắng khách

 

Sức cầu chưa có tín hiệu cải thiện

 

Năm 2023, ngành bia trong nước đã chứng kiến lượng tiêu thụ sụt giảm chưa từng có. Những quy định liên quan đến xử lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông cùng xu hướng thắt chặt chi tiêu các mặt hàng không thiết yếu như bia do những khó khăn về kinh tế sau đại dịch của người tiêu dùng đã khiến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ uống có cồn, trong đó có mặt hàng bia "bốc hơi" hàng chục nghìn tỷ đồng doanh thu.

Trong báo cáo gần đây, Công ty Chứng khoán Funan (FNS) cho rằng rủi ro quan trọng của ngành bia là sức cầu chưa có tín hiệu cải thiện . "Chi tiêu cho rượu bia giảm không chỉ là câu chuyện khó khăn nền kinh tế mà còn ảnh hưởng bởi Nghị định 100. Bên cạnh đó, xu hướng tất yếu trong tương lai khi các mặt hàng đồ uống không tốt cho sức khỏe sẽ bị giảm dần chi tiêu cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến triển vọng ngành bia", chuyên gia phân tích tại FNS đánh giá.

Còn theo các chuyên gia phân tích tại SSI Research, ngành bia cũng chưa có nhiều triển vọng trong năm 2024 với những nhận định tương tự.

Ngành sản xuất và kinh doanh đồ uống là một trong những ngành kinh tế quan trọng và nhiều tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Đây là ngành huy động nhiều nguồn lực xã hội, nhất là từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước, tạo ra nhiều việc làm và tham gia đóng góp ngân sách mỗi năm; góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, ngành Đồ uống Việt Nam liên tiếp gặp nhiều khó khăn, thách thức do chịu sự tác động của đại dịch Covid-19, ảnh hưởng của các chính sách hạn chế đồ uống có cồn từ Luật phòng chống tác hại rượu bia, các quy định hạn chế quảng cáo, khuyến mại, chính sách cồn “zero”, thực hiên trách nhiệm tái chế theo Luật bảo vệ môi trường v.v. Thêm vào đó là xung đột Nga - Ukraine khiến nguyên liệu đầu vào tăng cao và thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; căng thẳng địa chính trị leo thang, tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc, các thách thức an ninh phi truyền thống gia tăng, tạo áp lực lớn lên điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và ngành bia nói riêng. Điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng bia rượu sụt giảm, kéo theo doanh thu của các doanh nghiệp, tình hình sản xuất của các nhà máy giảm mạnh. Thực tế cho thấy, năng lực sản xuất của nhóm doanh nghiệp đồ uống hiện nay đều hoạt động với công suất dưới 80% so với trước đại dịch Covid-19. Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với bao khó khăn, khó trụ nổi trước những gánh nặng liên tiếp trong 4 năm trở lại đây.  

 

 

Gỡ khó cho doanh nghiệp ngành bia

 

Trước những khó khăn bủa vây, bản thân mỗi doanh nghiệp bia đều phải nỗ lực tìm mọi các để có thể cải thiện được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh như hiện nay. Bên cạnh đó, để khắc phục khó khăn và phát huy nguồn lực nội tại, các doanh nghiệp đồ uống mong muốn Nhà nước xem xét ban hành các chính sách hỗ trợ ngành đồ uống để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt, phục hồi và ổn định sản xuất. Đối với đề xuất tăng thuế cao, liên tục đối với mặt hàng rượu, bia, chưa từng có trong lịch sử tăng thuế TTĐB như hiện nay, các doanh nghiệp ngành bia khẩn thiết đề nghị Bộ Tài Chính, Chính Phủ, Quốc Hội và các bộ ngành liên quan cân nhắc thật kỹ lưỡng, thấu đáo đề xuất tăng thuế, dựa trên các cơ sở khoa học, các báo cáo đánh giá tác động toàn diện, tham khảo các kinh nghiệm quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt để tránh gây “sốc” cho doanh nghiệp và thị trường và giảm thiểu những tác động không mong muốn.   

Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, việc giữ ổn định chính sách, sẽ giúp cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành đồ uống có thể yên tâm phục hồi và ổn định sản xuất, kinh doanh, ổn định việc làmcho người lao động và đóng góp bền vững vào ngân sách nhà nước. 

Minh Trang

Các bài viết khác

Xem thêm

Nên lắng nghe tất cả các ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp và có đánh giá tác động toàn diện

Rất khó có phương án để tất cả cùng hài lòng nhưng cộng đồng doanh nghiệp hy vọng cơ quan soạn thảo dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi sẽ có thêm những thông tin đa chiều để cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định phù hợp nhất

Nếu chưa rõ tác động và chưa có định lượng cụ thể thì cần xác định một mức “thuế suất tạm thời”

Khi chưa có đánh giá đầy đủ, thì nên giữ ở mức thận trọng hài hòa giữa các bên, đề xuất chỉ tăng 1 lần vào năm 2026, và giãn ra 2 năm đến năm 2028 sau đó cùng ngồi lại để trao đổi xem xét đánh giá tác động cụ thể của tất cả các sắc thuế, nếu tất cả đồng thuận thì chúng ta áp dụng, ngược lại chúng ta có thể áp dụng thêm một vài phương pháp khác cho phù hợp.

Cách tính thuế ở mỗi nước khác nhau, không thể căn cứ theo khuyến nghị của WHO cho nhiều nước có điều kiện khác nhau mà áp dụng cho Việt Nam

Không đưa đồ uống có đường vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với 2 lý do chính: Theo kinh nghiệm quốc tế thì ở nước Đức tỷ lệ sự dụng đồ uống có đường cao nhất Châu Âu, hay ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia sử dụng đồ uống có đường nước cao nhất Châu Á thì đều là những quốc gia không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt mà họ điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng để cải thiện sức khỏe thông qua các chính sách giáo dục và dinh dưỡng cũng như hướng dẫn về dinh dưỡng và thể thao

Thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường, phương án 10% sẽ tác động đến 24 ngành trong nền kinh tế

 Theo tính toán, nếu áp dụng 10% đối với nước giải khát có đường thì hệ số co giãn của người lao động và vốn đối với ngành nước giải khát có đường giảm 1,03%. Điều đó có nghĩa là quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nước giải khát có đường thu hẹp đi đáng kể nếu như áp dụng thuế suất này.

Thuế tiêu thụ đặc biệt ảnh hưởng lớn đến các ngành hàng liên quan như du lịch dịch vụ

Ngành du lịch là ngành chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Trong giai đoạn 2020-2021, hơn 90% doanh nghiệp lữ hành phải đóng cửa, các cơ sở lưu trú phải hoạt động cầm chừng, nhiều doanh nghiệp phải rao bán, cơ sở vật chất xuống cấp, nhân lực bị cắt giảm từ 40-60% tại các cơ sở lưu trú.

Nền kinh tế có đi lên được không “xương sống" là các doanh nghiệp

Các phương án xây dựng Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang thiếu đánh giá tác động do vậy cần nghiên cứu và các đánh giá thật kỹ từng chi tiết

Kéo dài các biện pháp hành chính để cải thiện hành vi thay vì tăng thuế?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng, đóng vai trò tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và là công cụ giúp Nhà nước điều tiết hành vi người tiêu dùng

Dự thảo tăng thuế gây một cú “sốc” và nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp

Các nhà đầu tư trong đó có Carlsberg luôn coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng đặc biệt tính ổn định về mặt chính sách cũng như mục tiêu hướng tới nền kinh tế thị trường của Việt Nam

Việc tăng thuế hoàn toàn không mang lại tác dụng giảm lượng tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe tiêu dùng

Theo quan sát của chúng tôi trong những năm gần đây, qua mỗi lần tăng thuế, người tiêu dùng càng có nguy cơ tìm đến các sản phẩm giá rẻ trôi nổi không rõ nguồn gốc nhiều hơn do người tiêu dùng vẫn có nhu cầu sử dụng rượu

Quảng cáo và mua tạp chí